Hôm nay tuyên án ông Lưu Bình Nhưỡng
Sau thời gian nghị án, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình dự kiến tuyên án với ông Lưu Bình Nhưỡng và các đồng phạm trong hôm nay.
Theo dự kiến, 8h ngày 13/1, Hội đồng xét xử (HĐXX) Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình sẽ đưa ra phán quyết sơ thẩm đối với ông Lưu Bình Nhưỡng cùng các đồng phạm.
Trước đó, trả lời HĐXX trong phiên tòa sơ thẩm ngày 7/1, bị cáo Lưu Bình Nhưỡng trình bày, việc ông nhận tiề.n và nhận thức rằng đó chỉ là “tiền biếu” nên ngay lúc đó đã không quyết liệt trả lại, là hoàn toàn sai lầm.
Bị cáo Lưu Bình Nhưỡng tại phiên tòa xét xử (Ảnh: N.H).
“Đây là sai lầm lớn nhất cuộc đời bị cáo. Kể cả có việc này việc kia nhưng chưa bao giờ gợi ý bất cứ ai về tiề.n, đây là phong cách cuộc đời bị cáo”, bị cáo Lưu Bình Nhưỡng phân trần.
Tại phiên tòa, bị cáo Lưu Bình Nhưỡng đã nêu nguyện vọng xin được hưởng sự khoan hồng của pháp luật và mong HĐXX tuyên mức án thấp nhất.
Tại phiên tòa diễn ra vào ngày 8/1, đại diện Viện kiểm sá.t nhâ.n dân (VKSND) tỉnh Thái Bình công bố bản luận tội, đề nghị mức án đối với các bị cáo.
Đại diện VKSND đán.h giá, hành vi phạm tội của các bị cáo đã gây bức xúc trong dư luận, làm ảnh hưởng xấu đến nhân dân.
Trong đó, bị cáo Lưu Bình Nhưỡng đã 4 lần thực hiện hành vi phạm tội và nhiều lần nhận tiề.n, quà cảm ơn. Trong đó, ông Nhưỡng đã nhận 210 triệu đồng và 300.000 USD, một lô đất ở huyện Đông Anh, Hà Nội; được hứa tặng một lô đất hơn 1.000m2 ở Quảng Ninh.
Video đang HOT
Bị cáo Lê Thanh Vân đã 2 lần thực hiện hành vi phạm tội; nhận 60 triệu đồng, một lô đất ở huyện Đông Anh, Hà Nội và được hứa tặng một lô đất ở Quảng Ninh.
VKSND đán.h giá, số tiề.n các bị cáo Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân, Nguyễn Văn Vương đã nhận đều trên 1 tỷ đồng.
Từ những nhận định, phân tích trên, VKSND đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Lưu Bình Nhưỡng mức án 3 năm đến 3 năm 6 tháng tù về tội Cưỡng đoạt tài sản; 10-12 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; tổng hình phạt là 13 năm đến 15 năm 6 tháng tù.
Bị cáo Lê Thanh Vân bị đề nghị mức án 7-9 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.
Cơ quan công tố cũng đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Phạm Minh Cường, 39 tuổ.i (thường gọi Cường “Quắt”) mức án 7-8 năm tù về tội Cưỡng đoạt tài sản; Vũ Đăng Phương (42 tuổ.i) mức án 6-7 năm tù về tội Cưỡng đoạt tài sản.
Bị cáo Nguyễn Văn Vương (cựu chuyên viên Vụ pháp luật Văn phòng Chủ tịch nước) bị đề nghị mức án 13-14 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.
Vụ hơn 10 năm chờ thi hành án: Một hộ dân được bồi thường hơn 25 tỷ đồng
Hai hộ dân tại Đắk Lắk bị thu hồi đất để thực hiện dự án thủy điện từ 20 năm trước, đến nay, Tổng công ty Phát điện 3 quyết định bồi thường 27,3 tỷ đồng nhưng chỉ có một hộ chịu nhận tiề.n.
Một hộ dân đã nhận bồi thường hơn 25,5 tỷ đồng
Ngày 12/1, trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Trần Văn Khánh, Giám đốc Công ty Thủy điện Buôn Kuốp (thuộc Tổng công ty Phát điện 3), xác nhận, tổng công ty thống nhất bồi thường cho 2 hộ dân tại Đắk Lắk có diện tích đất bị thu hồi để xây dựng khu quản lý, vận hành các nhà máy thủy điện trên sông Sêrêpốk với số tiề.n 27,3 tỷ đồng.
Ông Khánh thông tin, để xác định chính xác số tiề.n chi trả cho 2 hộ dân, phía Công ty Thủy điện Buôn Kuốp đã hợp đồng với Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Buôn Ma Thuột lập phương án bồi thường, hỗ trợ với đất xây dựng công trình khu quản lý, vận hành các nhà máy thủy điện trên sông Sêrêpốk.
Trụ sở Công ty Thủy điện Buôn Kuốp, thuộc Tổng công ty Phát điện 3 (Ảnh: Uy Nguyễn).
Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Buôn Ma Thuột xác định, diện tích đất bị thu hồi để thực hiện dự án hơn 19.700m2 (đất trồng cây lâu năm). Trong đó, hộ ông Nguyễn Bá Triệu (69 tuổ.i, trú tại thành phố Buôn Ma Thuột) có hơn 1.200m2 đất và hộ dân còn lại 18.500m2.
