Hơn 20 năm chung thủy chỉ trồng 1 loài hoa rực rỡ này, một ông nông dân tỉnh An Giang sống đời khá giả
Từ niềm yêu thích hoa kiểng, một số nông dân ở huyện Phú Tân (An Giang) nâng tầm kỹ thuật chăm sóc, kỹ thuật trồng cây bông trang thành nghề để làm ăn.
Đơn giản như với cây bông trang gần gũi, mộc mạc, vốn chỉ được trồng trong nhà, hàng rào hay công viên để trang trí, nay qua bàn tay uốn nắn của người trong nghề có thể tăng giá trị lên nhiều lần, vừa đem lại thu nhập lý tưởng, vừa đáp ứng nhu cầu giải trí tinh thần.
Bông trang màu vàng trồng trong vườn của nông dân huyện Phú Tân ( tỉnh An Giang).
Đơn giản như với cây bông trang gần gũi, mộc mạc, vốn chỉ được trồng trong nhà, hàng rào hay công viên để trang trí, nay qua bàn tay uốn nắn của người trong nghề có thể tăng giá trị lên nhiều lần, vừa đem lại thu nhập lý tưởng, vừa đáp ứng nhu cầu giải trí tinh thần.
Thông thường, bông trang được trồng với nhiều loại cây kiểng khác như: mai vàng, chiếu thủy, xương rồng, kiểng lá…để đầu ra thuận lợi, phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Còn tại xã Phú An (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang), nhiều hộ chỉ chuyên trồng bông trang. Vì các lão nông tự tin với vốn kinh nghiệm hơn 10 năm của mình có thể chiều theo ý mọi đối tượng từ chuyên đến không chuyên.
Ông Nguyễn Văn Ân (ấp Phú Bình) trồng bông trang đến nay được hơn 20 năm.
Vườn của ông hiện có khoảng 400 cây bông trang, đủ loại lớn nhỏ và phân theo sắc màu. Ông Ân cho biết từ lâu đã yêu nghề kiểng. Khi hàng xóm chuyển dần đất ruộng, vườn sang trồng cây ăn trái thì ông chỉ trồng bông trang kiểng.
“Tôi làm khác biệt người ta, uốn nắn dáng dấp cho cây kiểng theo kinh nghiệm cá nhân là chính, mà đem ra bán thì ai cũng thích. Trồng cây gì cũng vậy, biết ý thì dễ, không biết ý thì khó lắm. Nhiều người tới học hỏi, tôi cũng thiệt bụng chỉ hết mà trồng bông trang không thành công” – ông Ân chia sẻ.
Để “nuôi” một cây bông trang thành sản phẩm bán được, ít nhất phải mất 3 năm, lâu hơn thì đến 10 năm.
Video đang HOT
Tùy thị hiếu và túi tiền của khách hàng, ông chăm sóc cây bông trang cho phù hợp: người chuyên nghiệp thường chấm vào gốc cây, dáng cây bông trang để mua. Còn đại đa số chỉ cần bông đẹp, cây cân đối, khách hàng nữ thì chú trọng bông càng nhiều càng tốt…
Bông trang ít bị sâu bệnh nên công chăm sóc khá nhẹ, quan trọng là đảm bảo tưới đủ nước, bón phân sinh học, xử lý chồi lớn đều thì sẽ ra bông nhiều, đồng thời thường xuyên cắt tỉa để cây bông trang giữ được bộ khung đẹp.
Theo ông Ân, cây bông trang trồng đủ 1 năm cứng cáp mới cho vào chậu, dưỡng thêm 3 năm nữa mới đạt chuẩn để bán.
Giá mỗi cây bông trang dao động từ vài trăm ngàn đồng đến hàng triệu đồng. Ngoài 2 màu phổ biến là đỏ và vàng, vườn cây bông trang của ông còn có thêm bông trang Thái, bông trang lá xoắn, bông trang lá tròn, bông trang màu tím sen, màu cam, màu trắng… có mùi thơm nhẹ, đẹp, lâu tàn.
Ông Ân cho biết, nhờ trồng cây bông trang “gối đầu”, cây nhỏ xen cây lớn nên có nguồn cây bán liên tục, nhanh thu hoạch.
Đặc biệt, để phục vụ thị trường Tết hàng năm, từ tháng 9 (âm lịch) ông chỉ việc xử lý cắt hết bông, tỉa cành để cây bông trang đâm tược nhiều.
