Hơn 20 tượng Phật cổ bị đánh cắp ở Trung Quốc
23 bức tượng Phật cổ thời Đường tại một ngọn núi nổi tiếng tỉnh Tứ Xuyên bị đánh cắp, khiến 13 quan chức bị trừng phạt.
Số tượng Phật này có niên đại từ triều đại nhà Đường (618-907) và thuộc 220 tượng Phật được chạm khắc vào bề mặt vách đá cao 30 mét trên núi Fozi ở huyện Vượng Thương. Núi Fozi nổi tiếng với nhiều tượng Phật và những tượng bị đánh cắp đều nằm cách mặt đất 1,5-3 m.
Một bức tượng Phật trên núi Fozi, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc trước và sau khi bị đánh cắp hồi tháng 1. Ảnh: Baidu .
Video đang HOT
Quan chức sở di tích và văn hóa địa phương phát hiện vụ trộm trong cuộc kiểm tra định kỳ hồi tháng 1 và đã báo cảnh sát, nhưng truyền thông Trung Quốc hôm 18/8 mới đưa tin. Giới chức không biết chính xác ngày các bức tượng bị mất.
Núi Fozi tương đối hẻo lánh, cũng không có thiết bị giám sát trong khu vực nên cuộc điều tra có thể đi vào ngõ cụt. Sau vụ trộm, các camera giám sát đã được lắp đặt trên núi hồi tháng 3. 8 quan chức đã bị kỷ luật, trong khi 5 quan chức khác đang bị cảnh sát điều tra.
23 bức tượng bị mất được tạc vào 4 hốc trên vách đá, gồm 11 đầu Phật cùng 12 tượng toàn thân.
“Có rất nhiều tượng Phật trên núi Fozi. Chúng tôi không rõ có bao nhiêu tượng”, người đàn ông khoảng 70 tuổi sống tại ngôi làng gần núi cho biết.
Giới chức Tứ Xuyên đầu tuần này bắt 4 người bị nghi trộm 10 tượng đầu Phật 4 năm trước. Nhóm tội phạm này bán những chiếc tượng đầu Phật với giá 10.000 nhân dân tệ (1.500 USD) cho một doanh nhân kinh doanh đồ cổ ở Thành Đô. Người này sau đó bán lại cho một người đàn ông ở Phúc Kiến với giá 120.000 nhân dân tệ (18.500 USD).
Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc COVID-19 mới
Ngày 28/7, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 27/7, trong đó có 55 ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nam Kinh, Trung Quốc, ngày 24/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo số liệu của NHC, trong số các ca lây nhiễm trong nước mới được ghi nhận có 48 ca ở tỉnh Giang Tô, 3 ca ở Tứ Xuyên, trong khi Vân Nam và Liêu Ninh mỗi nơi có 2 ca mắc mới. Ngoài ra có 31 ca mắc nhập cảnh, trong đó 16 ca ở Vân Nam; các tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông mỗi nơi có 3 ca và 2 ca ở Tứ Xuyên. Không có thêm trường hợp tử vong vì COVID-19 nào được ghi nhận tại Trung Quốc trong ngày 27/7.
Tính tới ngày 27/7, Trung Quốc đại lục ghi nhận tổng cộng 7.317 ca mắc COVID-19 nhập cảnh, trong đó 6.690 bệnh nhân đã được xuất viện và vẫn còn 627 ca đang được điều trị. Tổng số bệnh nhân COVID-19 đã được ghi nhận tại Trung Quốc là 92.762 người, trong đó 4.636 người đã tử vong và 87.264 bệnh nhân đã bình phục.
Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) tính tới cuối ngày 27/7 đã ghi nhận 11.979 ca mắc, trong đó có 212 ca tử vong. Khu hành chính đặc biệt Macao (Trung Quốc) xác nhận 59 ca mắc, trong khi số ca mắc ghi nhận tại Đài Loan (Trung Quốc) là 15.99 ca, bao gồm 787 ca tử vong. Tổng cộng 11.705 bệnh nhân mắc COVID-19 đã được xuất viện tại Hong Kong, trong khi con số này ở Macao và Đài Loan lần lượt là 53 người và 12.664 người.
Cũng trong ngày 28/7, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo số ca mắc COVID-19 tại nước này đã tăng lên 31.484.605, với 43.654 ca mắc mới được ghi nhận trên toàn quốc trong 24 giờ qua. Số ca tử vong vì COVID-19 cũng tăng lên 422.022 người sau khi có thêm 640 bệnh nhân không qua khỏi.
Hiện vẫn còn 399.436 ca mắc COVID-19 đang được điều trị trên cả nước, tăng 1.336 ca trong 24 giờ qua. Nước này cũng ghi nhận thêm 41.678 bệnh nhân mắc COVID-19 được xuất viện, nâng số người được chữa khỏi lên 30.663.147 người.
Anh tặng 9 triệu liều vaccine cho thế giới Ngoại trưởng Anh cho biết quốc gia này sẽ bắt đầu chia sẻ 9 triệu liều vaccine AstraZeneca đầu tiên cho các nước, trong đó có Việt Nam. Ngoại trưởng Dominic Raab hôm nay cho biết Anh sẽ phân phối 5 triệu liều thông qua Covax, sáng kiến vaccine toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu, trong khi...