Hơn 1.200 học sinh nghỉ học đón “nhà báo quốc tế, tiến sĩ” Lê Hoàng Anh Tuấn
Theo lãnh đạo Trường THPT Nghi Lộc III (huyện Nghi Lộc, Nghệ An), hôm đón nhà báo quốc tế, thạc sĩ luật học, tiến sĩ Lê Hoàng Anh Tuấn, ngoài sự tham dự của nhiều quan khách, lãnh đạo nhà trường còn có sự tham dự của 1.200 em học sinh
Trường THPT Nghi Lộc III tổ chức đón nhà báo quốc tế, thạc sĩ luật học, tiến sĩ Lê Hoàng Anh Tuấn – Ảnh: nguoilambao.vn
Liên quan đến thông tin cộng đồng mạng đang xôn xao về việc Trường THPT Nghi Lộc III (huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) tổ chức lễ đón nhà báo quốc tế, thạc sĩ luật học, tiến sĩ Lê Hoàng Anh Tuấn, Tổng Biên tập Tạp chí Chống tham nhũng và Hợp tác quốc tế, cựu học sinh khóa 1995-1998, sáng ngày 6-5, Báo Người Lao Động đã có cuộc trao đổi với đại diện Trường THPT Nghi Lộc III.
Bà Phạm Thị Tuyết Mai, Hiệu trưởng Trường THPT Nghi Lộc III, cho biết vào khoảng tháng 10-2018, thông qua 2 giáo viên trước dạy ở trường, nhà trường biết đến cựu học sinh Lê Hoàng Anh Tuấn. Khi người này có ý định tổ chức buổi lễ tri ân, tặng quà, lãnh đạo nhà trường rất vui mừng vì nghĩ việc học sinh thành đạt quay lại thăm, tặng quà nhà trường là việc làm tốt, có ý nghĩa. Ngày 27-2-2019, nhà trường tổ chức buổi lễ đón cựu học sinh Lê Hoàng Anh Tuấn. Tham dự buổi lễ có sự tham dự của TS Mai Đức Lộc, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; PGS-TS Nguyễn Thành Lợi, Uỷ viên BCH Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Người Làm Báo – Hội Nhà báo Việt Nam; ông Tôn Thiện Phương, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An, cùng nhiều đại biểu khác. Ngoài ra, theo bà Mai, để tổ chức buổi lễ, nhà trường cho học sinh toàn trường nghỉ 1 tiết học, buổi lễ có sự tham gia của hơn 1.200 em học sinh.
Để tổ chức lễ đón ông Tuấn, nhà trường đã cho các em học sinh nghỉ 1 tiết học
Cũng theo bà Mai, toàn bộ chương trình, ma-két, khách mời đều do phía ông Lê Hoàng Anh Tuấn cung cấp, giới thiệu. “Lúc đọc ma-két thấy giới thiệu nhiều chức danh, tôi đã thấy không hợp lý và có ý kiến với ông Tuấn nhưng người này yêu cầu để như vậy để thêm phần long trọng”- cô Mai giải thích.
Khi được hỏi về việc ông Tuấn có tốt nghiệp cấp 3 tại trường hay không, bà Mai cho biết đã yêu cầu nhân viên kiểm tra hồ sơ lưu tại trường. Theo báo cáo nhanh của nhân viên nhà trường thì trong hồ sơ học ở trường khóa học 1995-1998 chỉ có tên Lê Anh Tuấn (sinh ngày x-x-1979) và Lê Văn Tuấn (sinh ngày x-x-1979).
Video đang HOT
Liên quan đến vụ việc trên, sáng ngày 6-5, ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, cho biết hiện đơn vị này đang yêu cầu Trường THPT Nghi Lộc III báo cáo về sự việc. Khi có thông tin chính thức sẽ cung cấp cho báo chí.
Một tấm card visit được lan truyền và được cho là của ông Lê Hoàng Anh Tuấn
Được biết, liên quan đến việc ông Lê Hoàng Anh Tuấn có phải là hội viên Hội Nhà báo Việt Nam hay không, sáng nay 6-5, phóng viên Báo Người Lao Động đã trao đổi với ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam. Ông Hồ Quang Lợi cho biết: “Chúng tôi sẽ cho kiểm tra, xác minh thông tin, rồi sau đó sẽ cung cấp thông tin cho nhà báo”.
Theo nguoilaodong
Nữ sinh bị đánh hội đồng ở Hưng Yên: Không nên đổ hết lỗi cho thầy cô?
Để xảy ra việc nữ sinh bị đánh hội đồng trong thời gian dài, diễn ra ngay tại trường học, đương nhiên giáo viên, lãnh đạo nhà trường phải chịu trách nhiệm. Nhưng nếu đổ hết lỗi cho các thầy cô, liệu có thỏa đáng và công bằng?
Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm khi để xảy ra sự việc nữ sinh trong lớp của mình đánh hội đồng bạn, tuy nhiên cũng có trách nhiệm của gia đình, xã hội. Ảnh: LĐO
Áp lực giáo viên chủ nhiệm
Hiện UBND huyện Ân Thi (Hưng Yên) đã thành lập hội đồng kỷ luật và đang thực hiện quy trình kỷ luật với những giáo viên liên quan tới vụ việc nữ sinh bị đánh hội đồng ở Trường THCS Phù Ủng.
