Hơn 12 nghìn tiến sĩ tham gia nghiên cứu khoa học
Theo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ, năm 2013, Việt Nam có 12.261 tiến sĩ tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, chiếm 9% tổng số cán bộ nghiên cứu.
Theo thống kê này, số lượng tiến sĩ tham gia nghiên cứu khoa học của Việt Nam vào năm 2013 tăng 760 người so với năm 2011 (11.501 tiến sĩ). Nghĩa là trung bình mỗi năm, chỉ có khoảng 380 tiến sĩ được đào tạo thuộc tất cả các ngành tham gia hoạt động nghiên cứu.
Cơ cấu tỉ lệ cán bộ nghiên cứu theo trình độ . Ảnh: Vietnamnet.
Con số này dường như khá khiêm tốn khi chỉ riêng Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, mỗi năm đã đào tạo 350 tiến sĩ.
Các con số thống kê được đưa ra trong sách Khoa học và Công Nghệ Việt Nam năm 2014 (xuất bản năm 2015) cũng cho biết, phần lớn cán bộ nghiên cứu có trình độ tiến sĩ làm việc trong các cơ quan nhà nước.
Số lượng này lên tới 11.411 người, chiếm 93%. Số lượng tiến sĩ làm việc tại các cơ quan ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài chỉ vọn vẹn 851 người.
Cuốn sách do Bộ Khoa học và Công nghệ xuất bản cũng cho hay, số lượng tiến sĩ nghiên cứu khoa học tập trung chủ yếu tại các trường đại học, lên tới 7.959 người, chiếm 65%.
Video đang HOT
Tiếp sau đó là khu vực các tổ chức nghiên cứu và phát triển (R&D) của nhà nước (3.367 người, chiếm gần 28%). Số lượng tiến sĩ làm công tác nghiên cứu trong các doanh nghiệp thấp nhất, chỉ 185 người.
Cán bộ nghiên cứu chia theo trình độ. Ảnh: Vietnamnet.
“Mặc dù là lực lượng chính tham gia hoạt động nghiên cứu song số lượng tiến sĩ của khu vực viện, trung tâm nghiên cứu nhìn chung còn thấp. Điều này cho thấy cần có chính sách để sử dụng tốt hơn nữa năng lực của đội ngũ cán bộ nghiên cứu của khu vực đại học vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển”, cuốn sách này nhận định.
Một con số thú vị khác được đưa ra trong sách này là số lượng cán bộ nghiên cứu chia theo các lĩnh vực. Theo đó, lĩnh vực có số lượng cán bộ nghiên cứu đông nhất là lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ, chiếm tới 44.965 trong tổng số 128.998 (35%).
Ngành thứ 2 là ngành khoa học xã hội 34.225 (26%). Nếu tính chung khoa học xã hội và khoa học nhân văn thì con số cán bộ nghiên cứu trong các ngành khoa học xã hội – nhân văn lên tới 41.687 (chiếm 32%).
Theo Lê Văn/Vietnamnet
Vụ cá chết: Bộ trưởng Trần Hồng Hà gửi thông điệp cực "rắn"!
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết sẽ kiên quyết xử lý nghiêm bất cứ tổ chức, cá nhân nào gây ô nhiễm môi trường . Nếu cố tình vi phạm sẽ đề nghị truy tố theo những quy định của Pháp luật...
Cá chết bất thường trên vùng biển Quảng Trị ảnh: Báo Nhân dân
Sau cuộc họp vào chiều 30/4 do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Viện khoa học và công nghệ tổ chức để tiếp tục điều tra nguyên nhân cá chết hàng loạt và cuộc họp khẩn của Bộ TN&MT vào tối 30/4 nhằm đẩy nhanh việc điều tra tình trạng ô nhiễm môi trường liên quan đến hiện tượng cá chết hàng loạt... Bộ trưởng Trần Hồng Hà vừa có chỉ đạo cực "rắn" về vấn đề này.
Theo đó, ông Trần Hồng Hà gửi đi thông điệp: "Thượng tôn Pháp luật về Bảo vệ môi trường; Kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm của tất cả các tổ chức, cá nhân nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật."
