Hơn 100 học sinh khu vực phía Nam tranh tài Giờ lập trình 2018
Tại TP.HCM, Microsoft Vietnam, Quỹ Dariu vừa tổ chức lễ tổng kết Giờ lập trình 2018 và chung kết cuộc thi Hackathon dành cho học sinh THCS các tỉnh, thành phía Nam.
Các học sinh tranh tài trong vòng chung kết Giờ lập trình 2018.
Giờ lập trình (Hour of Code) do Minecraft và Microsoft hợp tác với tổ chức phi chính phủ Code.org phát động từ năm 2015. Đây là phong trào toàn cầu nhằm giới thiệu về khoa học máy tính, giúp lĩnh vực này trở nên dễ dàng tiếp cận với mọi người thông qua việc lập trình chỉ trong 1 giờ đồng hồ.
Hackathon 2018 là hoạt động nằm trong chương trình lễ tổng kết sân chơi Giờ lập trình 2018 nhằm thiết lập sân chơi giao lưu và thực hành lập trình cho học sinh. Sân chơi thách thức thí sinh phát triển ứng dụng lập trình trong thời gian ngắn, cạnh tranh về tốc độ, sự sáng tạo và tính hoàn thiện của ứng dụng. Từ đó, góp phần tạo điều kiện vận dụng các kiến thức, kỹ năng về lập trình Scratch đã được huấn luyện, cùng sự tìm tòi và thử nghiệm để thiết kế và sáng tạo vượt qua các thử thách, tạo ra các sản phẩm ứng dụng lập trình vào thực tế.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Hạnh, Giám đốc Quỹ Dariu cho biết, ngôn ngữ lập trình không giới hạn độ tuổi và trẻ càng được tiếp cận với ngôn ngữ lập trình sớm càng tốt. Ông Hạnh nhấn mạnh: “Học lập trình cũng như học một ngôn ngữ, càng sớm càng tốt. Trẻ từ 3 tuổi đã có thể bắt đầu làm quen với ngôn ngữ lập trình với rất nhiều chương trình phù hợp cho phụ huynh lựa chọn”.
Giờ lập trình 2018 đã thu hút hơn 100 học sinh của nhiều trường THCS tại TP.HCM, Sóc Trăng, Tiền Giang, Vĩnh Long, Khánh Hòa, Đồng Nai, Hậu Giang, Bến Tre, Đồng Nai… tham gia.
Tham dự chung kết cuộc thi Hackathon là những học sinh xuất sắc đến từ các trường tiêu biểu khu vực miền Nam. Cuộc thi gồm 3 thử thách lập trình trong 45 phút. Ban tổ chức đã trao 1 giải Nhất cho em Lê Tuấn Anh – Trường THCS Hiếu Phụng (Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long); 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 7 giải Khuyến khích.
Ngoài ra, Ban tổ chức cũng đã trao 26 giải thưởng cho các hạng mục trường học tích cực, giáo viên tích cực, khoảnh khắc ấn tượng và video ấn tượng cho các trường tham gia sân chơi Giờ lập trình 2018.
Theo infonet
Phát động giờ lập trình 2018 cho học sinh
Học sinh Việt Nam sẽ được học tập và tìm hiểu về khoa học máy tính, giúp các em trang bị những kỹ năng cần thiết sẵn sàng cho tương lai, đồng thời tăng cường cơ hội tiếp cận với công nghệ.
Các chương trình tìm hiểu về khoa học máy tính ngày càng thu hút sự quan tâm của học sinh - Ảnh: ĐỨC THIỆN
Ngày 23-11, Cục Công nghệ Thông tin thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công ty Microsoft Việt Nam chính thức phát động và thực hiện chương trình Giờ Lập trình 2018 trên toàn quốc.
Tham gia chương trình Giờ Lập trình 2018, cùng với các bạn trẻ trên 180 quốc gia, học sinh Việt Nam sẽ được học tập và tìm hiểu về khoa học máy tính, giúp các em trang bị những kỹ năng cần thiết sẵn sàng cho tương lai, đồng thời tăng cường cơ hội tiếp cận với công nghệ. Từ đó xây dựng các kỹ năng, phát triển niềm đam mê và theo đuổi nghề nghiệp trong lĩnh vực STEM.
Giờ lập trình 2018 được phát động và triển khai rộng rãi trên cả nước từ nay đến 20-12-2018. Tham gia Giờ Lập trình 2018, nhà trường có cơ hội nhận được những giải thưởng bao gồm các hạng mục: Trường học tích cực; Giáo viên tích cực; Khoảnh khắc ấn tượng và video ấn tượng.
Các cá nhân cũng có thể tự trải nghiệm phiên bản Giờ Lập trình mang tên Minecraft - Chuyến thám hiểm đại dương (Voyage Aquatic). Với phiên bản này, người dùng được tìm hiểu về các khái niệm lập trình cơ bản như các vòng lặp, sửa lỗi và các nhóm lệnh chức năng... trong một giờ đồng hồ.
Trong năm 2017, Giờ Lập trình tại Việt Nam đã ghi nhận kết quả kỷ lục sau 4 lần tổ chức, thu hút sự tham gia của hơn 70.000 học sinh. Đây là kết quả chung tay của gần 400 tổ chức xã hội và các nhà trường, hơn 800 giáo viên, tình nguyện viên đến từ 13 tỉnh, thành.
Từ năm 2015, Giờ Lập trình được phát động như một phong trào toàn cầu nhằm giúp tất cả mọi người, đặc biệt là giới trẻ, tiếp cận, trải nghiệm, từ đó tích lũy được những kiến thức cơ bản về việc lập trình chỉ trong 1 giờ đồng hồ.
Đây là một trong các hoạt động nâng cao nhận thức thuộc dự án "Tăng cường kỹ năng CNTT cho giới trẻ hội nhập và phát triển - YouthSpark Digital Inclusion" của Microsoft tại Việt Nam.
ĐỨC THIỆN
Theo tuoitre
Báo động vấn nạn học sinh bị bắt nạt trên mạng xã hội Gần 31% học sinh THCS và THPT tại Việt Nam là nạn nhân của tình trạng bắt nạt trực tuyến bởi ít nhất 1 hành vi từ hai lần trở lên. Nguy cơ trẻ bị bắt nạt trên mạng gia tăng. (Ảnh minh hoạ: Internet) Theo kết quả nghiên cứu vừa được nhóm chuyên gia Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc...