HomePod Mini suýt lỡ hẹn vì trễ tàu ở Việt Nam
Đại dịch Covid-19 đã khiến chuỗi cung ứng của Apple, vốn được đánh giá rất cao, cũng gặp nhiều khó khăn.
Vào tháng 2/2020, Apple rơi vào tình huống trớ trêu. Việc một loạt trường học đóng cửa khiến lượng đặt hàng iPad qua mạng tại Trung Quốc tăng vọt. Theo quy trình của Apple, mọi đơn hàng trực tuyến từ Trung Quốc sẽ được trung tâm phân phối tại Singapore xử lý.
Tuy nhiên, trung tâm của Apple tại Singapore hết nguồn hộp bìa để đóng gói sản phẩm. Dù cả iPad và bìa đóng gói đều được sản xuất tại Trung Quốc, Apple không thể chờ đối tác ở Trung Quốc làm thêm bìa rồi mới chuyển tới Singapore.
Thay vào đó, họ gửi hàng chục thùng vỏ hộp sản phẩm đang lưu kho lên máy bay từ Mỹ về Trung Quốc, chuyển hướng sang Singapore, sau đó đóng iPad vào trong hộp và lại xuất trở lại Trung Quốc.
Những chiếc HomePod Mini suýt lỡ hẹn
Theo Information, câu chuyện nói trên chỉ là một trong rất nhiều khó khăn về kho vận mà Apple gặp phải trong thời đại dịch. Nhờ lợi thế là một trong những công ty có quy trình vận chuyển hiện đại và quy mô lớn nhất, Apple vẫn có thể vượt qua những thách thức này. Nhiều công ty đối mặt với khó khăn tương tự đã phải chịu chuyển hàng trễ.
Vào giữa tháng 10/2020, Apple ra mắt loa HomePod Mini trong cùng sự kiện với iPhone 12. Mẫu loa này dự kiến tới tay người dùng vào ngày 16/11, nhưng đã có sự cố xảy ra khiến Apple suýt lỡ hẹn.
Bài viết của Information tiết lộ một tàu chở hàng, vốn có kế hoạch ghé qua Cảng Hải Phòng, đã bỏ điểm dừng này trong hành trình. Apple dự định chuyển các mẫu HomePod Mini từ Việt Nam tới California (Mỹ) trên chính chiếc tàu này.
Loa HomePod Mini đến tay khách hàng vào ngày 16/11/2020. Trước đó, sự cố vận chuyển khiến chúng suýt lỡ hẹn tới tay khách hàng.
Để có thể chuyển loa về kịp trước ngày giao hàng, nhóm kho vận của Apple đã quyết định thuê xe chở loa từ Cảng Hải Phòng qua biên giới với Trung Quốc, tới cảng tại Thượng Hải. Ở đây, Apple thuê các tàu chở hàng nhanh, có thể rút một nửa thời gian vận chuyển.
Video đang HOT
Một chuyến hàng đi từ Thượng Hải tới California thông thường mất 4 tuần, nhưng đi tàu nhanh thì chỉ mất 2 tuần. Quyết định này giúp lô hàng HomePod Mini kịp thời đến California vào cuối tháng 10, giúp loa kịp giao đến tay khách hàng.
Nhiều container AirPods, dù được sản xuất tại Việt Nam và gần Cảng Hải Phòng hơn, cũng được vận chuyển bằng xe tải tới cảng Diêm Điền, nằm ở tỉnh Thâm Quyến của Trung Quốc. Tại đây, tai nghe sẽ lên tàu chở hàng tới cảng Long Beach, California.
Cỗ máy kho vận phức tạp của Apple
Khi Steve Jobs mới trở lại Apple vào năm 1997, ông đã quyết tâm cải tiến chuỗi cung ứng của công ty này. Tuy nhiên, thay đổi rõ rệt chỉ đến sau khi Steve Jobs mời được Tim Cook, khi đó là chuyên gia về chuỗi cung ứng của Compaq và HP về Apple vào năm 1998.
Nhờ những hành động quyết liệt như bỏ máy tồn kho, thuê sản xuất ngoài mà Tim Cook đã cắt giảm thời gian tồn kho linh kiện tại Apple từ 30 ngày xuống chỉ còn 2 ngày, chỉ một năm sau khi nhận việc.
Một cơ trưởng chụp ảnh với các gói hàng trên máy bay, được cho là iPhone 6 và 6s chuyển sang Mỹ.
Tới năm 2020, sự đầu tư vào chuỗi cung ứng của Apple giúp họ thể hiện rõ sự vượt trội. Hầu hết sản phẩm của hãng chỉ bị giao chậm hơn vài ngày so với thông thường, dù nhiều nhà máy và bến cảng trên thế giới hạn chế hoạt động.
Không chỉ sử dụng khoang hành lý của các chuyến bay thương mại, Apple còn thường xuyên thuê riêng máy bay chở hàng để vận chuyển sản phẩm của mình. Năm 2020, Apple đã thuê 200 chuyến bay chở hàng, xác lập kỷ lục mà không công ty nào có được.
Năm 2016, sau khi ra mắt iPhone 7, Apple chỉ thuê đúng 3 chuyến máy bay chở hàng. Điều đó cho thấy sự thay đổi của công ty này chỉ sau vài năm.
“Khả năng vận hành, mở rộng quy mô và mang sản phẩm tới thị trường một cách cực kỳ hiệu quả mới là thứ khiến Apple có lợi thế cạnh tranh”, Mike Fawkes, cựu quản lý cấp cao về chuỗi cung ứng tại HP.
Tất nhiên, Apple cũng không thể tránh khỏi những ảnh hưởng nặng từ Covid-19.
AirPods Max, mẫu tai nghe cũng được hãng giới thiệu cuối năm 2020 cũng gặp vấn đề về vận chuyển. Khách hàng tại Mỹ có thể phải chờ tới 5 tuần mới mua được AirPods Max. Mẫu máy tính iMac, thường được Apple gửi đi bằng tàu biển vì kích thước lớn, cũng bị chậm khoảng 10 ngày so với thông thường.
Để rút ngắn thời gian vận chuyển, Apple đã liên hệ với nhiều cửa hàng tại Mỹ để trở thành điểm phân phối nhỏ. Tuy nhiên, họ vẫn còn gặp khó với các hãng bán lẻ hàng đầu như Best Buy, Walmart và Target, bởi các hãng này luôn yêu cầu số lượng nhập hàng lớn.
“Lý do sự chậm trễ của Apple ngày càng thiên về các vấn đề kho vận thay vì sản phẩm”, nhà phân tích Dan Ives của Wedbush Securities nhận xét.
Hàng loạt vấn đề cần giải quyết
Đến gần đây, Apple vẫn chủ yếu chuyển hàng bằng máy bay chứ không chọn tàu biển vì nhanh hơn, an toàn hơn. Dù vậy, hãng buộc phải thay đổi khi đại dịch Covid-19 khiến lượng máy bay có thể cất cánh giảm hẳn, và không gian chở đồ cũng không còn nhiều.
Thông thường, Apple sẽ mua chỗ chở hàng trên máy bay của các hãng Trung Quốc để chuyển sản phẩm từ nhà máy sang các thành phố cảnh lớn như Thượng Hải. Năm 2020, khi nhiều hãng máy bay phải dừng hoạt động, Apple đã phải chở hàng trong nội địa Trung Quốc bằng xe tải, khiến thời gian chờ lâu hơn.
Một số sự cố khách quan cũng khiến Apple không kịp trở tay. Tháng 11/2020, cụm ca nhiễm mới ở sân bay Pudong khiến nhiều sân bay ở Thượng Hải phải đóng cửa tạm thời.
Kể cả khi hàng đã về đến Mỹ, Apple cũng phải giải quyết vấn đề như thiếu nhân sự làm việc cho các hãng dỡ hàng, phân loại sau khi đưa xuống từ máy bay. Việc thiếu người bốc hàng từ container khiến quy trình này có thể mất đến 3 ngày thay vì chỉ một ngày như thông thường.
Tàu chở hàng ONE Apus gặp sự cố khiến hơn 1.800 container rơi xuống biển. Sự cố này cũng khiến hàng của Apple đi trên tàu tới đích chậm một tháng.
Apple bắt đầu chú ý tới việc chuyển hàng qua đường biển từ năm 2017, khi một công ty vận tải biển lớn là Hanji Shipping đóng cửa. Nhiều hãng buộc phải chuyển sang đường không vì không thể tìm đối tác khác ở đường biển. Điều đó khiến giá vận chuyển bằng máy bay tăng vọt, và chuyển sang tàu biển giúp Apple tiết kiệm chi phí.
Năm 2020, Apple bắt đầu chuyển một số đơn hàng AirPods bằng tàu biển. Tới quý III, hãng chuyển cả những mẫu iPhone đời cũ bằng tàu nhằm để dành không gian chuyển hàng trên máy bay cho iPhone 12 chuẩn bị ra mắt.
