Hơn 2.000 sinh viên bị cảnh báo học vụ và đuổi học
Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM vừa cảnh báo học vụ 2.135 sinh viên, trong đó 257 em bị đuổi học.
Đầu năm 2018, hơn 2.000 sinh viên Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM bị cảnh báo học vụ
Đây là thông báo kết quả xét và xử lý học vụ học kỳ 2 năm học 2016-2017 vừa được nhà trường công bố. Theo đó, có 2.135 sinh viên bị cảnh báo học vụ. Trong số này nhà trường buộc thôi học 257 sinh viên.
Những sinh viên bị cảnh báo học vụ đều có điểm trung bình tích lũy dưới 2,5 điểm. 257 sinh viên buộc thôi học bị 3 lần cảnh báo học vụ trở lên hoặc hai lần bị cảnh báo học vụ liên liên tiếp.
Video đang HOT
Theo quy định của nhà trường, sinh viên tự ý bỏ học ở mỗi học kỳ sẽ bị nhận hình thức xử lý cảnh báo học vụ. Sinh viên bị cảnh báo học vụ phải có kế hoạch học tập nghiêm túc, phải ưu tiên học cải thiện trả nợ các học phần chưa đạt.
Trao đổi với PV, ông Đồng Văn Hướng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM, cho biết đây là điều trường không mong muốn vì hiện nay việc tuyển sinh rất khó khăn. Nhưng theo Quy chế đào tạo, hết học kỳ trường phải xem xét học vụ. Nguyên nhân khiến nhiều sinh viên bị cảnh báo học vụ và buộc thôi học là do ý thức học tập chưa cao.
“Đây không phải năm đầu tiên Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM có nhiều sinh viên bị cảnh cáo học vụ. Khi chúng tôi chuyển sang dạy học tín chỉ đòi hỏi sinh viên phải có tính tự giác học tập, nhưng nhiều em chưa ý thức được điều này. Về phía nhà trường, tuy đã làm nhiều cách để giảm tối đa việc cảnh báo học vụ và buộc thôi học nhưng vẫn chưa hiệu quả do sinh viên không nỗ lực học tập.
Cụ thể, khi cảnh báo lần thứ nhất trường đã có biện pháp gửi thư về gia đình để thông báo. Tới cảnh báo lần 2, hệ thống quản lý đào tạo của trường sẽ không cho sinh viên đăng ký nhiều tín chỉ để gỡ lại điểm. Mặt khác, trường cũng vận động gia đình cho sinh viên học bổ sung vào hè. Lần cảnh báo học vụ nào trường cũng thông báo lên website nhưng việc giảm thiểu vẫn chưa hiệu quả” – ông Hướng cho biết.
Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM cho biết mục tiêu của trường là muốn sinh viên phải tự giác học nhưng các em không làm được điều này. Vì vậy, trường sẽ phải dùng biện pháp để “gò”. Cụ thể, dù học tín chỉ nhưng trường sẽ áp dụng cách như 5-10 năm trước là điểm danh sĩ số. “Đây là giải pháp hữu hiệu để sinh viên tới trường học tập nếu không tự giác học” – ông Hướng nói.
Theo Vietnamnet
Cấp gạo hỗ trợ học sinh các vùng khó khăn của tỉnh Thanh Hóa
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa ký Quyết định cấp gạo hỗ trợ cho học sinh vùng khó trên địa bàn tỉnh trong học kỳ 2 năm học 2017-2018.
ảnh minh họa
Gần 20.000 học sinh của 246 trường Tiểu học, Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông và trường phổ thông nhiều cấp thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Nghị định 116/2016 của Chính phủ sẽ được hỗ trợ gạo với mức 15kg/tháng/học sinh.
Để số gạo hỗ trợ kịp thời đến với các học sinh vùng khó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Thanh Hóa có trách nhiệm đóng bao thuận lợi, vận chuyển và giao gạo hỗ trợ học sinh tại điểm trường theo đúng quy định.
Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã và đơn vị được hỗ trợ gạo phối hợp với Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Thanh Hóa trong công tác giao, nhận gạo hỗ trợ; cấp gạo hỗ trợ kịp thời cho học sinh, đảm bảo đúng đối tượng, định mức theo quy định.
Sở Tài chính tỉnh Thanh Hóa thẩm định dự toán kinh phí vận chuyển gạo từ trung tâm huyện đến các điểm trường chính của các nhà trường do Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Thanh Hóa lập, trình Ủy ban Nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Ban Dân tộc, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Thanh Hóa và các đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban Nhân dân các huyện thực hiện việc hỗ trợ gạo cho học sinh.
Trước đó, trong học kỳ 1, năm học 2017- 2018, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ gạo tới 19.643 học sinh của 244 trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học Phổ thông và trường phổ thông nhiều cấp thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Nghị định 116/2016 của Chính phủ. Tổng số gạo được phân bổ cho học sinh học kỳ I hơn 1.470 tấn, với mức hỗ trợ 15kg/tháng/học sinh.
Địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nhất là tại các huyện miền núi vẫn còn hàng chục nghìn học sinh khó khăn. Việc hỗ trợ gạo cho học sinh vùng khó góp phần giảm khó khăn cho học sinh, gia đình và nhà trường, duy trì tỷ lệ học sinh đến trường, nâng cao thể trạng của học sinh và chất lượng giáo dục miền núi Thanh Hóa
Theo Vietnamplus
Vụ học sinh bóp cổ giáo viên: Không nên đuổi học Các chuyên gia giáo dục cho rằng, học sinh bóp cổ cô giáo là hành động động trời, cho thấy đạo đức xuống cấp trầm trọng mà nguyên do là nền tảng giáo dục gia đình chưa được coi trọng. Theo các chuyên gia, không nên áp dụng hình thức đuổi học mà cần có giải pháp để giáo dục, giúp học sinh...