Hơn 10 năm chưa từng có kinh nguyệt, mẹ sững sờ khi que thử thai hiện 2 vạch
Các bác sĩ đã cảnh báo Kerry rất khó để có con tự nhiên vì hội chứng buồng trứng đa nang nghiêm trọng nhưng “phép màu” đã xảy ra.
Mang bầu, sinh con là “thiên chức” của người phụ nữ nhưng lại có không ít người phụ nữ bị “mắc kẹt” trên con đường thực hiện thiên chức ấy. Nhưng đôi khi “phép màu” cũng có thể xảy ra trong thời điểm không ai ngờ nhất, như câu chuyện của bà mẹ dưới đây.
Kerry Proctor (27 tuổi, sống tại Anh) biết mình mắc hội chứng buồng trứng đa nang từ năm 16 tuổi. Nhưng khi đó cô còn quá trẻ nên bác sĩ chỉ đưa ra cảnh báo có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này và Kerry cũng không quá quan tâm.
Mãi đến năm 2015, khi gặp người bạn trai hiện tại, Kerry mới bắt đầu lo lắng về khả năng sinh con của mình. Cô thú nhận với bạn trai về điều này và cả hai đã đi khám.
Kerry đã nghĩ mình không bao giờ có thể làm mẹ vì hội chứng buồng trứng đa nang nặng.
“Tôi đã trải qua 6 lần khám để làm xét nghiệm máu, siêu âm, gặp bác sĩ tư vấn. Và cuối cùng bác sĩ đưa ra tin dữ rằng khả năng có con của tôi gần như bằng không vì hội chứng buồng trứng đa nang nghiêm trọng. Tôi cũng chưa bao giờ có kinh nguyệt trong đời nên tôi luôn nghĩ mình sẽ chẳng thể nào trở thành một người mẹ”, Kerry tâm sự.
Không lâu sau đó, tâm trạng của cô càng tệ hơn nữa khi chứng kiến chị gái mình mang bầu và sinh con. Vì vậy, Kerry đã rủ bạn trai cùng đi du lịch.
“Tôi không ghét chị gái hay cháu của mình nhưng ở cạnh một bé sơ sinh khi mới phát hiện mình không thể có con là điều vượt quá sức chịu đựng của tôi“, Kerry giải thích.
Chưa từng có kinh nguyệt nhưng Kerry vẫn có bầu như một phép màu.
Nhưng cô không ngờ chính trong chuyến đi này, “phép màu” đã xảy ra. Ban đầu, Kerry thấy mệt mỏi, buồn nôn. Cô băn khoăn khi thấy những dấu hiệu này giống hệt chị gái mình trước đó nên đã ôm một tia hy vọng và đi mua que thử thai.
Và rồi Kerry sững sờ không phản ứng được gì khi chiếc que hiện lên 2 vạch. Chưa tin được, cô tiếp tục đi mua 2 chiếc que khác và kết quả vẫn là dương tính.
Nghi ngờ căn bệnh mình mắc phải có thể gây rối loạn nội tiết tố nên Kerry tức tốc trở về Anh và đến phòng khám sản khoa. Và rồi cả cô và bạn trai vỡ òa trong sung sướng khi bác sĩ kết luận Kerry thực sự đang mang thai.
“Đó có lẽ là tin tức chấn động nhất trong cuộc đời tôi, hơn cả khi nghe bác sĩ nói có thể vô sinh. Tôi thật sự không tin nổi, mãi cho đến khi về nhà và nói với mẹ điều đó. Đó thật sự là một phép màu với tôi”, Kerry nói.
Cô đã có một thai kỳ dễ dàng.
Và dường như để bù đắp cho những chuỗi ngày buồn bã chờ đợi, Kerry có một thai kỳ rất dễ dàng và sinh con nhanh chóng. Em bé là một bé trai đáng yêu, khỏe mạnh. Kerry chia sẻ câu chuyện của mình với hy vọng những người phụ nữ có hoàn cảnh tương tự sẽ không bao giờ dễ dàng suy sụp, buông xuôi vì “phép màu” luôn xuất hiện trong cuộc sống này.
Con trai Kerry là “món quà” lớn nhất trong cuộc đời cô.
Nội tiết tố nữ là gì? Nguyên nhân và cách chống suy giảm nội tiết tố nữ
Nội tiết tố nữ là yếu tố vô cùng quan trọng đối với cơ thể người phụ nữ, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ nội tiết tố nữ là gì. Ngoài ra, suy giảm nội tiết tố nữ cũng là vấn đề mà nhiều chị em gặp phải nhưng chưa rõ dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị.
Video đang HOT
Nội tiết tố nữ là gì?
Nội tiết tố nữ là hormone sinh dục nữ chủ yếu do buồng trứng tiết ra, còn có một phần ở nhau thai, tuyến thượng thận... Nội tiết tố nữ có vai trò vô cùng quan trọng với cuộc sống của người phụ nữ bởi nó chính là yếu tố quyết định tới đời sống tình dục, vóc dáng, sự trẻ trung và vẻ ngoài của người phụ nữ.
