Hơn 100 lưu học sinh Lào được trao chứng chỉ tiếng Việt
Đây cũng là khóa học đầu tiên, các lưu học sinh Lào được học theo chương trình mới theo khung đánh giá năng lực ngoại ngữ 4/6 bậc.
Chiều 8/8, Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An tổ chức Lễ bế giảng khóa đào tạo tiếng Việt cơ sở cho học viên nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, năm học 2018 – 2019.
Các đại biểu dự lễ chào cờ của 2 nước Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Ảnh: Đức Anh
Đây là khóa học thứ 16 do Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An tổ chức. Tham dự khóa đào tạo tiếng Việt có 104 học viên đến từ các tỉnh Xiêng Khoảng, Bôlykhăm xay, Hủa Phăn, Savẳnnakhẹt, Viên Chăn và tỉnh Khăm Muộn của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Đây cũng là khóa học đầu tiên, các lưu học sinh được học theo chương trình mới theo khung đánh giá năng lực ngoại ngữ 4/6 bậc. Song song với đó, phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cũng thay đổi theo chương trình đào tạo tiếng Việt cho người nước ngoài.
Video đang HOT
Các tiết mục văn nghệ của lưu học sinh thể hiện tình hữu nghị của 2 nước Việt Nam và Lào. Ảnh: Đức Anh
Sau 9 tháng theo học, theo đánh giá của nhà trường, các lưu học sinh đều chăm chỉ học tập, siêng năng, cần cù, chịu khó, ý thức kỷ luật tốt. Kết thúc khóa học 100% học sinh đều được công nhận tốt nghiệp. Trong đó có 2 học viên đạt kết quả xuất sắc, 25 học viên đạt kết quả giỏi và 41 em đạt kết quả khá, còn lại là trung bình khá và trung bình.
Tại buổi lễ bế giảng lãnh đạo Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An đánh giá cao những nỗ lực của các lưu học sinh trong quá trình học tập tại nhà trường.
Ban Giám hiệu nhà trường khen thưởng cho những lưu học sinh có thành tích học tập xuất sắc. Ảnh: Đức Anh
Qua 16 khóa học với hơn 1.200 lưu học sinh Lào theo học đã minh chứng cho mối quan hệ đặc biệt thủy chung và ngày càng thiết thực, hiệu quả giữa nhân dân 2 nước Việt – Lào nói chung, giữa UBND tỉnh Nghệ An và Ủy ban chính quyền 6 tỉnh Xiêng Khoảng, Bôlykhămxay, Hủa Phăn, Savẳnnakhẹt, Viên Chăn và tỉnh Khăm Muộn nói riêng.
Sau khóa học này, Ban Giám hiệu nhà trường cũng mong muốn các lưu học sinh tiếp tục củng cố, phát triển tiếng Việt và tiếp tục nỗ lực phấn đấu, ra sức học tập, trau dồi kỹ năng để trở thành những sinh viên xuất sắc tại các trường đại học.
Tại lễ bế giảng, Ban Giám hiệu nhà trường cũng tặng Giấy khen cho những học viên có thành tích học tập xuất sắc và tích cực tham gia các phong trào.
Mỹ Hà
Theo baonghean
Năm nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục năm học 2019-2020
Để tạo sự chuyển biến tích cực, ngành giáo dục đã đưa ra năm nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong năm học 2019-2020.
Sáng 6-8, Bộ GD&ĐT đã tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2018-2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 trực tuyến với 64 điểm cầu trên cả nước.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết năm học 2018-2019 đánh dấu năm năm thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Đây cũng là năm cả nước bứt phá thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.
Cũng theo ông Nhạ, trong năm học 2018-2019, ngành giáo dục đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Đơn cử như tại tỉnh Hà Giang năm học vừa qua đã đảm bảo dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc ít người. Sở GD&ĐT tỉnh chỉ đạo các cơ sở giáo dục ưu tiên mở lớp mầm non năm tuổi tại các điểm trường lẻ khó khăn, dạy tiếng Việt cho trẻ năm tuổi.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ tại hội nghị trực tuyến ngành giáo dục sáng 6-8. Ảnh: Báo Giáo dục và Thời đại
Tại Cần Thơ, trong hai năm triển khai mô hình trường điển hình đổi mới, số trường đạt chuẩn quốc gia đạt 306/461 (tỉ lệ 66,38%). Năm học 2018-2019, ngành GD&ĐT TP Cần Thơ được bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng cờ thi đua vì có thành tích tiêu biểu xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua "Đổi mới sáng tạo trong dạy và học".
Tại TP.HCM, năm học vừa qua có 204.362 học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi. Có 618 học sinh đạt các giải thưởng cao trong cuộc thi cấp quốc tế, quốc gia và TP. Nổi bật có bốn em học sinh Trường Tiểu học Lạc Long Quân (quận 11) đọat giải đồng đội chương trình sáng tạo cuộc thi Khoa học ứng dụng quốc tế; 119 em đạt học giỏi cấp quốc gia; 49 em đạt giải tại cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia...
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nhạ cũng cho rằng ngành giáo dục đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, trong đó nhiều vấn đề đã tồn tại từ lâu, khiến dư luận bức xúc nhưng chưa được giải quyết triệt để.
Do đó, bộ trưởng cho rằng để khắc phục tồn tại, đồng thời tạo sự chuyển biến, ngành giáo dục cần thực hiện tốt năm nhóm nhiệm vụ trọng tâm sau: Thứ nhất là quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông. Rà soát, sắp xếp các trường sư phạm, các cơ sở giáo dục đại học. Hai là giải quyết vấn đề thừa/thiếu giáo viên, chuẩn bị đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Ba là đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý các trường mầm non, phổ thông, đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học. Bốn là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu tăng năng suất lao động và hội nhập quốc tế. Và cuối cùng là đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên.
M.HIỀN
Theo plo.vn
Ninh Thuận: Phấn đấu 100% HS tiểu học dân tộc thiểu số được tập trung tăng cường tiếng Việt Sở GD&ĐT Ninh Thuận ban hành kế hoạch dạy học tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số kể từ năm học 2019-2020. Ảnh minh họa/internet Theo đó, chỉ tiêu đưa ra là: Hàng năm, 100% học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số được tập trung tăng cường tiếng Việt. 100% các trường tiểu học...