Hơn 2.000 học sinh THPT Đồng Tháp trải nghiệm một ngày là sinh viên ĐH Hồng Bàng
Những ngày cuối cùng của năm 2019, hàng ngàn học sinh của các trường THPT đã được tham quan, tìm hiểu và vui chơi trong chương trình “HIU Open Day” – Ngày hội thông tin.
Đây là chương trình thường niên định hướng nghề nghiệp do ĐH Quốc tế Hồng Bàng tổ chức cho học sinh THPT.
Hàng ngàn học sinh của các trường THPT đã được tham quan, tìm hiểu và vui chơi trong chương trình “HIU Open Day” – Ngày hội thông tin.
Theo chân các hướng dẫn viên khám phá các tầng học của Tòa nhà Con tàu tri thức, đến mỗi tầng học, các học sinh thích thú trước sự hiện đại và đầy đủ tiện nghi của HIU.
Sau đó, các bạn được “đột nhập” CLB võ thuật, lạc vào không gian ảo diệu của Thư viện hiện đại, đọ sức mạnh tại phòng gym hay đóng vai bác sĩ vật lý trị liệu, kỹ sư công nghệ thông tin, nghệ sĩ thực sự, ngắm nhìn các tác phẩm độc lạ vô đối của các anh chị sinh viên HIU.
Video đang HOT
Hàng ngàn học sinh lần lượt xếp hàng vào bên trong Tòa nhà Con tàu tri thức HIU để được hướng nghiệp
Tại ngày hội này, học sinh còn được gặp gỡ và giao lưu với NGND-PGS.TS Hồ Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng, được định hướng nghề nghiệp về các ngành học nhằm giúp học sinh và phụ huynh có được các lựa chọn ngành học phù hợp với năng lực và sở thích của các em.
NGND-PGS.TS Hồ Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế
Năm nay, ĐH Quốc tế Hồng Bàng sẽ tuyển sinh theo 6 phương thức: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia; Xét tuyển theo kết quả học bạ THPT; Xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực kết hợp xét kết quả học tập THPT; Xét tuyển theo điểm thi SAT và Xét tuyển cho học sinh có quốc tịch nước ngoài hoặc học chương trình THPT nước ngoài và Xét điểm thi năng lực của ĐHQG. Nhà trường dự kiến dành 20 tỷ đồng học bổng cho tân sinh viên theo học tại trường trong năm nay.
Các em được các anh chị khóa trước ngành Mỹ thuật công nghiệp HIU vẽ chân dung tặng
Trong năm 2020, trường dự kiến mở 9 ngành đào tạo bằng tiếng Việt, 9 ngành đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh, nâng tổng số ngành học hiện có lên đến 44 ngành đào tạo bằng tiếng việt và 16 ngành đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh.
KHỞI MY
Theo sggp
Các trường đại học chạy đua tuyển sinh sớm
Dù còn lâu nữa mới bước vào kỳ thi THPT quốc gia 2020 nhưng thời điểm này, hàng chục trường ĐH lớn ở khu vực phía Nam đã công bố phương án tuyển sinh.
Ảnh minh họa
Mới đây, ĐHQG TP HCM đã công bố kế hoạch tuyển sinh. Đáng chú ý là chỉ tiêu dành cho thí sinh đậu vào trường này theo phương án thi năng lực tăng lên. Thậm chí trường này còn tổ chức nhiều kỳ thi năng lực để chọn lựa thí sinh. Dự kiến, sẽ có tới 50% số chỉ tiêu năm học 2020-2021 của trường này (gồm nhiều trường thành viên khác nhau) được xét tuyển qua kỳ thi năng lực. So với khoảng 3-4 năm trước, việc các thí sinh có điểm thi THPT quốc gia cao đã không còn là ưu tiên được xét tuyển vào ĐH nữa. Đặc biệt hơn nữa, có tới vài chục trường ĐH khác ở khu vực phía Nam gồm TP HCM hay các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng kết quả bài thi năng lực của ĐHQG TP HCM để làm phương án xét tuyển. Nghĩa là, các thí sinh không cần điểm thi THPT cao nhưng nếu có điểm thi năng lực cao thì vẫn dễ dàng vào được nhiều trường ĐH. Nhưng không chỉ có ĐHQG TP HCM mà nhiều trường khác như ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Quốc tế Hồng Bàng... cũng cho biết sẽ sử dụng các kỳ thi năng lực cho trường tự tổ chức để chọn lựa thí sinh.
Ngoài việc đẩy mạnh việc tuyển sinh bằng phương án sử dụng điểm thi năng lực, theo công bố của nhiều trường thì năm học 2020-2021 các phương án tuyển sinh khác như sử dụng học bạ, tổ hợp hỗn hợp các điểm thi, điểm học bạ... cũng được sử dụng nhiều.
Có thể nói, việc các trường nghiêng về lựa chọn riêng, tự sử dụng các kỳ thi cũng như phương thức riêng mình để lựa chọn thí sinh đang là xu thế mới. Đây là một ưu điểm nhưng cũng tồn tại một số nhược điểm, nhất là chất lượng và tính công bằng, không tiêu cực trong việc thi và chấm bài thi năng lực.
Theo kế hoạch, kỳ thi THPT quốc gia 2020 là kỳ thi "2 trong 1" khi kết quả các môn thi của nó được các trường ĐH sử dụng làm số liệu xét tuyển ĐH, CĐ. Các Sở GDĐT địa phương sử dụng xét tuyển tốt nghiệp. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, trong đó vấn nạn tiêu cực và nội dung đề thi không phân loại được các lớp (trung bình, khá, giỏi...) thí sinh khiến cho kết quả điểm thi THPT đã không còn nhiều giá trị. Tất nhiên, các thí sinh vẫn buộc phải ôn thi để có kết quả tốt trong kỳ thi THPT này nhưng đây không phải là lựa chọn duy nhất. Dù không có điểm cao ở kỳ thi THPT này nhưng các em có điểm cao trong kỳ thi năng lực do các trường ĐH đưa ra thì vẫn dễ dàng đậu vào trường ĐH mình mong muốn.
Một chuyên gia giáo dục cho biết, sau gần chục năm tổ chức, kỳ thi THPT Quốc gia đã bộc lộ khá nhiều hạn chế. Nhiều trường ĐH không tin tưởng vào kết quả điểm thi khi có nhiều khâu có thể xảy ra tiêu cực. Nó dẫn tới tình trạng thí sinh điểm cao nhưng năng lực thực sự lại thấp. Vì thế, để đảm bảo chất lượng đầu vào (là thương hiệu của riêng trường), nhiều trường ĐH đã tự tổ chức các kỳ thi nhằm tìm kiếm các thí sinh phù hợp. Một số trường chưa đủ năng lực tổ chức kỳ thi đã sử dụng kết quả thi năng lực của trường khác, thay vì kết quả là điểm thi THPT...
Đoàn Xá
Theo daidoanket
Quảng Bình: 61 học sinh tham dự Kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia Ngày 23/12, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Lễ ra quân các đội tuyển tham dự Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2019-2020. Lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình giấy khen và hoa cho các học sinh tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2019-2020. Tại kỳ thi này, tỉnh Quảng...