Có hai loại nội tiết tố nữ chính là estrogen và progesterone. Ngoài ra, testosterone được coi là nội tiết tố nam nhưng thực tế, phụ nữ cũng sản sinh là nội tiết tố này nhưng chỉ với một lượng nhỏ.
Nội tiết tố nữ là yếu tố quyết định tính nữ, ngoại hình, nhan sắc, sự trẻ trung và chức năng tình dục, sinh sản của phụ nữ.
Estrogen
Estrogen là nội tiết tố nữ chính. Estrogen đóng một vai trò lớn trong sự phát triển sinh sản và tình dục, bao gồm: tuổi dậy thì, kinh nguyệt, thai kỳ và mãn kinh. Estrogen có ảnh hưởng tới những cơ quan như: não bộ, hệ tim mạch, tóc, hệ thống cơ xương, da và đường tiết niệu.
Nồng độ estrogen có thể được xác định bằng xét nghiệm máu, tính bằng đơn vị picogram trên mililit (pg/mL). Nồng độ estrogen được coi là bình thường khi: Nữ trưởng thành, tiền mãn kinh: 15-350 pg/mL; Nữ trưởng thành, mãn kinh:
Progesterone
Buồng trứng sẽ sản xuất ra nội tiết tố progesterone sau khi rụng trứng. Khi phụ nữ mang thai, nhau thai cũng sẽ sản xuất ra progesterone. Vai trò của progesterone là tạo niêm mạc tử cung cho trứng được thụ tinh, hỗ trợ quá trình mang thai, ức chế sản xuất estrogen sau khi rụng trứng.
Nồng độ progesterone cũng được xác định nhờ xét nghiệm máu, đơn vị được tính bằng nanogam trên mililit (ng/mL).
Testosterone
Testosterone chỉ chiếm một lượng nhỏ trong cơ thể người phụ nữ nhưng vai trò cũng không kém quan trọng. Nó có ở tuyến thượng thận và buồng trứng. Testosterone có những chức năng bao gồm: ham muốn tình dục, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, sức mạnh của xương và cơ bắp. Nồng độ testosterone cũng được xác định bằng xét nghiệm máu. Nồng đồ testosterone được coi là bình thường ở phụ nữ là 15 -70 nanogram trên deciliter (ng/dL).
Nội tiết tố nữ là yếu tố không thể thiếu trong chức năng của cơ thể người phụ nữ. Tuy nhiên, nhu cầu nội tiết tố nữ thay đổi rất nhiều trong những giai đoạn khác nhau như tuổi dậy thì, mang thai, sinh con, cho con bú và tiếp tục thay đổi khi gần mãn kinh. Những thay đổi này là hoàn toàn tự nhiên.
Mất cân bằng nội tiết tố nữ
Nội tiết tố nữ sẽ thay đổi một cách tự nhiên trong suốt cuộc đời người phụ nữ. Nó có thể thay đổi khi bước vào tuổi dậy thì, thai kỳ, cho con bú, tiền mãn kinh và mãn kinh, sử dụng biện pháp tránh thai hoặc liệu pháp hormone. Tuy nhiên, việc mất cân bằng nội tiết tố nữ cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng như: Hội chứng buồng trứng đa nang, dư thừa androgen, chứng rậm lông, suy giảm nội tiết tố nữ, sảy thai, đa thai hay khối u buồng trứng...
Suy giảm nội tiết tố nữ
Suy giảm nội tiết tố nữ ảnh hưởng lớn tới cuộc sống.
Suy giảm nội tiết tố nữ là gì?
Nội tiết tố nữ estrogen vô cùng quan trọng đối với cơ thể người phụ nữ bởi nó quyết định tới chức năng sinh dục, kiểm soát sự phát triển của niêm mạc tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt và khi bắt đầu mang thai, sự tăng trưởng kích thước ngực, liên quan đến chuyển hóa xương và cholesterol, điều chỉnh lượng thức ăn, trọng lượng cơ thể, chuyển hóa glucose và độ nhạy insulin. Do đó, suy giảm estrogen cũng sẽ ảnh hưởng lớn tới cuộc sống.
Suy giảm nội tiết tố nữ estrogen tức là việc sụt giảm nghiêm trọng nồng độ estrogen trong cơ thể. Nồng độ estrogen được coi là bình thường khi: Nữ trưởng thành, tiền mãn kinh: 15-350 pg/mL; Nữ trưởng thành, mãn kinh:
Đối tượng có nguy cơ suy giảm nội tiết tố nữ estrogen
Bắt đầu từ lúc dậy thì đến mãn kinh, phụ nữ đều có thể bị suy giảm nội tiết tố nữ estrogen, bất chấp lứa tuổi nào. Tuy nhiên, những đối tượng sau có thể có nguy cơ cao hơn:
- Phụ nữ sau tuổi 30
- Phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh
Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh có nguy cơ suy giảm nội tiết tố nữ estrogen.