Cụ thể, trong thời điểm sự cố môi trường dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt chưa xác định nguyên nhân, bên cạnh các nhà khoa học, Bộ Khoa học và công nghệ đang tìm nguyên nhân, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết Bộ Tài nguyên và môi trường sẽ tiếp tục và quyết liệt hơn trong việc xác định nguyên nhân do hoạt động kinh tế phát thải trực tiếp ra môi trường biển, trong đó tập trung vào khu vực Vũng Áng (Hà Tĩnh).
Bộ trưởng yêu cầu lập trạm quan trắc chất lượng nước thải, chất thải một cách thường xuyên đối với các nhà máy đang xả thải lớn môi trường biển cho đến khi những tồn tại liên quan đến sự cố môi trường được xác định và đảm bảo các nguồn thải của các doanh nghiệp đóng trên khu vực này trước khi xả ra môi trường phải được kiểm soát, công khai, thuận tiện cho hoạt động giám sát thường xuyên.
Bộ TN&MT sẽ thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành, trong đó mời các tổ chức khoa học trong và ngoài nước tham gia và kiểm tra đánh giá độc lập đối với các doanh nghiệp có nguồn thải ra môi trường biển nói trên, kiểm toán một cách khoa học tất cả các nguồn chất thải.
Bộ trưởng yêu cầu việc kiểm tra phải tiến hành toàn diện, bài bản từ việc thực hiện theo báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), việc xây dựng các trạm xử lý nước thải rác thải ra sao và công tác vận hành, giám sát môi trường đối với các trạm này như thế nào...
Đoàn kiểm tra liên ngành bắt đầu hoạt động từ ngày 5/5/2016 và duy trì đến khi kết thúc công tác kiểm tra này.
Bộ trưởng yêu cầu, kết quả kiểm tra cần phải được thông tin đến các cơ quan quản lý nhà nước, các phương tiện thông tin đại chúng và nhân dân được biết.
Ông Trần Hồng Hà cũng cho biết sẽ kiên quyết xử lý nghiêm bất cứ tổ chức, cá nhân nào gây ô nhiễm môi trường, từ việc xử lý nghiêm các vi phạm hành chính, đình chỉ hoạt động và các biện pháp bắt buộc khác để khắc phục hậu quả theo quy định của Pháp luật. "Nếu cố tình vi phạm sẽ đề nghị truy tố theo những quy định của Pháp luật" - Bộ trưởng đưa ra thông điệp "rắn" chưa từng có.
Cuối cùng, Bộ trưởng Trần Hồng Hà yêu cầu các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp phải đảm bảo rằng, sau khi kiểm tra, số liệu quan trắc của các trạm xử lý chất thải, nước thải trong khu vực này sẽ được công khai minh bạch, tạo điều kiện để chính quyền các cấp, các hiệp hội nghề cá và đặc biệt là nhân dân đều có thể tiếp cận và giám sát công tác bảo vệ môi trường.
Liên quan đến vụ việc, trước đó, chiều tối 29/4, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng đã yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) khẩn trương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan để có kết luận về nguyên nhân cá chết trong thời gian sớm nhất, thuê thêm tư vấn nước ngoài có năng lực, kinh nghiệm để có kết luận độc lập, tìm rõ nguyên nhân.
Trong khoảng thời gian từ ngày 06 đến ngày 18/4/2016, tại khu vực ven biển thuộc địa phận các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đã xảy ra hiện tượng thuỷ sản nuôi trồng và thuỷ, hải sản tự nhiên chết bất thường, không rõ nguyên nhân, gây thiệt hại về kinh tế, môi trường, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động nuôi trồng, khai thác, sản xuất, kinh doanh thuỷ, hải sản, gây tâm lý hoang mang cho người dân.
Theo_VnMedia
Tranh cãi nảy lửa về nhập 'rác' Trung Quốc "Tuy là máy mới nhưng máy do Trung Quốc sản xuất thì chỉ xài 2-3 năm là đã "rệu rã" rồi!" - ông Đỗ Phước Tống, Giám đốc Công ty Cơ khí Duy Khanh, Phó Chủ tịch Hội Cơ khí TP.HCM. Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư số 23/2015 quy định máy móc, thiết bị, dây chuyền công...