Hơn 2.000 học sinh Cà Mau bỏ học sau tốt nghiệp THCS
Năm học mới đã bắt đầu gần 2 tuần nhưng hơn 2.000 học sinh ở Cà Mau, sau khi tốt nghiệp THCS, chưa đăng ký học tiếp hoặc vào trường nghề.
Sở GD&ĐT Cà Mau cho biết tính đến ngày 18/9, hơn 2.000 HS hết lớp 9 chưa đăng ký vào học tại các trường THPT. Trong khi đó, con số này của năm học trước khoảng 2.000 em. Hầu hết số học sinh “thất thoát” này hiện không có cách nào kiểm soát.
Rất ít học sinh học hết lớp 9 vào các trường nghề. Ảnh: Nhật Hồ/Lao Động.
Trưởng phòng THPT, Sở GD&ĐT Cà Mau Nguyễn Tấn Nguyên cho biết: “Năm học 2019-2020, sở mới bắt đầu tiến hành thống kê lượng học sinh bỏ học theo địa chỉ, theo dõi được tên tuổi, lý do các em bỏ học ở phạm vi toàn tỉnh”.
Video đang HOT
Theo đó, số học sinh không vào lớp 1 và không vào lớp 6 cộng lại chỉ hơn 600 em ở năm học mới. So sánh với số hơn 2.000 em chưa đăng ký vào học lớp 10 quả là có sự biến động lớn. Nguyên nhân được chỉ ra nhiều nhất, theo ông Nguyên, là “hoàn cảnh gia đình khó khăn, đi làm ăn xa”.
Qua rà soát của ngành giáo dục, số học sinh bỏ học tham gia vào các cơ sở đào tạo nghề rất ít, chủ yếu tham gia thị trường lao động phổ thông, nhiều nhất là theo gia đình đi lao động ngoài tỉnh.
Ngành giáo dục cũng không thể kiểm soát được lượng học sinh này và chưa có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng bỏ học trong vài năm qua.
Số liệu chính thức của Sở Lao động Thương binh Xã hội Cà Mau cho biết trung bình hàng năm, tỉnh này có hơn 30.000 người lao động tại các tỉnh phía Nam.
Theo Zing
Nhiều phong trào tiếp sức học sinh đến trường
Tỉnh Bình Thuận là địa phương có nhiều học sinh hoàn cảnh khó khăn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng ven biển, tỷ lệ học sinh bỏ học cao.
Nguyên nhân chủ yếu do hoàn cảnh gia đình khó khăn, không ít bậc phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em; cơ sở vật chất, trường học tại nhiều địa phương xuống cấp, thiếu thốn. Chuẩn bị cho năm học mới 2019-2020, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Thuận đã lãnh đạo, chỉ đạo các ban, ngành phát động triển khai nhiều chương trình ý nghĩa nhằm tiếp sức cho học sinh đến trường.
Vào năm học mới 2019-2020, gia đình em Lê Ngọc Luân, học sinh Lớp 5A, Trường Tiểu học Thiện Nghiệp 2, xã Thiện Nghiệp, TP Phan Thiết có niềm vui lớn vì được Tỉnh đoàn Bình Thuận tặng "Ngôi nhà Khăn quàng đỏ". Theo anh Lâm Hồng Tuyên, Phó bí thư Tỉnh đoàn Bình Thuận, đây là một trong số 16 ngôi nhà (mỗi ngôi nhà tỉnh đoàn hỗ trợ 50 triệu đồng) được xây dựng từ nguồn kinh phí kế hoạch nhỏ năm học 2018-2019 do các liên đội trong tỉnh đóng góp. Tỉnh đoàn phối hợp với các ban, ngành rà soát, xác định đúng đối tượng để xây nhà tặng gia đình học sinh nghèo.
Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận trao học bổng tặng học sinh nghèo năm học 2019-2020.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận cũng đã thực hiện hiệu quả Phong trào "Nâng bước chân em đến trường", phối hợp với ngành giáo dục triển khai có hiệu quả chương trình quốc gia chống tái mù chữ. Đơn vị đã huy động hơn 800 ngày công tu sửa trường lớp, tặng bàn ghế, sách vở, dụng cụ học tập cho học sinh nghèo với tổng trị giá 127 triệu đồng và hỗ trợ học bổng cho 46 học sinh nghèo học giỏi, mỗi em 500.000 đồng/tháng, vận động 103 học sinh bỏ học trở lại trường.
Hội Khuyến học tỉnh Bình Thuận phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tổ chức Chương trình "Tiếp bước cho em đến trường", tiếp nhận được hơn 4 tỷ đồng của các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ. 7 năm qua, đơn vị đã vận động được hơn 186 tỷ đồng tặng học bổng học sinh nghèo, khen thưởng học sinh giỏi, hỗ trợ phương tiện cho học sinh, thầy cô giáo có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ sửa chữa trường lớp xuống cấp.
Qua các phong trào, cuộc vận động, các cấp chính quyền và cơ quan, tổ chức, nhà hảo tâm ở tỉnh Bình Thuận đã vận động nhiều học sinh bỏ học trở lại trường và tiếp sức cho hàng vạn lượt học sinh có hoàn cảnh khó khăn được đến trường, vươn lên trong cuộc sống.
Bài và ảnh: DUY HIỂN - HỒNG HIẾU
Theo AĐND
Phân luồng học sinh sau THCS: Nhiều tín hiệu vui Công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS đang tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Có khoảng 25% học sinh đã chọn học nghề thay vì vào học tại các trường THPT. Học sinh lớp trung cấp điện tử, Trường cao đẳng cơ giới và thủy lợi trong giờ học lý thuyết. Ảnh: H.Yến Sau 3 năm học (cả...