Khi vụ việc xảy ra, dư luận không ngừng đặt câu hỏi "giáo viên, nhà trường ở đâu khi để học sinh bị đánh, bắt nạt trong thời gian dài mà không hay biết". Đặc biệt, khi biết chuyện lại xử lý theo hướng xuê xoa, không có tính răn đe.
Không ít ý kiến đồng tình với chỉ đạo xem xét cách chức ban giám hiệu, kỷ luật nghiêm giáo viên chủ nhiệm vì thiếu trách nhiệm trong sự việc. Một luồng ý kiến khác lại cho rằng không nên đổ hết lỗi cho giáo viên hay hiệu trưởng.
Nhiều năm công tác trong ngành giáo dục, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội- cho biết, trong vụ việc nữ sinh bị đánh hội đồng ở Hưng Yên, có thể thấy giáo viên chủ nhiệm và hiệu trưởng đều thiếu kỹ năng xử lý tình huống xảy ra trong trường học trong thời đại truyền thông và mạng xã hội phát triển.
Trong khi vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong trường học là rất quan trọng. Chủ nhiệm lớp đồng nghĩa với một "bảo mẫu" cho tất tần tật mọi vấn đề phát sinh của lớp, từ chuyện học, chơi, ứng xử, đạo đức, đứng ra phân xử, điều hòa các mối quan hệ trong lớp học.
TS Nguyễn Tùng Lâm .
"Vai trò quan trọng như vậy, nhưng giáo viên chủ nhiệm chưa được huấn luyện, chưa có kỹ năng để xử lý sự việc, đặc biệt là cách giáo dục và xử lý khi học sinh mắc lỗi. Ngoài ra, giáo viên hiện nay cũng phải chịu rất nhiều áp lực từ phía học sinh, phụ huynh, dư luận xã hội, không có vị thế cần thiết để giải quyết được các tình huống. Khi không có được vị trí cần thiết, chưa được huấn luyện, giờ đổ hết trách nhiệm cho họ là chưa thỏa đáng" - TS Lâm nhấn mạnh.
Qua sự việc này, TS Lâm cho rằng ngành giáo dục, các trường đào tạo sư phạm, bên cạnh việc dạy và yêu cầu về chuyên môn, thì cần tăng cường đào tạo, cung cấp cho giáo viên, lãnh đạo nhà trường các kỹ năng xử lý, điều hòa các mối quan hệ xảy ra trong nhà trường trong bối cảnh mới.
Phải xử nghiêm để cảnh tỉnh
Cũng nêu quan điểm về sự việc, TS Nguyễn Viết Chức - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng - cho rằng có trách nhiệm của gia đình khi các nữ sinh kết bè nhóm, bắt nạt kẻ yếu thế. Tuy nhiên, câu chuyện xảy ra tại lớp học, trong thời gian dài, thì nhà trường vẫn phải chịu trách nhiệm chính.
TS Nguyễn Viết Chức: Phải xử nghiêm để cảnh tỉnh. Ảnh: T.L
"Dù có nhiều ý kiến cho rằng, sau vụ việc, nếu cách chức cả Ban Giám hiệu nhà trường là quá nặng, bởi Ban Giám hiệu khó mà quản được việc học sinh đánh nhau. Giáo viên cũng không thể quán xuyến hết được. Tuy nhiên, việc học sinh bạo hành bạn trong thời gian dài mà nhà trường không thấy, thì đúng là khó chấp nhận.
Tôi cho là mức phạt nặng này là hình thức để cảnh tỉnh các cơ sở giáo dục phải tăng cường quản lý, không để xảy ra các sự việc tương tự. Còn xử ở mức nào thì tùy từng trường hợp, bảo đảm không để buông lỏng quản lý"- TS Nguyễn Viết Chức cho biết.
Ông cũng cho rằng, khi xảy ra sai phạm thì nhà trường phải bị xử lý, nhưng không có nghĩa là khoán trắng cho thầy cô, nhà trường.
TS Chức nhấn mạnh: "Giáo dục gia đình rất quan trọng. Ông bà, bố mẹ phải sống có trách nhiệm, tử tế, nêu gương cho con trẻ. Nếu bố mẹ hung hãn, mâu thuẫn, đánh chửi nhau thì con cái không thể ngoan được.
Gia đình không thể khoán trắng con em mình cho nhà trường từ việc học đến giáo dục tư cách đạo đức. Xã hội cũng phải có trách nhiệm trong vấn đề này, người lớn phải nêu gương tốt, thấy sự bất bình phải can ngăn. Nếu không, bạo lực có thể xảy ra bất cứ đâu".
ĐẶNG CHUNG
Theo Lao động
Quảng Ninh: Gần 70 tỷ đồng để thuê trường và cuộc di chuyển vội vã Sự việc gần 600 học sinh Trường THPT Tiên Yên nghỉ học để phản đối quyết định chuyển trường của UBND tỉnh Quảng Ninh đang gây xôn xao dư luận. Các chuyên gia giáo dục đánh giá, quyết định chuyển trường này có phần vội vã, thậm chí, có nhiều điểm bất thường. Quyết định số 896 của UBND tỉnh Quảng Ninh về...