Hơn 100 học sinh nhập viện sau bữa chiều tại trường
Sáng 11/2, Phòng GD&ĐT TP Vĩnh Long cho biết hiện cơ quan chức năng tiến hành xác minh vụ việc liên quan đến hơn 100 học sinh có biểu hiện nghi ngộ độc thực phẩm.
Hơn 100 em nói trên là học sinh của trường tiểu học Trương Định, Chu Văn An và trường tiểu học thị trấn Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
Trước đó, vào khoảng hơn 15h30 ngày 10/2, sau buổi cơm chiều, hàng loạt các học sinh của 3 trường tiểu học trên có biểu hiện đau bụng, nhức đầu, nôn ói. Những học sinh này lập tức được đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long để tiến hành cấp cứu và điều trị.
Bác sĩ Hồ Thị Thu Hằng – Phó giám đốc BVĐK Vĩnh Long – cho biết bệnh viện đã nhanh chóng tăng cường đội ngũ y, bác sĩ ở các khoa nhằm hỗ trợ xử lí và theo dõi. Tính đến hơn 14h15 cùng ngày, tại khoa Nhi của bệnh viện đã tiếp nhận trên 100 trường hợp các cháu nhập viện điều trị.
Các cháu học sinh tiểu học phải nhập viện sau bữa cơm chiều ngày 10/2.
“Tất cả đều có triệu chứng như nhau và nghi bị ngộ độc thức ăn tại trường, rất nhiều cháu phải truyền dịch để theo dõi”, bác sĩ Thu Hằng nói.
Video đang HOT
Phụ huynh em Bích Hà – học sinh lớp 5 trường tiểu học A Thị trấn Long Hồ – kể: “Khi nghe nhà trường điện thoại thông báo con gái bị nhập viện, tôi tức tốc đến ngay. Đến nơi, thấy có nhiều bác sĩ tích cực chăm sóc.
Sau đó nghe con gái kể lại, buổi chiều cả lớp được ăn cơm dương châu và canh… Sau bữa ăn, lần lượt các em bắt đầu có triệu chứng nôn ói, đau bụng, rồi nhập viện. Tôi nghe bác sĩ nói nghi cháu bị ngộ độc thực phẩm”.
Ông Ngô Thanh Sơn – Trưởng Phòng GD&ĐT TP Vĩnh Long – cho biết theo báo cáo sơ bộ, trường Chu Văn An có 33 em nghi ngộ độc, trường Trương Định có 7 em đang điều trị tại bệnh viện tỉnh và 6 em được gia đình đưa đến trạm y tế phường, hiện đã khỏe về nhà, số còn lại là học sinh của trường tiểu học thị trấn Long Hồ.
Ông cũng cho biết các điểm trường nêu trên đều do một cơ sở cung cấp thức ăn cung ứng. Mỗi ngày, cơ sở này cung cấp khoảng 1.000 suất cơm cho các trường.
Vụ việc vẫn đang được cơ quan chức năng lấy mẫu thức ăn liên quan để tiến hành truy tìm nguyên nhân.
Theo Trung Tính / Tiền Phong
Sân chơi trẻ em hay những biến tướng thành tích?
Câu chuyện về cuộc thi ViOlympic (giải toán trên mạng) khiến lãnh đạo của ngành Giáo dục phải lập tức ra công văn chấn chỉnh toàn ngành, rà soát lại các cuộc thi trong trường học.
Nguyên nhân là việc trẻ em tham gia các cuộc thi trí tuệ như một cuộc vui chơi, chơi mà học đang lại bị biến tướng thành những cuộc đua với những thành tích không tưởng.
Tuần này, phụ huynh có "nick" Le Dung đã gây bão tranh luận khi phản ánh sự mệt mỏi, bức xúc khi con mình tham cuộc đua không "cân sức" với những đứa trẻ 6 tuổi.
Những sân chơi dành cho học sinh có đang bị biến tướng?
Với hơn 30 bài toán trong cuộc thi ViOlympic, phụ huynh Le Dung cho biết con mình mất hơn 30 phút để hoàn thành các vòng thi tự do và xếp hạng 147.000 trên cả nước.
Hạng nhất thuộc về một thí sinh 6 tuổi khác với thành tích 5 phút 47, một con số "không tưởng" theo nhận định của một chuyên gia Toán học.
Để đạt được mục tiêu thứ hạng trong cuộc thi, nhiều câu chuyện được chia sẻ trên các trang mạng giữa các vị phụ huynh, giáo viên xung quanh các cuộc thi này.
Nào là lập tới 28 "nick" để cho con luyện thi, nào là tìm kiếm các đường link để "hack" vào phần mềm các vòng thi... Tuần này cũng đang là thời điểm bước vào vòng thi cấp trường ViOlympic.
Vậy là dù đang lo đối phó với thi học kỳ I, thầy cô, phụ huynh, học sinh đều vẫn phải dành thời gian ít ỏi còn lại sau giờ học cả ngày ở trường để vượt qua 9 vòng thi tự do, chưa kể 6, 7 vòng ngoài cho các Cuộc thi ViOlympic Vật lý, thi tiếng Anh qua mạng...
Phụ huynh nào cũng muốn con em mình được vui chơi và lại càng đáng khuyến khích hơn khi chơi lại kết hợp được rèn luyện kiến thức bổ ích.
Chính vì vậy mà các sân chơi giải Toán, thi tiếng Anh qua mạng rồi các cuộc thi trí tuệ "Trạng nguyên nhỏ tuổi", "Chinh phục vũ môn"... càng ngày càng lan tỏa trong các trường học.
Tuy nhiên, đặt vào vị trí các con thì không hiểu người lớn có còn thấy vui thích với các cuộc thi này hay không? Không nói thì ai cũng hiểu, mục tiêu giật giải trong các kỳ thi này quan trọng thế nào đối với học sinh khi đây là điều kiện bắt buộc để có được một suất vào trường chuyên, lớp chọn.
Các cuộc thi này sẽ chỉ là những sân chơi trí tuệ đơn thuần cho học trò. Nhưng trước mục tiêu, sự áp đặt, can thiệp của người lớn, một lần nữa học sinh lại được đặt lên những cuộc đua tranh đầy áp lực thay vì được vui chơi đúng với lứa tuổi.
Theo Vinh Hương / An Ninh Thủ Đô
Vẫn chuộng đánh giá theo điểm số Các trường tiểu học tại TP.HCM đang ráo riết tổ chức làm đề phục vụ cho kỳ thi kiểm tra cuối học kỳ. Đây là học kỳ đầu tiên áp dụng việc đánh giá, nhận xét theo Thông tư 22. Kể từ ngày 6/11, Thông tư 22 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sửa đổi, bổ sung Thông tư 30 về...