Hơn 1.000 con chim chết trong một ngày vì đâm vào một tòa nhà
Trung tâm hội nghị lớn nhất ở Bắc Mỹ, McCormick Place ở Chicago, Mỹ gần đây là nguyên nhân gây ra cái chết của ít nhất 1.000 con chim nhỏ vì đâm vào bức tường kính dày của tòa nhà.
Tòa nhà nơi được cho là đã khiến hơn 1.000 con chim chết chỉ trong một ngày. (Ảnh: WBEZ)
Theo Chicago Bird Collision Monitors (CBCM), một dự án bảo tồn nhằm bảo vệ các loài chim di cư, vào ngày 5/10, xác của ít nhất 1.000 con chim nhỏ, bao gồm cả chim chích Tennessee, chim chích ẩn sĩ và chim rừng Mỹ đã được tìm thấy xung quanh trung tâm hội nghị McCormick Place.
Tất cả đều chết sau khi va chạm với những bức tường kính trong suốt của tòa nhà vì đơn giản là chúng không thể phát hiện ra. CBCM cho biết đây là số lượng chim chết do va chạm cao nhất mà nhóm ghi nhận được từ khuôn viên một tòa nhà trong một ngày. Thật không may, số lượng chim chết thực sự có thể cao hơn nhiều, bởi vì nhiều loài chim vẫn tiếp tục bay sau khi bị thương nặng và chết vài giờ sau đó.
Video đang HOT
Xác những chú chim do CBCM tìm thấy quanh McCormick Place. (Ảnh chụp màn hình)
Bryan Lenz thuộc Tổ chức Bảo tồn Chim Mỹ cho biết: “Bất cứ nơi nào có kính, bạn sẽ thấy chim bị va đập vào cửa sổ”, nhưng trong trường hợp cụ thể này, số lượng chim chết cao cũng là dấu hiệu cho thấy số lượng chim bay cao bất thường trong và xung quanh Chicago vào tuần trước, rất có thể là bay từ Canada trên đường đến Nam và Trung Mỹ.
Thật không may cho những chú chim, McCormick Place đang tổ chức một sự kiện quan trọng vào tuần trước, điều đó có nghĩa là hầu hết đèn chiếu sáng của nó đều bật, điều này càng khiến các loài động vật bối rối hơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ô nhiễm ánh sáng là một trong những nguyên nhân chính khiến chim va chạm với chướng ngại vật do con người tạo ra và việc tắt một nửa số đèn trong các tòa nhà lớn có thể giảm va chạm từ 6 đến 11 lần. Tệ hơn nữa, một cơn bão đã quét qua thành phố, buộc các loài chim phải bay thấp hơn và đối mặt với nguy cơ va chạm lớn hơn.
Dự án theo dõi chim Birdcast ước tính có khoảng 1,5 triệu con chim đang bay trên Quận Cook vào đêm ngày 5/10, khi McCormick Place ghi nhận số lượng chim chết vì va vào tòa nhà này cao nhất từ trước tới nay.
Hóa thạch khủng long có hình dáng tương tự loài chim
Các nhà khoa học đã phát hiện hóa thạch của một loài khủng long nhỏ giống chim ở Trung Quốc.
Hình ảnh tái tạo về loài khủng long tại Phúc Kiến.
Các nhà khoa học đã phát hiện hóa thạch của một loài khủng long nhỏ giống chim ở Trung Quốc. Đặc biệt, loài này sở hữu đôi chân dưới dài đáng kinh ngạc. Sinh vật này có thể đã sống vào cuối kỷ Jura từ 148 triệu đến 150 triệu năm trước tại tỉnh Phúc Kiến, phía Đông Nam Trung Quốc ngày nay.
Sinh vật này được đặt tên là Fuijianvenator prodigiosus, có nghĩa "thợ săn kỳ quái đến từ Fuijian" trong tiếng Latinh. Sinh vật này có phần chân dưới dài gấp đôi đùi. Trong khi đó, điều ở hầu hết các loài khủng long, độ dài đùi sẽ gấp đôi chân.
Min Wang - tác giả chính của nghiên cứu, Giáo sư tại Viện Cổ sinh vật có xương sống và Cổ nhân loại học ở Bắc Kinh - cho biết, hóa thạch được phát hiện nặng khoảng 1,4 pound (641 gram) và có kích thước của một con gà lôi. Cũng theo chuyên gia này, hóa thạch đóng vai trò rất quan trọng. Bởi, nó thu hẹp khoảng cách trong hồ sơ hóa thạch gần với nguồn gốc của loài chim.
Các loài chim tách ra từ khủng long hai chân (thuộc nhóm T. rex) trong kỷ Jura. Song, kiến thức về lịch sử tiến hóa ban đầu của chúng bị cản trở do tương đối ít hóa thạch từ thời điểm này.
Theo Giáo sư Wang, Fujianvenator với hình thái xương độc đáo đã làm sáng tỏ sự tiến hóa hình thái trong giai đoạn tiến hóa sớm nhất của loài chim. Theo nghiên cứu, ở động vật hiện đại, chân dưới thon dài có liên quan đến loài có thể chạy nhanh. Điều đó cho thấy, Fujianvenator có thể là loài chạy với tốc độ cao.
Tuy nhiên, đó là một đặc điểm cũng xuất hiện ở các loài chim lội nước như cò và sếu. Do đó, các nhà khoa học cho rằng, Fujianvenator cũng có thể sống trong môi trường nước, đầm lầy. Hóa thạch được tìm thấy cùng với của các loài động vật thủy sinh và bán thủy sinh khác, bao gồm rùa và cá vây tia. Điều này cho thấy, Fujianvenator có thể từng xuất hiện ở các đầm lầy.
Các nhà nghiên cứu cho biết, những loài khủng long giống chim đầu tiên được biết đến khác thường sống trên cây và có khả năng bay trên không. Theo Giáo sư Wang, không có chiếc lông nào được bảo tồn trong hóa thạch.
Tuy nhiên, rất có thể Fujianvenator sở hữu lông. Bởi, họ hàng gần nhất của Fujianvenator trong cây phả hệ khủng long đã sở hữu lông. Ông Wang nói thêm, không thể xác định từ hóa thạch liệu loài khủng long giống chim này có khả năng bay hay không.
Hóa thạch khủng long được phát hiện từ trước đều có vảy, giống loài bò sát hơn. Tuy nhiên, vào năm 1996, các nhà khoa học phát hiện ra hóa thạch khủng long có lông vũ ở Liêu Ninh. Kể từ đó, các chuyên gia phát hiện nhiều hơn hóa thạch khủng long có lông vũ ở khu vực xung quanh.
Ngắm loài chim ấp trứng từ nhiệt núi lửa, mới nở đã bay: Chim Maleo đào hố dưới đất đẻ trứng để nhiệt độ nóng từ núi lửa truyền tới ấp nở trứng. Con non sau khi nở chui lên khỏi mặt đất và có thể chạy, bay ngay được. Maleo là loài chim lớn, chỉ được tìm thấy ở Sulawesi - một hòn đảo lớn thứ 4 của Indonesia và lớn thứ 11 trên thế...