Hơn 200 nghìn liều vaccine ngừa Covid-19 về tới Tân Sơn Nhất trong sáng nay
Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam (VNVC) – đơn vị duy nhất tại Việt Nam triển khai hệ thống kho bảo quản vaccine cho biết, vào 10 giờ sáng hôm nay (24/2), hơn 200 nghìn liều vaccine đầu tiên sẽ về tới sân bay Tân Sơn Nhất, TP Hồ Chí Minh.
Trước đó vào tháng 1/2021, Bộ Y tế chính thức cấp phép cho VNVC là đơn vị duy nhất tại Việt Nam triển khai hệ thống kho bảo quản vaccine âm sâu từ -40 đến -86 độ C tại TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, vaccine Covid-19 sẽ được triển khai tiêm chủng trên phạm vi cả nước, mức độ ưu tiên từ nguy cơ cao đến nguy cơ thấp
Giám đốc kiểm soát chất lượng VNVC Trần Thị Trung Trinh cho biết, 3 kho lạnh âm sâu dưới -80 độ C với 30 tủ âm sâu và hệ thống vận chuyển chuyên dụng đã được Bộ Y tế cấp phép, sẵn sàng nhập số lượng lớn vaccine Covid-19 cần lưu trữ nhiệt độ âm sâu.
“Trải qua thời gian dài thương thảo, với sự hỗ trợ từ Chính phủ và Bộ Y tế, Hệ thống tiêm chủng VNVC và AstraZeneca Việt Nam mới đi đến hợp tác cung cấp, phân phối 30 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 cho Việt Nam, bắt đầu từ nửa đầu năm 2021″, bà Trần Thị Trung Trinh cho hay.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia y tế nhận định, vaccine phòng Covid-19 của Astra Zeneca đang được nhập về Việt Nam đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiền thẩm định chất lượng. Theo đó, về nguyên tắc, khi về đến Việt Nam vaccine có thể tiêm ngay được.
Trước đó, tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng, chống Covid-19 ngày 23/2 do Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì, các đại biểu đã thảo luận một số vấn đề liên quan đến tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19.
Ban Chỉ đạo cho rằng ngành y tế đã rất cố gắng, khẩn trương để sớm có vaccine ngừa Covid-19, những không có đầy đủ ngay một lúc nên phải phân theo các nhóm đối tượng ưu tiên.
Nước tiêm vaccine COVID-19 tốt nhất thế giới vẫn gặp khó trong mở cửa kinh tế
Trong bối cảnh cả thế giới đều ngóng đợi vaccine là giải pháp để đưa cuộc sống trở lại bình thường, Israel lại đang cho thấy rằng đó sẽ là một chặng đường dài, đầy khó khăn.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer cho người dân tại Tel Aviv-Jaffa, Israel ngày 16/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Với khoảng 50% trong tổng số 9,3 triệu dân đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19 ít nhất một mũi, Israel là nước đứng đầu thế giới về tỉ lệ người dân được tiêm phòng. Chính quyền nước này trước đó đặt cược mở cửa kinh tế vào chiến dịch tiêm chủng quy mô.
Đến ngày 21/2, nhà hát, trung tâm thể thao, khách sạn, phòng tập thể hình tại Israel đã được phép mở cửa trở lại đối với người có chứng nhận đã tiêm ngừa, hoặc đã điều trị khỏi COVID-19, thông qua một ứng dụng trên điện thoại.
Thế nhưng ngay cả khi vaccine mang lại hy vọng tràn trề cho nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa trong nhiều tháng qua, cũng như cho các nền kinh tế toàn cầu vốn phải tung ra gói cứu trợ hàng nghìn tỉ USD, Israel lại đang cho thấy một thực tế bình thường mới: Không dễ để thế giới trở lại thực tại tiền đại dịch COVID-19.
Tại Israel, nhịp sống, hoạt động của doanh nghiệp đã trở lại, nhưng còn đó sự ngập ngừng trong bối cảnh người dân nước này chuẩn bị tâm thế cho về một cuộc sống hậu đóng cửa. Sản xuất cầm chừng, vẫn còn đó quy định về giãn cách xã hội và người tiêu dùng vẫn còn đắn đo, lo ngại. Khi chứng nhận vaccine chỉ có giá trị sau mỗi 6 tháng, chưa thể có chuyện dân chúng dứt khoát để đại dịch lại phía sau.
Một trong những chuỗi khách sạn lớn nhất ở Israel, giới lãnh đạo tập đoàn đã cho mở cửa trở lại hầu hết các cơ sở. Nhưng công suất phòng hiện mới chỉ đạt mức 50%, kém xa mức thông thường ở thời điểm trong năm. Với câu lạc bộ bóng đá Beitar Jerusalem, tình hình cũng không khá hơn mấy. Sân nhà Teddy Stadium sức chứa 30.000 chỗ của câu lạc bộ chỉ được phép đón 500 khán giả trong mỗi trận đấu, một con số quá nhỏ, số tiền vé thu được không đủ chi phí mở sân.
Du lịch, một ngành kinh tế chủ chốt của Israel, cũng ở trong tình cảnh ngưng đọng, khi các sân bay chính tại nước này vẫn còn đóng cửa tới đầu tháng 3 tới. Chính quyền vẫn duy trì quy định cách ly với tất cả công dân nước ngoài.
Sau khi trải qua mức tăng trưởng âm 2,4% trong năm ngoái, Ngân hàng Trung ương Israel dự báo GDP nước này tăng khoảng 6% trong năm nay nếu như chiến dịch tiêm chủng vaccine được thực hiện nhanh chóng. Tuy nhiên, đến thời điểm này, hoạt động kinh tế tại Israel còn kém xa mức so với thời kỳ tiền khủng hoảng COVID-19.
Về chiến dịch tiêm chủng, sau khởi đầu mau lẹ, tốc độ tiêm phòng tại Israel đã chậm lại trong vài tuần gần đây. Giới chức Israel đang phải tính đến khả năng đặt ra các quy định để bêu tên những người chưa tiêm phòng, đồng thời yêu cầu nhân công trong một số ngành nghề, ví dụ như giáo viên, bắt buộc phải tiêm ngừa vaccine, xét nghiệm COVID-19 thường xuyên.
Theo kế hoạch, các nhà hàng, tiệm cafe tại Israel sẽ mở cửa trở lại toàn bộ vào đầu tháng 3 tới, thay vì chỉ bán cho khách mang đi như hiện nay. Nhưng với Jonathan Borowitz, chủ nhà hàng, kiêm bếp trưởng quán ăn M25 nổi tiếng ở Tel Aviv, không dễ để nhanh chóng trở lại kinh doanh như cũ.
Mọi việc đều được Borowitz tiếp cận dè chừng, từ việc bắt đầu bằng thực đơn với số món hạn chế, đến tuyển dụng nhân viên. Ông quan niệm, chưa thể vội vàng, dốc hầu bao đầu tư ở thời điểm này, bởi công việc kinh doanh vẫn như đang dò tìm ánh sáng ở cuối đường hầm.
Chuyên gia Hàn Quốc nhận định vaccine của hãng Pfizer/BioNTech hiệu quả 95% Một ủy ban chuyên gia của Hàn Quốc ngày 23/2 cho biết vaccine của công ty dược phẩm Mỹ Pfizer phối hợp với BioNTech của Đức sản xuất có hiệu quả hơn 95% trong việc phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và việc sử dụng vaccine này cho người trẻ tuổi không tạo ra vấn đề nào. Vaccine ngừa COVID-19 Pfizer/BioNTech....