Hơn 20 học sinh đứng xem, quay clip 2 nữ sinh đánh nhau: Giáo dục thế nào?
Trong lúc 2 nữ sinh THCS ở Thừa Thiên Huế đánh nhau, hàng chục học sinh khác đã đứng xem, nhiều em dùng điện thoại quay clip.
Vụ việc ngay lập tức thu hút sự quan tâm của dư luận.
Sau vụ 2 nữ sinh đánh nhau nhưng hàng chục học sinh khác chỉ đứng xem ở Huế mới đây, nhiều người đặt ra câu hỏi là: Làm sao trị tận gốc nạn bạo lực học đường? Xử lý sao với những học sinh đánh bạn cũng như những học sinh thờ ơ đứng xem bạo lực và quay clip?
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng những học sinh đánh bạn đa số là không hiểu biết pháp luật, không ý thức được về việc làm sai và phải chịu trách nhiệm về việc làm sai của mình như thế nào. Các em đánh bạn và có thể là cả những em chứng kiến, quay clip đều tưởng rằng việc đó là bình thường, mà không lường được hết hậu quả xảy ra với bạn và với mình.
PGS.TS Trần Thị Minh Hằng – nguyên Chủ nhiệm khoa Giáo dục, Trưởng phòng sau đại học (Học viện Quản lý giáo dục) cho rằng, một trong những giải pháp để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường là tăng cường hiệu quả công tác tư vấn tâm lý học đường. Việc này sẽ giúp các em bước đầu giải quyết những mâu thuẫn, phòng tránh nảy sinh các xung đột.
Tuy nhiên, phòng chống bạo lực học đường là trách nhiệm không chỉ của nhà trường mà còn là của gia đình và toàn xã hội. Đối với nhà trường, cần sự chủ động, tích cực từ lãnh đạo đến giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp.
“Giáo viên chủ nhiệm là nhân lõi của vấn đề, bởi giáo viên chủ nhiệm sẽ thay cha mẹ, điều hành và quán xuyến học sinh khi ở trường. Vì thế giáo viên chủ nhiệm cần được trang bị kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề. Đồng thời, cần xây dựng mạng lưới thông tin viên để kịp thời nắm bắt những biểu hiện của bạo lực học đường và kịp thời ngăn chặn”, PGS.TS Trần Thị Minh Hằng nói.
Ngoài ra, công tác tuyên truyền về phòng chống bạo lực học đường cũng cần được ngành giáo dục triển khai mạnh mẽ, thường xuyên quán triệt vấn đề này với học sinh.
Trước đó, theo thông tin từ UBND huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế), Công an huyện Phong Điền vừa có báo cáo UBND huyện về vụ 2 nữ sinh Trường THCS Phong Sơn đánh nhau.
Video đang HOT
Trường THCS Phong Sơn
Cụ thể vụ việc xảy ra vào khoảng 17h30 ngày 9/9, hai nữ học sinh Trường THCS Phong Sơn gồm: H.T.P.L (SN 2009, trú tại thôn Sơn Bồ, xã Phong Sơn) và T.T.T.M (SN 2009, trú tại thôn Sơn Quả, xã Phong Sơn) xảy ra xích mích nên hẹn nhau đến đoạn đường liên thôn phía sau Trường THCS Phong Sơn để đánh nhau.
Trong lúc 2 nữ sinh này đánh nhau, có 21 học sinh của THCS Phong Sơn đứng xem, trong đó 3 học sinh dùng điện thoại quay lại video diễn biến vụ việc.
Sau khi nhận được tin báo về sự việc, Công an huyện Phong Điền chỉ đạo Công an xã Phong Sơn khẩn trương vào cuộc làm rõ. Cơ quan công an đã phối hợp với Ban giám hiệu, giáo viên của Trường THCS Phong Sơn và Trường THCS Phong An mời các học sinh cùng phụ huynh có liên quan đến làm việc, gắn trách nhiệm đối với 2 phụ huynh của 2 nữ học sinh đánh nhau trong công tác quản lý và giáo dục con em mình.
Tại buổi làm việc, cơ quan công an yêu cầu các học sinh xóa, gỡ bỏ các video đã quay trong điện thoại về vụ việc đánh nhau giữa 2 nữ học sinh, không để phát tán trên không gian mạng.
Hiện Công an xã Phong Sơn đang củng cố hồ sơ vụ việc để xử lý theo quy định pháp luật.
Được biết, Thừa Thiên Huế cũng là một trong những địa phương thực hiện rất ráo riết Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học” nhất là giai đoạn 2020-2025.
Trong đó, Thừa Thiên Huế thực hiện các mục tiêu: 100% trường học xây dựng và thực hiện bộ quy tắc ứng xử trong trường học theo quy định do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong đó tính tới sự phù hợp với điều kiện, đặc trưng vùng miền của mỗi nhà trường và hằng năm được điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện; 100% cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh được tuyên truyền, phổ biến, học tập các vấn đề liên quan đến văn hóa ứng xử, môi trường văn hóa trong gia đình, nhà trường và cộng đồng…
Đối với giai đoạn 2021 – 2025, có ít nhất 95% cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, cán bộ Công đoàn Ngành Giáo dục, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên trong nhà trường được bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và có năng lực tốt về tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học. Có ít nhất 95% trường học đạt tiêu chuẩn xanh, sạch, sáng, đẹp, an toàn, lành mạnh, thân thiện, góp phần xây dựng môi trường văn hóa trong nhà trường.
