Hơn 120.000 nguyện vọng đăng ký vào ngành Sư phạm
Ngành sư phạm năm nay chỉ tuyển 35.590 thí sinh, song có tới 125.260 nguyện vọng đăng ký ở cả ba cấp đại học, cao đẳng, trung cấp.
Ngày 27/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức họp báo thông tin về kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp sư phạm năm 2018. Năm nay, số lượng thí sinh dự thi THPT quốc gia gần 926.000, tăng 60.000 so với năm trước. Trong đó, số thí sinh thi để xét tốt nghiệp là hơn 237.000; thi để xét tuyển đại học và cao đẳng là hơn 688.000.
Vụ trưởng Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Thị Kim Phụng: Ảnh: Quỳnh Trang.
“Tổng số nguyện vọng đăng ký vào ngành Sư phạm là 125.260, giảm 29% so với năm 2017; trong đó nguyện vọng một là hơn 43.000, giảm 26,9%”, Vụ trưởng Giáo dục Đại học Nguyễn Thị Kim Phụng nói.
Để giải quyết bài toán thừa giáo viên nhiều năm, năm 2018 Bộ giảm 38% tổng chỉ tiêu tuyển sinh ngành này so với 2017 (tổng chỉ tiêu năm nay là 35.590). Bộ đồng thời đặt ra ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho ngành đào tạo giáo viên.
Cụ thể, nếu xét tuyển bằng học bạ vào đại học, thí sinh phải có học lực lớp 12 xếp loại giỏi. Riêng các ngành sư phạm Âm nhạc, Mỹ thuật, Giáo dục thể chất các em cần đạt loại khá trở lên. Với trình độ cao đẳng, trung cấp, yêu cầu học lực lớp 12 của thí sinh ngành đào tạo giáo viên là từ loại khá, trừ 3 ngành đặc thù kể trên và sư phạm Thể dục thể thao (trung cấp) xét tuyển học sinh xếp loại học lực trung bình lớp 12.
Video đang HOT
Trong bối cảnh giảm chỉ tiêu và nâng chuẩn đầu vào của ngành sư phạm, việc số nguyện vọng đăng ký vào ngành vẫn cao hơn 89.000 so với chỉ tiêu, theo Vụ trưởng Phụng, là điều đáng mừng. “Nó thể hiện ngành Sư phạm vẫn nhận được sự quan tâm. Những thí sinh sẵn sàng đối mặt với việc nâng chuẩn đầu vào, giảm chỉ tiêu của sư phạm có thể là những em học tốt, yêu nghề giáo thực sự”, bà Phụng nói.
Việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh ngành Sư phạm năm 2018 dựa vào thống kê nhu cầu nhân lực giáo viên của các địa phương và nghiên cứu về số cử nhân ngành này đang thất nghiệp. Cụ thể, tới năm 2021-2022, các tỉnh thành cả nước cần 59.000 giáo viên. Trong khi đó, khoảng 50% trong số 40.000 sinh viên sư phạm đã ra trường và dự kiến từ nay đến 2021 sẽ tốt nghiệp nhưng chưa có việc làm, muốn được làm đúng ngành đào tạo.
Số lượng thí sinh đăng ký ngành sư phạm năm 2018 cao hơn 89.000 so với tổng chỉ tiêu tuyển sinh của ngành này. Ảnh: Giang Huy.
“Chúng tôi dự kiến thu hút 20.000 nhân sự đã tốt nghiệp vào làm việc nên chỉ tuyển thêm 35.000 sinh viên năm nay. Trong đó, 6 trường sư phạm lớn được Bộ giao cụ thể chỉ tiêu, với tổng số khoảng 8.000. Số còn lại, các trường sư phạm địa phương tự quyết định để phù hợp với nhu cầu nhân lực giáo viên của địa phương đó. Điều này giải quyết bài toán thừa – thiếu cục bộ hiện nay”, bà Phụng giải thích.
Khối trung cấp sư phạm năm nay được tuyển mới 5.000 chỉ tiêu, theo Vụ trưởng Giáo dục, nhằm đáp ứng nhu cầu lớn và sớm, về giáo viên mầm non cho các địa phương. Trong 59.000 giáo viên tuyển mới theo nhu cầu của các tỉnh, 40.000 là của bậc tiểu học, mầm non.
