Hơn 2 triệu người Việt mắc bệnh tiểu đường mà không biết
Ước tính khoảng 3,8 triệu người Việt mắc bệnh tiểu đường, đến hơn 60% trong số này chưa được chẩn đoán và điều trị.
“Đái tháo đường là bệnh không lây nhiễm đang gia tăng tại Việt Nam, là gánh nặng cho bệnh nhân, đồng thời là gánh nặng kinh tế cho xã hội”, Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, nói tại Hội thảo triển khai Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường type 2, chiều 30/12.
Theo Liên đoàn đái tháo đường thế giới, 463 triệu người lớn, độ tuổi 20-79 đang sống với bệnh tiểu đường trong năm 2019 trên toàn cầu. Dự đoán vào năm 2045, con số này sẽ tăng tới khoảng 700 triệu người. Như vậy, cứ một người trong 10 người lớn sẽ mắc bệnh tiểu đường. 46,5% người đang sống với bệnh tiểu đường không được chẩn đoán.
Tại Việt Nam, dự báo năm 2040, khoảng 6,1 triệu người mắc bệnh và xu hướng ngày càng trẻ. Trước kia bệnh thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nay dần xuất hiện ở tuổi 30, có cả trẻ em. Trong đó, 70% bệnh nhân đã được chẩn đoán bệnh type 2 song chưa đạt mục tiêu điều trị.
“Tiểu đường gây nhiều biến chứng nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận, cụt chi”, ông Khuê nhấn mạnh.
Video đang HOT
Bệnh nhân tiểu đường dễ gặp biến chứng ở bàn chân. Ảnh: Thúy Quỳnh.
Giáo sư Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, cho biết nguyên nhân chủ yếu gia tăng người bệnh tiểu đường là do chế độ ăn uống, vận động không hợp lý của lối sống hiện đại, bên cạnh yếu tố di truyền.
Tiểu đường là bệnh lý mạn tính và diễn tiến suốt cuộc đời. Bệnh nhân cần được điều trị thích hợp ở từng giai đoạn bệnh, theo tiến triển tự nhiên của bệnh nhằm giảm biến chứng, nâng cao chất lượng sống.
Chi phí điều trị đái tháo đường ở Việt Nam ước tính khoảng 320 triệu USD năm 2007, dự đoán tăng lên 1,1 tỷ USD năm 2025.
Năm 2017, Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường. Hiện, Bộ Y tế vừa triển khai cập nhật hướng dẫn này, tập trung chủ yếu vào thực hành lâm sàng chẩn đoán và điều trị đái tháo đường. Bộ Y tế cũng cập nhật công cụ để giúp các nhân viên y tế bổ sung kiến thức điều trị bệnh này. Ứng dụng Diabetes Journey , được Bộ Y tế phê duyệt năm 2019, giúp bác sĩ lựa chọn phương án điều trị phù hợp từng bệnh nhân.
Việt Nam có 5,3 triệu người mắc tiền đái tháo đường
Việt Nam có tới 3,8 triệu người đang chung sống với bệnh đái tháo đường nhưng có đến 5,3 triệu bệnh nhân mắc tiền đái tháo đường.
Ngày hội nâng cao nhận thức tiền đái tháo đường (ĐTĐ) được Hội Nội tiết và ĐTĐ Việt Nam (VADE) phối hợp với Merck Việt Nam tổ chức tại TP.HCM ngày 7-11 nhằm hưởng ứng ngày ĐTĐ thế giới (14-11).
Hơn 300 khách mời tham gia chương trình ngoài được tiếp cận những thông tin hữu ích về tiền ĐTĐ, còn được hướng dẫn xác định các yếu tố nguy cơ để có thể khám, tầm soát tiền ĐTĐ sớm và hướng dẫn bài tập, chế độ ăn uống lối sống giúp đẩy lùi tiền ĐTĐ. Ngày hội là một trong những sự kiện nối tiếp chuỗi hành động "Tiền đái tháo đường - Thay đổi tương lai ngay hôm nay" hưởng ứng chiến lược quốc gia phòng chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015-2025.
Các khách mời tập vận động tại ngày hội nâng cao nhận thức về bệnh tiền đái tháo đường. Ảnh: TV
Theo PGS-TS Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Hội Nội tiết - Đái tháo đường, ĐTĐ là một gánh nặng bệnh tật đang gia tăng tại Việt Nam khi gây ra nhiều biến chứng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận, mù lòa...
Theo Liên đoàn ĐTĐ Thế giới (IDF) năm 2019, Việt Nam có tới 3,8 triệu người đang chung sống với bệnh ĐTĐ nhưng có đến 5,3 triệu bệnh nhân mắc tiền ĐTĐ, gấp 1,4 bệnh nhân ĐTĐ. Dự báo đến năm 2045, số lượng bệnh nhân tiền ĐTĐ ở Việt Nam sẽ tăng gần 50%, tức lên đến gần 8 triệu người.
Số liệu từ nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, 11% người tiền ĐTĐ sẽ tiến triển thành ĐTĐ mỗi năm; 15-30% người tiền ĐTĐ sẽ mắc ĐTĐ trong vòng 5 năm, ước tính con số này lên đến 50% trong vòng 10 nămvà tổng cộng 70% người tiền ĐTĐ sẽ thành ĐTĐ thực sự.
Tuy nhiên, rất ít người có thể nhận biết đầy đủ về tiền ĐTĐ cũng như có thể sớm nhận biết mình mắc tiền ĐTĐ. Thậm chí, ở một quốc gia phát triển như Mỹ, cứ 3 người trưởng thành sẽ có 1 người mắc tiền ĐTĐ nhưng có đến 90% số người mắc tiền ĐTĐ không biết mình mắc bệnh. Còn tại Việt Nam, theo kết quả điều tra năm 2015 của Bộ Y tế, 68,9% người tăng đường huyết chưa được phát hiện.
PGS Trần Hữu Dàng cho biết: "Hệ luỵ từ căn bệnh ĐTĐ tuýp 2 có thể được ngăn chặn rất sớm từ giai đoạn "mầm mống" tức tiền ĐTĐ. Tuy nhiên, bệnh nhân thường trải qua thời kỳ tiền ĐTĐ trước khi mắc ĐTĐ mà không hề hay biết.
Hầu hết mọi người chỉ phát hiện mình bị tiền ĐTĐ qua các đợt khám sức khoẻ hoặc qua chương trình khám sàng lọc ĐTĐ, hoặc tình cờ khám, điều trị bệnh nào đó. Việc khám và tầm soát tiền ĐTĐ chưa được người dân chủ động thực hiện. Đã đến lúc phải xem tiền ĐTĐ như một hiểm hoạ cần được cảnh báo.
Việc giúp người dân có nhận thức đúng đắn về tiền ĐTĐ cũng như có ý thức tầm soát sớm khi nhận thấy các dấu hiệu nguy cơ sẽ góp phần giảm tỷ lệ mắc ĐTĐ trong cộng đồng. Điều này không chỉ có lợi cho chính người bệnh mà còn giảm gánh nặng lên hệ thống y tế."
Các bệnh không lây nhiễm bị tác động bởi COVID-19 Các dịch vụ phòng ngừa và điều trị các bệnh không lây nhiễm (NCD) đã bị gián đoạn nghiêm trọng kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, theo một cuộc khảo sát của WHO cho biết. Cuộc khảo sát được hoàn thành bởi 155 quốc gia trong thời gian 3 tuần vào tháng 5, xác nhận rằng tác động của COVID-19 trên...