- Phụ nữ mắc các vấn đề về buồng trứng
- Phụ nữ sau sinh nở
- Phụ nữ mắc các bệnh về tuyến giáp
- Người lạm dụng các biện pháp tránh thai
- Nữ giới tuổi dậy thì
Dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ estrogen
- Quan hệ tình dục đau và khô rát
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều
- Gia tăng nhiễm trùng đường tiết niệu
- Suy giảm ham muốn tình dục
- Xương yếu
- Người nóng bừng, mệt mỏi, phiền muộn, khó tập trung
- Đau đầu dồn dập, thường xuyên đau nửa đầu
Các dấu hiệu lão hóa da có thể là do suy giảm nội tiết tố nữ estrogen.
- Da khô, xuất hiện nếp nhăn và chảy xệ, giảm đàn hồi, xuất hiện những vết nám, tàn nhang, sạm da, đồi mồi...
- Vô sinh
Nguyên nhân suy giảm nội tiết tố estrogen
- Tuổi tác: Phụ nữ sau tuổi 30 sẽ bắt đầu bước vào thời kỳ mãn kinh, do đó nồng độ estrogen bắt đầu suy giảm và được gọi là tiền mãn kinh. Trong giai đoạn tiền mãn kinh, buồng trứng vẫn sẽ sản xuất estrogen nhưng chậm và ngừng sản xuất khi đến tuổi mãn kinh.
- Tập thể dục quá mức
- Rối loạn ăn uống, ví dụ như chán ăn
- Tuyến yên hoạt động kém
- Suy buồng trứng sớm, có thể là do yếu tố di truyền, độc tố hoặc tình trạng tự miễn dịch
- Hội chứng Turner
- Bệnh thận mãn tính
Cách điều trị suy giảm nội tiết tố nữ estrogen
1 Điều trị bằng giải pháp tự nhiên
- Ăn uống khoa học, hợp lý: Cân bằng chế độ ăn uống, bổ sung những thực phẩm tốt cho sức khỏe, ăn nhiều rau xanh, chất béo từ thực vật, bổ sung đầy đủ vitamin và chất xơ. Hạn chế sử dụng mỡ động vật, thực phẩm đóng hộp, chất kích thích, thức ăn nhanh..., tránh tình trạng thừa cân, béo phì.
Chế độ ăn uống hợp lý giúp giảm đáng kể nguy cơ suy giảm nội tiết tố nữ estrogen.
- Tập luyện thể dục thể thao
- Giảm căng thẳng, stress
2. Điều trị bằng can thiệp y tế
- Liệu pháp estrogen: Phụ nữ trong độ tuổi từ 25 - 50 bị thiếu estrogen thường được kê đơn liều cao estrogen. Việc này có thể làm giảm nguy cơ lãng xương, các triệu chứng mãn kinh, các bệnh tim mạch và mất cân bằng các nội tiết tố khác. Liều lượng thực tế sẽ tùy thuộc vào mức độ suy giảm estrogen và phương pháp điều trị. Trong một số trường hợp, việc điều trị lâu dài vẫn cần thiết ngay cả khi mức độ estrogen đã trở lại bình thường. Tuy nhiên, liệu pháp estrogen dài hạn chủ yếu được khuyên dùng cho những phụ nữ sắp mãn kinh hoặc đã cắt bỏ tử cung. Liệu pháp estrogen được khuyến cáo chỉ áp dụng trong 1- 2 năm bởi nó có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
- Liệu pháp thay thế hormone (HRT): HRT được sử dụng để làm tăng mức độ hormone tự nhiên của cơ thể. Bác sĩ có thể đề nghị HRT nếu bạn đang đến tuổi mãn kinh. Do mãn kinh khiến nồng độ estrogen và progesterone giảm đi đáng kể, liệu pháp HRT sẽ giúp các yếu tố này trở lại mức độ bình thường. HRT có thể điều chỉnh về liều lượng, thời gian và sự kết hợp của các hormone. Tùy thuộc vào chẩn đoán của bác sĩ, progesterone thường được sử dụng kết hợp với estrogen. Tuy nhiên, việc điều trị liệu pháp HRT có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đông máu, đột quỵ và ung thư vú.
Bác sĩ Tiin: Chờ đợi suốt 6 tháng vẫn chưa đến kỳ 'đèn đỏ' - triệu chứng của vô kinh thứ phát Chu kỳ kinh không đều, lúc ngắn, lúc dài nhưng tới 6 tháng hành kinh chưa quay trở lại được coi là vô kinh thứ phát. Câu hỏi: Em có kinh nguyệt năm 14 tuổi , năm nay em 17 tuổi nhưng chu kỳ kinh nguyệt vẫn chưa đều, chu kỳ gần đây nhất là 6 tháng trước, vậy em có bị vấn...