Sau khi xem xét, Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Buôn Ma Thuột sử dụng giá đất mà UBND thành phố ban hành vào tháng 8/2021 để làm cơ sở thực hiện bồi thường. Số tiề.n mà hộ ông Nguyễn Bá Triệu được bồi thường là hơn 1,7 tỷ đồng và hộ dân còn lại sẽ nhận được hơn 25,5 tỷ đồng.
Giám đốc Công ty Thủy điện Buôn Kuốp thông tin, sau khi có phương án từ Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Buôn Ma Thuột, đơn vị đã làm việc với 2 hộ dân.
Tuy nhiên, chỉ có một hộ đồng ý nhận bồi thường mức hơn 25,5 tỷ đồng và phía công ty đã chi trả toàn bộ số tiề.n này; riêng hộ ông Nguyễn Bá Triệu không nhận tiề.n.
"Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Buôn Ma Thuột áp dụng giá đất của năm 2021 là cao hơn giá đất thời điểm hiện tại nhưng Công ty Thủy điện Buôn Kuốp vẫn đồng ý mức giá này, để sớm giải quyết dứt điểm vụ việc.
Tuy nhiên, hộ ông Triệu không nhận tiề.n và đã khởi kiện ra Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, đòi bồi thường 20 tỷ đồng. Phía công ty chúng tôi đang hoàn tất các thủ tục pháp lý để nộp cho tòa án theo quy định", ông Khánh nói.
Khởi kiện vụ án mới đòi bồi thường
Phía Công ty Thủy điện Buôn Kuốp cho rằng, sau khi thu hồi đất của ông Triệu, năm 2008, công ty đã chi khoảng 300 triệu đồng bồi thường và gia đình ông Triệu đã nhận.
Do đó, khi hộ ông Triệu thống nhất việc nhận bồi thường, Công ty Thủy điện Buôn Kuốp sẽ khấu trừ số tiề.n gốc và lãi đến nay, tạm tính hơn 920 triệu đồng.
Ông Nguyễn Bá Triệu sẽ khởi kiện với mong muốn được nhận bồi thường ở mức hợp lý (Ảnh: Thúy Diễm).
Với thông tin trên, ông Triệu cho rằng, vụ việc thu hồi đất đã 20 năm, gia đình ông cũng vất vả, nhiều năm liền theo đuổi vụ việc mới thắng kiện, do đó, ông mong muốn vụ việc phải được giải quyết có tình, có lý.
Theo ông Triệu, gia đình muốn sẽ được nhận bồi thường bằng vị trí đất mới, có diện tích tương xứng với đất đã bị thu hồi. Trường hợp không tìm ra vị trí đất, ông đồng ý bồi thường bằng tiề.n với điều kiện giá trị đất bồi thường theo thời điểm hiện tại, tương xứng vị trí đất mà gia đình bị thu hồi.
"Với mức bồi thường mà Công ty Thủy điện Buôn Kuốp đưa ra, gia đình tôi không đồng ý vì quá thấp. Do đó, buộc chúng tôi phải khởi kiện một vụ án mới", ông Triệu cho hay.
Như Dân trí đã có nhiều bài phản ánh, ông Nguyễn Bá Triệu đã liên tục làm đơn cầu cứu cơ quan chức năng do ông thắng kiện UBND thành phố Buôn Ma Thuột nhưng hơn 10 năm vẫn không được thi hành án.
Năm 2005, UBND thành phố Buôn Ma Thuột ra quyết định thu hồi 1.245m2 đất (trồng cà phê) của gia đình ông giao cho Tập đoàn điện lực Việt Nam xây dựng công trình khu quản lý, vận hành các nhà máy thủy điện trên sông Sêrêpốk.
Tại Quyết định 2346 của UBND thành phố Buôn Ma Thuột về phương án bồi thường thu hồi đất, gia đình ông Triệu được bồi thường khoảng 300 triệu đồng.
Cho rằng việc thành phố áp mức bồi thường theo giá đất của UBND tỉnh Đắk Lắk là không đúng và việc đền bù phải là thỏa thuận của chủ đất với chủ đầu tư dự án nên vợ chồng ông Triệu đã làm đơn khởi kiện UBND thành phố Buôn Ma Thuột.
Sau hàng loạt phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm kéo dài nhiều năm liền, tháng 8/2012, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã mở phiên tòa phúc thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của vợ chồng ông Triệu. Tòa tuyên hủy một phần quyết định 2364 của UBND thành phố Buôn Ma Thuột; bác kháng cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Vụ việc tiếp tục kéo dài do phải xác định đơn vị bồi thường là UBND thành phố Buôn Ma Thuột hay Tổng công ty Phát điện 3. Phía UBND tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các sở, ngành tham mưu và kết luận đơn vị bồi thường thuộc về Tổng công ty Phát điện 3.
Bị cáo Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân nói lời sau cùng trước khi Tòa nghị án Sau ba ngày xét xử sơ thẩm, chiều 9/1, Hội đồng xét xử TAND tỉnh Thái Bình xét xử hai cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân cùng các bị cáo khác đã kết thúc phần tranh tụng. Trước khi Hội đồng xét xử nghị án, các bị cáo được quyền nói lời sau cùng. Được nói đầu...