Từ đó có kế hoạch triển khai một số nhiệm vụ sau: Tuyên truyền nâng cao nhận thức về xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học; Xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử trong trường học; Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học; Nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và năng lực giáo dục văn hóa ứng xử. Cùng với đó là tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong xây dựng văn hóa ứng xử.
Những vết sẹo do trường học đóng cửa
Ngày 22/8, các trường học Philippines chính thức tái mở cửa sau hai năm rưỡi dạy trực tuyến, đưa nước này trở thành một trong những quốc gia đóng cửa trường học do đại dịch lâu nhất trên thế giới.
Một trường học Philippines thí điểm tổ chức dạy trực tiếp.
Dù thời gian đã được ấn định, trên thực tế các trường phổ thông tại Philippines chưa sẵn sàng mở cửa trực tiếp trong tháng 8. Do đó, các địa phương sẽ mở cửa trường học từng bước một trong thời gian tới. Dự kiến đến tháng 11 năm nay, toàn bộ học sinh trên toàn quốc sẽ trở lại học trực tiếp.
Theo các chuyên gia giáo dục, một trong những lý do hàng đầu gây nên sự chậm trễ này là cơ cấu xã hội của Philippines. Hiện nay, nhiều trẻ em nước này sống với ông bà - những người dễ bị tổn thương bởi Covid-19 do tuổi già và mắc bệnh nền. Vì vậy, các gia đình ngần ngại cho con trở lại trường khi tình hình dịch chưa được kiểm soát và khả năng mang virus về nhà vẫn còn cao.
Bên cạnh đó, các trường học Philippines, đặc biệt ở vùng khó, vùng sâu, vùng xa thường nằm trong tình trạng quá tải sĩ số. Đơn cử, trước dịch Covid-19, sĩ số lớp học trung bình ở các trường công lập là 60 học sinh.
Với số lượng học sinh đông, việc giãn cách xã hội trong lớp học là điều khó thực hiện. Cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư nên việc tách lớp cũng gặp khó khăn. Chưa kể, nhiều học sinh đến từ các gia đình nghèo không đủ tiền mua sách giáo khoa, vẫn còn phải dùng chung sách, đồ dùng học tập với bạn bè trong lớp.
Vì vậy, dù mong muốn con được trở lại trường học tập, nhiều phụ huynh Philippines vẫn ngần ngại với kế hoạch tái mở cửa của ngành Giáo dục.
Chị Cristina Martinez, 31 tuổi, sống tại thị trấn ven biển Hagonoy, cho biết các con của chị "hầu như không thể đọc các câu hoàn chỉnh", đặc biệt là bằng tiếng Anh - ngôn ngữ được sử dụng trong sách giáo khoa Toán và Khoa học.
"Tình hình thật khó khăn cho lũ trẻ. Nhưng tôi nghĩ rằng, chúng tôi không thể làm gì nhiều để bù đắp lại hai năm dịch vừa qua", chị Cristina thừa nhận.
Không chỉ làm gián đoạn sự phát triển của trẻ em, thời gian học trực tuyến kéo dài đe dọa để lại những "vết sẹo" lớn cho nền kinh tế Philippines.
Theo báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới (World Bank), việc đóng cửa trường học kéo dài làm giảm khả năng cơ bản về đọc, viết và có thể làm giảm năng suất, thu nhập của trẻ khi các em gia nhập lực lượng lao động trong tương lai.
Chuyên gia kinh tế Arsenio Balisacan cho rằng, để bù đắp 2 năm học gián đoạn vừa qua, ngành Giáo dục cần xây dựng chương trình bổ sung kiến thức cho học sinh nhỏ tuổi; đồng thời, tăng cường đào tạo cho sinh viên đại học.
Đầu tư cho giáo dục ở Philippines hiện nay cũng chưa cao. Ước tính, chi tiêu cho giáo dục tiểu học ở mỗi trẻ em Philippines thấp hơn 30% so với mức trung bình của các nước thu nhập thấp. Thu nhập hàng tháng của giáo viên đầu cấp tiểu học và THCS cũng ở mức thấp là hơn 400 USD (khoảng 9 triệu đồng).
Trong bài phát biểu nhậm chức hồi tháng 6, Tổng thống Philippines Ferdinand Marocs Jr nhấn mạnh phân bổ chính sách nâng cao giáo dục và cải cách giáo dục như sửa đổi chương trình giảng dạy là ưu tiên hàng đầu hiện nay. Thời gian tới, Philippines sẽ tăng cường đầu tư cho hệ thống giáo dục đem lại kỹ năng và việc làm cho các thế hệ tương lai.
Tràn lan clip bạo lực học đường: Dạy học sinh ứng xử thế nào trên mạng xã hội? Sau những vụ học sinh đánh nhau vì mâu thuẫn trên mạng xã hội, hoặc quay clip đánh hội đồng bạn học rồi tung lên mạng... chuyên gia giáo dục cho rằng phải dạy các em về cách ứng xử với nhau trên không gian mạng. Ngày 18/5, mạng xã hội xôn xao chia sẻ clip một nữ sinh mặc đồng phục trường...