Ngoài ra không phải lo ngại về thời tiết vì bông trang chịu khắc nghiệt khá tốt và chú ý cấp đủ nước trong mùa hanh khô.
Bông trang được “uốn nắn” thành loại cây kiểng có giá trị, đem lại thu nhập cho người dân xã Phú An, huyện Phú Tân (tỉnh An Giang), trong đó có gia đình ông Nguyễn Văn Ân.
Ngụ cùng ấp Phú Bình, ông Trần Văn Minh gắn bó với nghề trồng bông trang kiểng đã trên 10 năm. Khác với người “bạn nghề”, ông Minh săn sóc cây từ 10 năm mới đem bán, giá trị vì vậy cũng cao hơn.
Ông Minh giải thích: “Chăm cây trên đất đã khó, từ ngày đưa vào chậu cho ra dáng còn khó hơn, phải rất lâu mới hình thành dáng đẹp, bông nhiều. Bà con ở đây mua bông trang kiểng vừa để chơi, vừa tận dụng hái bông để cúng, gần gũi như vậy nên nhiều người ưa chuộng.
“Khoảng chục năm trước, tôi trồng không đủ để bán, bây giờ nhiều người tự trồng và chơi kiểng nên giảm lượng khách. Mình cũng phải nâng tầm lên, học hỏi và nghiên cứu để đáp ứng thị hiếu ngày càng cao”, ông Minh chia sẻ.
Vườn bông trang của ông Minh hiện có khoảng 300 gốc bông trang, vì nuôi cây lâu năm nên đòi hỏi đất tương đối rộng, khoảng cách trồng đủ trống trải cho tàng cây bung đều.
Giá mỗi cây bông trang từ 9 – 10 năm được ông chào hàng khoảng 2 triệu đồng, phục vụ chủ yếu khách hàng mua làm quà tặng tân gia, trang trí cơ quan, trường học, người chơi kiểng.
Ở xã Phú An, huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) trồng bông trang nói riêng và các loại hoa kiểng nói chung có thể là lựa chọn làm kinh tế phù hợp với những hộ ít đất mà đem lại thu nhập đáng kể.
Nhiều người khẳng định không nhất thiết phải có điều kiện kinh tế vững mới trồng cây kiểng, trồng bông trang bởi trong số họ có khá nhiều trường hợp xuất phát điểm không cao, tận dụng thời gian rảnh sau khi thăm đồng, làm công sở để chăm sóc thêm cây cối.
Quan trọng là học hỏi, luyện tập, kiên trì, tự tích lũy kinh nghiệm, mỗi người theo thời gian sẽ có vốn kiến thức riêng để trồng cây kiểng, cây bông trang thành công.
Xây dựng Trường Trung cấp Phật giáo Hòa Hảo tại An Giang
Ngày 4/11, Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo đã khởi công xây dựng Trường Trung cấp Phật giáo Hòa Hảo tại ấp Trung Hòa, xã Tân Trung, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang (đối diện Chùa An Hòa Tự).
Động thổ khởi công xây dựng Trường Trung cấp Phật giáo Hòa Hảo.
Dự lễ khởi công có ông Vũ Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ; lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang và một số tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cùng đông đảo bà con tín đồ Phật giáo Hòa Hảo.
Trường Trung cấp Phật giáo Hòa Hảo được xây dựng trên khu đất có diện tích 5.849 m2, trong đó, diện tích đất xây dựng là 1.382,90 m2; đất trồng cây xanh và sân 2.545,10 m2; đất giao thông nội bộ 2.011 m2.
Các hạng mục chính gồm có khu các phòng học, khu Hiệu bộ và các phòng chức năng, khu nội trú và hệ thống công trình phụ trợ như cổng chính, hàng rào, nhà xe, hệ thống xử lý nước thải... Tổng kinh phí xây dựng là 47,32 tỷ đồng, từ sự đóng góp của các nhà hảo tâm và các tín đồ phật giáo Hòa Hảo. Công trình dự kiến hoàn thành, đưa vào hoạt động vào đầu năm 2022.
