Hôm nay tư vấn phương pháp giáo dục trẻ từ 0 đến 11 tuổi
14h30 chiều nay 13/6, tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền, chuyên gia giáo dục đầu đời tại VN và cô Kyla Colleen Ellis – giáo viên tiếng Anh, Hệ thống trường Quốc tế Việt Úc sẽ tư vấn cho độc giả phương pháp giáo dục trẻ trong giai đoạn 0 – 11 tuổi.
Theo nghiên cứu của Weikart (Mỹ) vào thời điểm 5 tuổi, 70% trẻ được thụ hưởng chương trình giáo dục mầm non tốt sẽ có chỉ số IQ đạt từ 90 điểm trở lên trong khi chỉ gần 30% trẻ không được đi học đạt được mức độ IQ đó. Nhiều bằng chứng khoa học từ Anh, Mỹ, Thụy Điển cho thấy các tác động to lớn và lâu dài của giáo dục những năm đầu đời lên sự phát triển IQ và EQ của học sinh.
Khoảng 50% trẻ có được chương trình giáo dục tốt ở bậc mầm non đạt được những thành công cơ bản ở độ tuổi 14. Ngược lại, chỉ 17% số trẻ không có được giáo dục tốt ở mầm non đạt được những thành công tương tự. Sự vượt trội còn thể hiện ở các khía cạnh khác của cuộc sống vào thời điểm 40 tuổi. Từ nghiên cứu của Weikart Chính phủ Mỹ, 1 USD đầu tư vào giáo dục mầm non sẽ mang lại ít nhất 12 USD lợi nhuận trong tương lai.
Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền, chuyên gia về giáo dục đầu đời tại Việt Nam.
Giai đoạn từ 0 đến 11 tuổi rất quan trọng để đánh thức các tế bào vỏ não và tạo ra các liên kết thần kinh, nền móng cho sự phát triển các chức năng nhận thức bậc cao và ngôn ngữ. Đây là thời kỳ phát cảm (thuận lợi có một không hai) để phát triển trí tuệ, ngôn ngữ và xây dựng nhân cách. Nếu các bậc phụ huynh không làm được điều đó ở tuổi mầm non, sau này, dù muốn, bố mẹ sẽ không có cơ hội để tác động hiệu quả lên sự phát triển của trẻ.
Video đang HOT
Tại buổi tư vấn trực tuyến ngày 13/6, tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền và cô Kyla Colleen Ellis sẽ giải đáp thắc mắc của các vị phụ huynh trong việc tìm phương pháp giáo dục hiệu quả cho các con trong những năm đầu đời.
Cô Kyla Colleen Ellis tốt nghiệp chuyên ngành Tâm lý Đại học Bryn Mawr, Mỹ.
Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền là chuyên gia hàng đầu về giáo dục đầu đời tại Việt Nam, có trên 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục trẻ em. Bà tốt nghiệp Cử nhân Tâm lý – Giáo dục trẻ em (Đại học Sư Phạm Quốc gia Minsk – Liên Xô cũ), là Thạc sĩ Giáo dục (Đại học Leeds, Anh), Tiến sĩ Giáo dục (tại Đại học Monash, Australia) và hiện là chuyên gia tư vấn chương trình giáo dục mầm non tại VAS.
Cô Kyla Colleen Ellis tốt nghiệp chuyên ngành Tâm lý Đại học Bryn Mawr, Mỹ. Cô hiện là giáo viên chuyên trách giảng dạy tiếng Anh lứa tuổi mầm non của Hệ thống trường Quốc tế Việt Úc.
Theo VNE
Học một trường được hai bằng tốt nghiệp
Trường quốc tế Việt Úc (VAS) sẽ áp dụng chương trình phổ thông quốc tế Cambride vào dạy song song với chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Học sinh khi ra trường sẽ được nhận 2 tấm bằng tốt nghiệp tương ứng.
Đó là bằng tốt nghiệp Trung học Cambridge và bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Chương trình được thực hiện từ năm học 2013-2014.
Các em nhỏ được đào tạo song song chương trình quốc tế và trong nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chương trình phổ thông quốc tế Cambridge đang được triển khai tại 9.000 trường trên 160 quốc gia, được lựa chọn để dạy song song với hệ đào tạo giáo dục quốc gia của nhiều nước như Thụy Điển, Đức, Italy, Tây Ban Nha, Indonesia, Ấn độ, Trung Quốc...
Học sinh theo học chương trình Cambridge tại các quốc gia trên được trang bị nền tảng vững vàng về kỹ năng ngôn ngữ, học tập, kiến thức khoa học, nghiên cứu tư duy logic và lối tư duy toàn cầu. Điều đó giúp các em thích ứng với môi trường học tập mới ở bậc đại học, nơi có sinh viên quốc tế đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau.
Học sinh tự tin hòa nhập với môi trường giáo dục toàn cầu.
Bà Phan Hà Thủy, Tổng hiệu trưởng của VAS cho biết: mục tiêu của trường trong giai đoạn mới là đào tạo học sinh trở thành công dân toàn cầu. Việc đưa chương trình Cambridge vào đào tạo sẽ cung cấp cho học sinh một đầu ra quốc tế uy tín, có giá trị rộng rãi trên thế giới. Bằng Cambridge Primary Check Point sau lớp 5, Secondary checkpoint sau lớp 8, IGCSE, AS và A-level sau các lớp 10, 11, 12 là những tấm "hộ chiếu" giúp các em hòa nhập với môi trường giáo dục toàn cầu. Việc học tập tại môi trường song ngữ cũng giúp các em học sinh giữ được những giá trị văn hóa Việt thông qua chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ngọc Bích
Theo VNE
Dạy đạo đức ở trường: Nhồi nhét kiến thức 'cao siêu' Có một nghịch lý là học sinh lớp 11 và 12 không có tiết học đạo đức nào, trong khi chương trình giáo dục công dân chỉ có ở lớp 10 (29 tiết/năm) rất nặng nề. Nội dung khó thuyết phục học sinh. Văn phòng Chủ tịch nước đang thực hiện một cuộc khảo sát trực tiếp ở 15 tỉnh thành trên cả...