Ngoài phải chờ đợi lâu hơn, việc vận chuyển bằng đường biển cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khác. Tháng 11/2020, tàu chở hàng có tên ONE Apus gặp bão lớn khiến hơn 1.800 container rơi xuống biển. Apple có một container mang tai nghe Beats trên chuyến tàu này. Sự cố khiến đơn hàng tới California muộn tới hơn một tháng.
Người Trung Quốc không vui vì Apple chuyển sang Việt Nam
Thông tin các sản phẩm chủ lực của Apple đã được sản xuất tại Việt Nam khiến nhiều người Trung Quốc lo lắng về làn sóng thất nghiệp có thể ập đến.
Trên Weibo, mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc, tin tức về việc Apple có thể sản xuất iPad tại Việt Nam từ giữa năm nay thu hút hàng trăm triệu lượt đọc và hàng nghìn bình luận. "Sự kiện sẽ đánh dấu lần đầu tiên nhà sản xuất máy tính bảng lớn nhất thế giới sản xuất một lượng đáng kể thiết bị bên ngoài Trung Quốc", trang công nghệ Sina viết.
Đây không phải lần đầu tiên, người Trung Quốc tranh cãi về việc Apple yêu cầu các đối tác chuyển nhà máy ra khỏi đất nước họ. Cuối năm 2020, thông tin một phần dây chuyền Foxconn Trung Quốc chuyển sang Việt Nam dùng để sản xuất iPad và MacbBook từ 2021 từng gây lên làn sóng phản đối trên mạng xã hội Weibo.
Tháng 6/2020, Luxshare ICT - đối tác sản xuất AirPods của Apple đăng tuyển hàng nghìn công nhân ở Việt Nam.
Nhiều người từng cho rằng Việt Nam sẽ không đủ năng lực để làm những sản phẩm chất lượng cao của Apple. Nhưng đến đầu năm nay, khi các nguồn tin quốc tế cho biết các nhà máy tại Việt Nam đã bắt đầu lắp ráp iPhone, MacBook, HomePod mini, nhiều tài khoản Trung Quốc tỏ ra không vui.
"Chúng ta đã nhầm, bây giờ đến cái tai nghe cũng chuyển hết sang cho người Việt Nam làm. Sớm muộn gì hàng triệu công nhân Trung Quốc cũng thất nghiệp", người dùng Zhang Qin Qin viết. Nhiều người khác tỏ ra lo lắng vì từ lâu, Trung Quốc vốn được xem là công xưởng của thế giới, tuy nhiên, việc Apple rời đi có thể khiến nhiều công ty công nghệ khác nối bước.
"Samsung rời đi, Apple cũng rời đi. Đó là hiệu ứng dây chuyền chứ không đơn giản là một cuộc 'chia tay' đơn thuần. Chúng ta phải nghiêm túc nhìn nhận việc dịch chuyển này là nguy cơ với toàn xã hội chứ không riêng gì trong lĩnh vực công nghệ. Tương lai của những người công nhân thất nghiệp rồi sẽ đi về đâu", tài khoản Xing Wang viết.
Theo Nikkei , chiến lược rời xa Trung Quốc của Apple đem đến cho Việt Nam nhiều lợi ích trực tiếp. Foxconn, đối tác của Apple đã đầu tư 270 triệu USD để thành lập công ty con tại Việt Nam vào cuối năm ngoái. Luxshare, nhà lắp ráp iPhone mới và là nhà cung cấp chính của AirPods, đang tăng cường công suất cho HomePod mini ở miền Bắc Việt Nam.
Goertek nhà lắp ráp chính của AirPods chính, đã yêu cầu tất cả nhà cung cấp của họ đánh giá tính khả thi của việc chuyển sản xuất sang Việt Nam từ cuối năm 2018. Trung bình mỗi năm, Apple xuất xưởng khoảng 90 triệu chiếc AirPods. Mùa hè năm 2019, lần đầu tiên mẫu tai nghe này được sản xuất thử nghiệm ở Việt Nam. Một năm sau đó, sản lượng lớn của AirPods Pro, AirPods Max và HomePod mini cũng được chuyển về sản xuất nhà máy tại Việt Nam.
Tim Cook trước cột mốc 10 năm lãnh đạo Apple Apple vẫn đang chuyển mình trong bối cảnh CEO Tim Cook chuẩn bị kỷ niệm tròn 10 năm lãnh đạo, sau khi tiếp quản vị trí từ Steve Jobs. Các tập đoàn luôn theo đuổi những mục tiêu thương mại, điều đó khiến quá trình lãnh đạo của Tim Cook được soi xét kỹ hơn dưới lăng kính doanh nghiệp khi đến gần...