Hơn 20.000 tỷ đồng vừa “tiếp sức” cho hệ thống ngân hàng
Phiên thứ ba liên tiếp hệ thống ngân hàng đón nguồn vốn lớn bơm ròng từ Ngân hàng Nhà nước.
Ảnh minh họa.
Ngày 03/4, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chào thầu lượng lớn nguồn vốn hỗ trợ trên thị trường mở (OMO). Khối lượng tiếp cận của các tổ chức tín dụng ghi nhận phiên thứ ba liên tiếp có quy mô lớn.
Video đang HOT
Cụ thể, có 7 thành viên tham gia đấu thấu, với khối lượng trúng lên tới 8.531 tỷ đồng. Lãi suất nguồn vốn này vẫn giữ nguyên ở mức 3,5%/năm, kỳ hạn vẫn 14 ngày như hai phiên trước đó.
Tính chung, sau ba phiên liên tiếp kể từ ngày 31/3 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng và nâng số dư nguồn “tiếp sức” cho hệ thống lên 20.838 tỷ đồng.
Như vậy, kể từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất trên OMO từ ngày 17/3 vừa qua, nguồn vốn từ kênh này đã định hình dòng chảy mới bơm ra hệ thống với lãi suất thấp hơn trước; chi phí của một bộ phần nguồn vốn đã được giảm thiểu.
Dù hoạt động bơm ròng hỗ trợ thể hiện với khối lượng khá lớn, nhưng cân đối nguồn của hệ thống nói chung hiện vẫn đang dồi dào bởi số dư ở kênh khác đang ở mức lớn.
Cụ thể, như BizLIVE cập nhật thời gian qua, ngày 20/01/2020 đánh dấu phiên đầu tiên Ngân hàng Nhà nước hút bớt tiền về qua kênh tín phiếu. Số dư, hay nguồn vốn “nhàn rỗi” mà các tổ chức tín dụng đang để ở đây, hiện lên tới gần 147.000 tỷ đồng. Với kỳ hạn 91 ngày của tín phiếu phát hành trước đó, nguồn ở đây sẽ lần lượt trở lại thị trường từ sau 20/4 tới.
Ở một kênh khác, với biến động mạnh của tỷ giá USD/VND diễn ra vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã tuyên bố bán ra can thiệp với mức giá USD thấp hơn nhiều so với mức trần biên độ. Thực tế nhà điều hành đã cụ thể hóa bằng việc hạ hẳn giá bán ra vừa qua và áp cho đến nay. Theo đó, hoạt động bán ra ngoại tệ cũng là một tình huống đi cùng với hút một phần vốn VND về, bên cạnh các dòng chảy trên.
LAM GIANG
Ngân hàng phải hoạt động liên tục trong mọi tình huống
Ngày 31-3, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN yêu cầu các đơn vị trong ngành thực hiện cấp bách giải pháp phòng chống dịch Covid-19 và khắc phục khó khăn do tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế
Chủ động điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, điều tiết nghiệp vụ thị trường mở với kỳ hạn, khối lượng, lãi suất hợp lý và chuẩn bị các phương án hỗ trợ khi cần thiết để bảo đảm thanh khoản thị trường thông suốt; cung ứng vốn kịp thời, giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát theo mục tiêu
Các giải pháp về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi các khoản vay cũ, giữ nguyên nhóm nợ và cho vay mới với lãi suất ưu đãi... cần được triển khai hiệu quả. Đối với tổ chức tín dụng, Thống đốc yêu cầu chủ động xây dựng các kịch bản kinh doanh chi tiết nhằm mục tiêu bảo đảm hoạt động kinh doanh liên tục, không để gián đoạn trong mọi tình huống.
Các tổ chức tín dụng phải chủ động rà soát, cắt giảm chi phí hoạt động, đặc biệt là chi lương, thưởng, kịp thời điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính phù hợp với thực tế trước khi tổ chức đại hội cổ đông. Trước mắt, không chia cổ tức bằng tiền mặt để tập trung nguồn lực giảm mạnh lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện nay và các khoản cho vay mới.
T.Phương
Lãi suất liên ngân hàng hạ nhiệt Theo đó, lãi suất bình quân qua đêm liên ngân hàng đã giảm sau khi lên đỉnh 4,55% một năm. Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, lãi suất liên ngân hàng đã hạ nhiệt trở lại khi kỳ hạn qua đêm chỉ còn 3,83%, kỳ hạn một tuần là 4% một năm. Các kỳ hạn dài hơn có doanh số...