Hơn 140 trẻ em chết đuối chỉ trong 1 tháng hè
Thống kê sơ bộ cho thấy chỉ trong 1 tháng hè, có tới 100 vụ đuối nước và 142 em tử vong. Con số này được kỳ vọng giảm thiểu khi 10 bộ ngành cùng ký kết kế hoạch liên ngành phòng chống đuối nước giai đoạn 2022-2030.
Đại diện 10 bộ, ngành ký kết kế hoạch chung – Ảnh: HÀ QUÂN
Ngày 25-7, đại diện 10 bộ ngành gồm Lao động – thương binh và xã hội, Y tế, Giáo dục và đào tạo, Công an, Văn hóa – thể thao và du lịch, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Trung ương Đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Nông dân Việt Nam đã ký kế hoạch liên ngành phòng, chống đuối nước trẻ em giai đoạn 2022-2030 nhằm tăng cường trách nhiệm, công tác phối hợp cụ thể trong triển khai các giải pháp, mô hình phòng chống đuối nước trẻ em. Mục tiêu giảm 20% tỉ lệ trẻ em tử vong do đuối nước vào năm 2030.
Số trẻ tử vong 1 tháng nghỉ hè bằng 5 tháng cộng lại
Theo ông Đặng Hoa Nam – cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động – thương binh và xã hội, tử vong do đuối nước có xu hướng giảm, từ 3.300 trẻ (năm 2010) xuống còn 1.990 trẻ (năm 2021). Trung bình giảm từ 3-5%/năm, tương đương khoảng 100 trẻ/năm.
“Các vụ đuối nước trẻ em xảy ra tập trung vào những tháng hè, hay gặp đầu mùa hè khi các em chuẩn bị vào kỳ nghỉ hè”, ông Nam nhận định.
Còn theo anh Lê Hải Long – phó chủ tịch Hội đồng Đội trung ương, thống kê sơ bộ từ Trung ương Đoàn từ tháng 1 đến tháng 5-2022 cho thấy có 100 vụ đuối nước và 142 em tử vong.
“Tuy nhiên, chỉ trong dịp hè từ tháng 5 đến gần hết tháng 6 có số trẻ em tử vong bằng với số trẻ tử vong trong 5 tháng đầu năm. Như vậy trong dịp hè, tỉ lệ tử vong do đuối nước rất cao”, anh Long nêu.
Video đang HOT
Nguyên nhân là phụ huynh và người chăm sóc trẻ lơ là, chưa sát sao trong giám sát, nâng cao nhận thức về kỹ năng bơi an toàn, nhất là với trẻ dưới 6 tuổi. Do vậy, thời gian tới, Trung ương Đoàn đẩy mạnh tuyên truyền tới phụ huynh và người chăm sóc trẻ về kiến thức phòng tránh đuối nước.
Trung ương Đoàn dự kiến đưa vào vận hành 15 bể bơi cuối năm 2022, 25 bể bơi nữa vào năm 2023 trên toàn quốc. Tháng 9 tới, Trung ương Đoàn và Cục Trẻ em sẽ phối hợp tổ chức liên hoan tuyên truyền măng non phòng chống đuối nước.
Anh Lê Hải Long chia sẻ, trong phong trào tình nguyện hè hằng năm, đoàn viên thanh niên cả nước tham gia cùng chính quyền địa phương rà soát các “điểm nóng” đuối nước – Ảnh: HÀ QUÂN
Thiệt mạng do đuối nước là nhiều nhất
Đại tá Nguyễn Minh Khương, phó cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) Bộ Công an, cho hay trong 5 năm qua, số vụ tai nạn đuối nước chiếm tỉ lệ lớn chỉ sau sự cố, tai nạn liên quan đến cháy nổ.
“Tuy nhiên, số người thiệt mạng do đuối nước lớn hơn rất nhiều 8 loại hình sự cố tai nạn”, đại tá Khương chia sẻ.
Trong hai năm 2020 và 2021, lực lượng cảnh sát PCCC và CNCH đã huy động gần 9.000 lượt phương tiện và hơn 48.000 lượt cán bộ, chiến sĩ để giải quyết hơn 4.900 sự cố, tai nạn, trong đó có tới 1.427 vụ dưới nước (chiếm 29%).
Để phòng chống đuối nước ở trẻ em, Bộ Công an đã đề ra một số giải pháp như truyền thông, khuyến khích các hộ gia đình dạy bơi cho trẻ em; chỉ đạo công an cấp huyện, cấp xã rà soát, đề xuất, kiến nghị địa phương cảnh báo nguy hiểm tại sông, hồ, ao, hố sâu tại các công trình, công trường…
Đại tá Nguyễn Minh Khương, phó cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, Bộ Công an – Ảnh: HÀ QUÂN
Theo đại tá Khương, Bộ Công an đã chỉ đạo tới công an cơ sở tăng cường kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở và kiên quyết xử lý theo quy định pháp luật những trường hợp vi phạm, cố tình không thực hiện phòng, chống đuối nước, nhất là ở bãi tắm, khu vui chơi giải trí, công trường xây dựng.
