Hơn 160 học sinh trải nghiệm làm nông dân
Nhằm giúp các em học sinh tại các đô thị hiểu thêm về cuộc sống của người nông dân, Thành đoàn, Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Thanh niên Hà Nội (HanoiADC) đã xây dựng mô hình “Trải nghiệm làm nông dân”dành cho học sinh cấp THCS.
Chương trình “Trải nghiệm làm nông dân” khóa 1 đã được tổ chức cho 161 học sinh lớp 6, 7 Trường THCS Marie Curie tại Ba Vì. Tham gia chương trình, các em học sinh đã được giới thiệu và trực tiếp tham gia các hoạt động hàng ngày của người nông dân, như: trồng rau, cấy lúa, giã gạo, tát nước, bắt cá, nướng cá, chăm sóc gia súc, gia cầm… Thông qua các hoạt động thực tế đó, các em đã hiểu thêm về cuộc sống của những người nông dân Việt Nam, hiểu thêm về mồ hôi công sức của người nông dân để có được hạt gạo, nhành rau, miếng thịt mà các em ăn mỗi ngày. Để từ đó các em biết yêu thương và quý trọng giá trị sức lao động, biết quý trọng những gì mà gia đình và nhà trường đang mang lại cho các em.
Học sinh tập trồng rau.
Hái chè.
Trồng lúa.
Kết thúc chương trình, mỗi em đã tự tay đóng gói 1 gói chè khô để làm quà cho gia đình. Đây là sản phẩm do chính các em làm ra, từ việc hái chè, vò, sao khô và đóng gói. Đó cũng là những kết quả ban đầu mà chương trình đã đem lại cho các em.
Em Nguyễn Minh Tuấn (Từ Liêm, Hà Nội) hồ hởi cho biết: “Từ bé đến giờ cháu mới được về nông thôn, cháu rất vui và cảm thấy rất khỏe khi được cùng các bạn tham gia các hoạt động… Cháu sẽ rủ thêm nhiều bạn của cháu tham gia chương trình này”.
Trong thời gian tới, Thành đoàn, Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Thanh niên Hà Nội (HanoiADC) sẽ triển khai chương trình này đến tất cả các trường trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như sẽ tiếp tục nghiên cứu xây dựng nên những chương trình trải nghiệm mới phù hợp với tâm lý và nhu cầu của các em học sinh, giúp các em có thêm những kiến thức về xã hội.
Hồng Hạnh
Video đang HOT
Theo dân trí
Những cánh đồng lúa có 1-0-2 ở Nhật Bản
Nghệ thuật trồng lúa này có tên là "Tanbo ato" là một loại hình nghệ thuật của người Nhật Bản, thực hiện trên chính ruộng lúa của mình. Họ sử dụng các màu sắc khác nhau của cây lúa để tạo nên các tác phẩm nghệ thuật vô cùng hoành tráng!
Bắt nguồn từ những cây lúa như thế này...
Bạn có thể thấy rất rõ những màu sắc khác nhau của lúa.
Công cuộc tạo nên các tác phẩm của những người nông dân.
Nghề trồng lúa đã có trên 2000 năm ở Inakadate thuộc tỉnh Aomori (Nhật Bản) và nghệ thuật trồng lúa thành tranh bắt đầu từ năm 1993. Những người nông dân nơi đây muốn làm một cái gì đó thật đẹp để đem lại sức sống cho ngôi làng của mình, và họ đã bắt tay vào thiết kế những bức tranh đơn giản đầu tiên với hình vẽ núi Iwaki trên đồng lúa. Càng ngày họ càng tạo nên những tác phẩm đẹp hơn.
Rồi họ dùng máy thiết kế hình vẽ và trồng lúa với màu sắc khác nhau để bức tranh thêm phần sống động, những màu sắc của lúa được sử dụng nhiều như màu xanh, giống lúa thông thường với tên là tsugaru-roman; màu tím và màu vàng là giống lúa kodaimai; ngoài ra còn có màu nâu, màu đỏ...
Bắt nguồn từ những hình ảnh rất đơn sơ...
Hình ảnh đàn vịt rất đáng yêu phải không các bạn!
Những người nông dân thường trồng lúa vào tháng 5 và đến tháng 9 thì những bức tranh đã được hoàn thành, những giống lúa được gieo trồng vô cùng cẩn thận, mọi thứ đều phải tính toán tỉ mỉ. Và không phụ công những người nông dân, khi những cây lúa vươn cao, những tác phẩm nghệ thuật được phô bày khiến cho cả bầu trời phải ngưỡng mộ họ.
Từ những tòa nhà cao tầng xung quang, người ta có thể chiêm ngưỡng những tác phẩm này, nhưng tuyệt vời nhất vẫn là ngắm nhìn từ trong máy bay bay ngay qua khu vực này.
Tranh nàng Mona Lisa được khắc họa trên cánh đồng lúa.
Bức tranh khắc họa hình ảnh võ sĩ samurai Naoe Kanetsugu và vợ của ông, bà Osen.
Tráng sĩ Samurai trên lưng ngựa.
Napoleon Đại Đế cũng trở thành "tranh" lúa!
Sóng biển dạt dào trên lúa.
Từng nét mặt được khắc họa rõ rệt.
Mỗi năm có hơn 15.000 khách du lịch tới thăm để chiêm ngưỡng các tác phẩm nơi đây.
Tranh nối tranh từ cánh đồng này tới cánh đồng khác.
Theo VCTV
Bún cá rô đồng Hải Dương giữa Sài Gòn Người xắn quần lội ruộng bắt cá, người đốt lửa canh nước dùng, kẻ kỳ công lọc xương cá để cho ra tô bún cá rô thanh đạm. Nơi nào của miền Bắc cũng có bún cá rô nhưng ngon nhất là ở Hải Dương. Có thể do thổ nhưỡng của nơi đây mà thịt cá luôn thơm, chắc, nước dùng đậm đà....