Ông Nguyễn Huy Diễm, Phó trưởng ban Thường trực Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo - Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật giáo Hòa Hảo cho biết, Trường Trung cấp Phật giáo Hòa Hảo sẽ là nơi đào tạo nguồn nhân lực đủ sức đảm đương, phục vụ ngày càng tốt hơn cho các chương trình đạo sự do Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo đề ra; qua đó, góp phần thiết thực hình thành đội ngũ kế thừa và phát triển sự nghiệp xiển dương chánh pháp, phục vụ đất nước, dân tộc trong tương lai.
Trường Trung cấp Phật giáo Hòa Hảo có chức năng, đào tạo giáo lý viên có trình độ trung cấp; điều kiện dự thi tuổi từ 15 - 55 tuổi, tốt nghiệp THCS 3 năm, hoặc tốt nghiệp THPT 2 năm.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Vũ Chiến Thắng (trái) tặng hoa chúc mừng Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo.
Phát biểu tại lễ khởi công, ông Vũ Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ khẳng định, trải qua hơn 20 năm được Nhà nước công nhận, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo đã không ngừng phát triển, đến nay Giáo hội đã có khoảng 1,5 triệu tín đồ ở trên 20 tỉnh, thành phố trong cả nước, với hơn 400 Ban Trị sự cơ sở cấp xã, 14 Ban đại diện tỉnh và một lực lượng trên 4.000 trị sự viên chăm lo đời sống đạo cho bà con tín đồ. Tuy nhiên, số lượng giáo lý viên, trị sự viên hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu hướng dẫn tu tập trong hoạt động tôn giáo của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo cả trước mắt và lâu dài.
Để đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chức việc của Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, năm 2016, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Ban Tôn giáo Chính phủ chấp thuận cho Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo thành lập Trường Trung cấp Phật giáo Hòa Hảo (tại Quyết định số 387/QĐ-TGCP ngày 16/12/2016).
Theo đó, Trường có chức năng đào tạo giáo lý viên và trị sự viên Phật giáo Hòa Hảo, nhằm trang bị cho học viên kiến thức cơ bản và kỹ năng giảng giáo lý Phật giáo Hòa Hảo, bao gồm nhóm kiến thức về chính sách, pháp luật liên quan đến tôn giáo; kiến thức tổng quát phổ thông; kiến thức về đạo Phật; kiến thức về giáo lý; giáo luật; lễ nghi của Phật giáo Hòa Hảo...; giúp học viên trau dồi đạo đức, nhân cách, chuyên tâm, tận tụy trong nhiệm vụ phổ truyền giáo lý...; trang bị cho học viên kỹ năng tổ chức, hướng dẫn tín đồ thực hành đúng tôn chỉ giáo lý, có năng lực vận dụng giáo pháp "học Phật- tu nhân", báo đáp tứ ân vào đời sống, góp phần ổn định xã hội.
Ra mắt Ban Chỉ đạo, Ban xây dựng, Ban vận động xây dựng Trường Trung cấp Phật giáo Hòa Hảo tại lễ khởi công.
"Việc xây dựng Trường Trung cấp Phật giáo Hòa Hảo không chỉ mang lại những giá trị tích cực, đáp ứng nhu cầu về mặt tôn giáo của bà con tín đồ, mà còn đánh dấu sự phát triển lớn mạnh của Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo" - Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Vũ Chiến Thắng khẳng định.
Ông Vũ Chiến Thắng đề nghị Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn của địa phương tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thi công theo đúng quy định của nhà nước về quản lý xây dựng cơ bản. Đặc biệt, có phương án bảo vệ tuyệt đối an toàn về người, tài sản, phương tiện trong quá trình thi công, không để xảy ra mất an toàn lao động.
Dịp này, Ban Tôn giáo Chính phủ tặng 500 lá cờ Tổ quốc cho Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, đề nghị Giáo hội hướng dẫn bà con tín đồ thực hiện việc treo cờ Tổ quốc vào các dịp lễ, Tết, các sự kiện quan trọng của đất nước và theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa - Thể Thao và Du lịch.
An Giang: "Liều" nuôi lươn không bùn công nghệ cao dày đặc trong 7 bể lót bạt, bắt toàn con to bự, nặng nửa ký/con Sau 2 năm thử nghiệm nuôi lươn không bùn trong bể lót bạt theo hướng công nghệ cao trên mật độ dày kết hợp treo giá thể, anh Lâm Văn Đoàn Xuân (ấp Bình Phú 1, xã Phú Bình, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) đánh giá đây là mô hình nuôi lươn có nhiều tiềm năng phát triển, mang lại hiệu quả...