“Nếu như không có sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền cấp xã tại nơi tồn tại nguy cơ dẫn tới sự cố đuối nước như ao hồ, sông suối, công trình và không có cảnh báo, giám sát, hạn chế đi lại thì nguy cơ đuối nước rất cao”, đại tá Khương nêu rõ.
Tại lễ ký, TS Nguyễn Nho Huy, phó vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất, Bộ Giáo dục và đào tạo, nhấn mạnh ngành giáo dục có trách nhiệm trong giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho học sinh; đào tạo dạy bơi, cứu đuối nước an toàn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên đủ kiến thức hướng dẫn trẻ em kỹ năng, kiến thức để chủ động phòng, tránh đuối nước…
Đại diện Quỹ từ thiện Bloomberg khuyến nghị Chính phủ Việt Nam đầu tư nhiều hơn nữa vào hạ tầng, chính quyền địa phương phối hợp với các tổ chức liên quan đảm bảo hoạt động bảo vệ trẻ em trong môi trường nước; tăng cường truyền thông; nghiên cứu để đưa ra giải pháp hạn chế đuối nước…
Ưu tiên để trẻ em mồ côi vì COVID-19 sống trong môi trường gia đình
Ngày 23-9, Bộ Lao động, thương binh và xã hội và Ủy ban quốc gia về trẻ em có công văn đề nghị 63 tỉnh thành hỗ trợ kịp thời cho trẻ em có cha, mẹ mất do dịch COVID-19.
Bộ LĐ-TB&XH đề nghị các địa phương chủ động trao đổi với Cục Trẻ em khi có vướng mắc phát sinh hoặc trường hợp khẩn cấp liên quan đến nhóm trẻ em mồ côi do đại dịch COVID-19 để có giải pháp xử lý, hỗ trợ, hướng dẫn kịp thời - Ảnh: HÀ QUÂN
Bộ Lao động, thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH) nhận định tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là tại TP.HCM và một số tỉnh, thành phố. Hiện đã có hơn 1.000 trẻ em rơi vào tình trạng mồ côi.
Do vậy, Ủy ban quốc gia về trẻ em và Bộ LĐ-TB&XH đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện các biện pháp để kịp thời chăm sóc, nuôi dưỡng, giảm nhẹ nỗi đau thương, mất mát của các em.
Theo đó, các đơn vị chuyên môn cập nhật số lượng, danh sách, hoàn cảnh cụ thể, điều kiện chăm sóc từng trẻ em có cha, mẹ mất do dịch COVID-19 và nguyện vọng của trẻ em, người giám hộ của trẻ để có biện pháp trợ giúp kịp thời, phù hợp.`
Bộ LĐ-TB&XH đề nghị các địa phương thực hiện đầy đủ chính sách trợ giúp xã hội đối với nhóm trẻ em này theo nghị định 20 về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; chính sách hỗ trợ cho trẻ em tại nghị quyết 68 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Các tỉnh thành cần phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH để hỗ trợ trẻ em là con của sản phụ bị nhiễm COVID-19; trẻ em có cả cha và mẹ hoặc cha hoặc mẹ tử vong vì nhiễm COVID-19 có hoàn cảnh khó khăn từ nguồn Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam.
Với trường hợp cần chăm sóc thay thế cho các em thì áp dụng quy định của Luật trẻ em và Nghị định 56.
Trong đó, cơ quan chuyên môn ưu tiên bố trí, hỗ trợ để trẻ được chăm sóc, thay thế bởi người thân, cá nhân hoặc gia đình nhận chăm sóc. Mục đích để trẻ sống trong môi trường gia đình và bảo đảm lợi ích tốt nhất. Việc trẻ em được chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội chỉ là biện pháp sau cùng.
Bên cạnh đó, Bộ LĐ-TB&XH đề nghị các địa phương ban hành chính sách, kế hoạch hỗ trợ, chăm sóc, nuôi dưỡng trước mắt và lâu dài đối với nhóm trẻ em trên. Việc trợ giúp pháp lý cho các em cũng cần chú trọng bảo đảm quyền, lợi ích của trẻ, nhất là không để trẻ bị xâm hại do không có sự giám hộ của cha, mẹ.
Các tỉnh thành cũng cần hướng dẫn doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nguyện vọng thành lập cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi theo nghị định 103. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng, bao gồm cả việc bảo đảm quyền học tập của các em theo quy định của pháp luật về trẻ em, về giáo dục, trong đó có quy định về giáo dục hòa nhập.
Danh mục các ngành, nghề đào tạo chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu quốc phòng, an ninh Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, trong bối cảnh thực hiện đổi mới giáo dục nghề nghiệp, một trong những nhiệm vụ quan trọng đó là tăng cường tính tự chủ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nhà nước chỉ có thể có các chính sách, đầu tư kinh phí đối với một số ngành, nghề...