Quỳnh Trang
Theo vnexpress.net
Khảo sát: Gần một nửa sinh viên Sư phạm lo lắng về sự an toàn của công việc
Trước câu hỏi "Tâm trạng của bạn với những sự kiện giáo dục đề cập trên các phương tiện thông tin đại chúng thời gian qua?", có đến 46,5% sinh viên cảm thấy lo lắng, hoang mang về sự an toàn của công việc liên quan đến nghề nghiệp trong tương lai
Ảnh minh họa
Khảo sát sát liên quan đến ngành Sư phạm của một nhóm tác giả là giảng viên tại Trường ĐH Sư phạm TPHCM vừa được thông tin tại buổi tọa đàm "Kỹ sư tâm hồn - giữ vững lòng tin" tổ chức tại Trường THPT Nguyễn Du, TPHCM.
Khảo sát được thực hiện với hơn 250 sinh viên, giáo viên, nhân viên trong trường phổ thông.
Trước câu hỏi "Tâm trạng của bạn với những sự kiện giáo dục đề cập trên các phương tiện thông tin đại chúng thời gian qua?", kết quả khảo sát chỉ ra có đến 46,5% sinh viên cảm thấy lo lắng, hoang mang về sự an toàn của công việc liên quan đến nghề nghiệp trong tương lai; có 11% sinh viên "cảm thấy mất tự tin, xấu hổ khi đang học ngành Sư phạm.
Nhóm tác giả cho biết, một số sinh viên tâm sự các em không dám giới thiệu mình đang học trường Sư phạm, chỉ trả lời chung chung là học đại học. Như vậy, có thể thấy không ít sinh viên có cảm xúc tiêu cực trước những sự việc xảy ra vừa qua ở trường phổ thông. Điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến động cơ phấn đấu trở thành nhà giáo mẫu mực trong trương lai, gây khó khăn cho việc đào tạo...
Một con số cũng đáng chú ý là có tới 26,5% sinh viên lại "Cảm thấy bình thường vì những việc này tồn tại từ rất lâu". Các em giải thích, trước đây từng bị giáo viên cư xử tệ và hiện nay em của các em vẫn tiếp tục chịu đựng thái độ không đúng mực của thầy cô ở phổ thông. Vì thế trước những thông tin trên báo đài họ không có gì bất ngờ.
TS Nguyễn Thị Bích Hồng, một trong 3 tác giả của khảo sát cho rằng đây là suy nghĩ rất đáng ngại, phản ánh sự thất vọng của chính bộ phận sinh viên Sư phạm về tư cách, tác phong người thầy. Nhưng cũng phải nhắc đến, phần lớn sinh viên (85%) vẫn mong muốn cải tiến ngành giáo dục để điều chỉnh nhận thức xã hội về nghề giáo.
Cũng với câu hỏi trên dành cho giáo viên, nhân viên ở trường phổ thông, có đến gần 55% cảm thấy lo lắng, hoang mang về sự an toàn của bản thân trong công tác giáo dục. Có 8 phiếu trả lời cảm thấy tự tin, xấu hổ khi công tác trong ngành giáo dục.
Từ thực trạng này, nhóm tác giả nhấn mạnh vai trò của việc nâng cao năng lực giao tiếp ứng xử cho giáo viên phổ thông từ hoạt động đào tạo của trường Sư phạm là rất cần thiết. Được biết, từ năm học 2015-2016 trở về trước, môn "Giao tiếp ứng xử sư phạm" chỉ được xếp vào các môn tự chọn ở Trường Đại học Sư phạm TPHCM. Nhưng sau đó, môn học này đã chính thức trở thành môn học bắt buộc chung trong toàn trường.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Cần 'hội nghị Diên Hồng' về giáo dục Những vụ việc không thể tưởng tượng được xảy ra trong ngành giáo dục khiến dư luận bất bình, bức xúc. Thế nên hiện nay rất cần một hội nghị Diên Hồng về giáo dục. Ngành sư phạm phải tuyển chọn được những người thực sự yêu thích nghề dạy học - Ảnh: NHƯ HÙNG Đó là ý kiến của PGS.TS Đinh Phương...