Hôm nay nắng nóng trên 41 độ C, coi chừng kiệt sức, đột quỵ
Các chuyên gia cảnh báo nắng nóng gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ khi con người tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.
Ngày 22/6, ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía Tây mở rộng về phía Đông Nam với đới gió Tây Nam, gây hiệu ứng Phơn mạnh nên các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ tiếp tục có nắng nóng và nắng nóng gay gắt. Nền nhiệt độ phổ biến 36-39 độ C, có nơi trên 40 độ C.
Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến 38-40 độ C, có nơi trên 41 độ C. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ C từ 10h-18h.
Cảnh báo nắng nóng ở các tỉnh Bắc Bộ có khả năng kéo dài 1-2 ngày tới; ở Trung Bộ tiếp tục kéo dài trong nhiều ngày tới.
Video đang HOT
Nắng nóng ở các tỉnh Bắc Bộ có khả năng kéo dài 1-2 ngày tới. Ảnh: Phạm Thắng.
Nắng nóng gay gắt kéo dài trong những ngày tới kết hợp độ ẩm trong không khí giảm thấp nên có nhiều nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư.
Ngoài ra, nắng nóng có tác động và gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.
Thời tiết nắng nóng làm cơ thể ra nhiều mồ hôi, gây mất nước, điện giải, đặc biệt là ở trẻ em dễ dẫn đến mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa. Thức ăn, thực phẩm dễ bị ôi, thiu, nhiễm nấm và vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, chống nóng bằng biện pháp bật quạt gió mạnh trực tiếp vào người hoặc để nhiệt độ điều hòa quá thấp gây nên nhiễm lạnh, viêm phổi…
Dự báo trong 2 ngày tới, chỉ số tia UV ở Hà Nội, Đà Nẵng có giá trị từ 8-10, ứng với mức ảnh hưởng nguy cơ gây hại cao đến rất cao đối với cơ thể con người khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
Cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng ở Bắc Bộ: Cấp 1.
Cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng ở Trung Bộ: Cấp 2.
Theo Zing
Dấu hiệu người bị tiểu đường có thể đột quỵ do nắng nóng
Vào mùa hè nắng nóng, những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường có rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe như đột quỵ, hạ đường huyết, ngộ độc ceton acid...
Ảnh minh hoạ: InternetTheo đó, các bác sỹ khuyến cáo bệnh nhân cần lưu ý và người thân cũng cần có sự quan tâm nhiều hơn đối với những bệnh nhân này. Khi có dấu hiệu ra mồ hôi nhiều, mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, có thể là biểu hiện cảnh báo đột quỵ nhiệt, cần nhanh chóng xử lý bằng cách cho uống nước mát. Nếu không thấy đỡ thì ngay lập tức phải đưa bệnh nhân tới bệnh viện.
Khi nhiệt độ thời tiết tăng lên khoảng 33 độ C, cơ thể bị đổ mồ hôi ngay cả khi không vận động thì cần chú ý uống bổ sung đủ lượng nước cần thiết. Không nên uống cùng một lúc quá nhiều nước hay uống nước đá quá lạnh.
Thường xuyên kiểm tra chỉ số lượng đường trong máu, bởi dễ có nguy cơ hạ đường huyết đột ngột. Đặc biệt là đối với bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi, các triệu chứng hạ đường huyết thường không rõ rệt nên càng cần phải chú ý đến việc giám sát chỉ số đường huyết bằng cách đo thường xuyên, chú ý bổ sung thức ăn nhẹ giữa các bữa ăn và ăn phụ trước khi đi ngủ.
Một nguy cơ nguy hiểm của bệnh đái tháo đường khi thời tiết nắng nóng là ngộ độc ceton acid dẫn tới hôn mê. Đây là trạng thái biến chứng phổ biến và nguy hiểm nhất, nếu không kịp thời xử lý sẽ thường dẫn đến tử vong.
Khi có dấu hiệu ra mồ hôi nhiều, mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, có thể là biểu hiện cảnh báo đột quỵ nhiệt, cần nhanh chóng xử lý bằng cách cho uống nước mát. Nếu không thấy đỡ thì ngay lập tức phải đưa bệnh nhân tới bệnh viện. Ảnh minh hoạ: Internet
Một số biểu hiện ngộ độc ceton acid gồm tiểu nhiều, khát nước và muốn uống nước nhiều kèm mệt mỏi. Khi nặng hơn sẽ có các triệu chứng chán ăn, buồn nôn, ói mửa, nhức đầu, cáu gắt, thờ ơ lơ đãng và các triệu chứng khác... Khi nghi ngờ rơi vào trạng thái ngộ độc ceton acid, bệnh nhân cần phải đến bệnh viện để điều trị ngay lập tức.
Ngoài ra, để hạn chế những nguy hại do thời tiết nắng nóng gây ra, người bệnh đái tháo đường nên hạn chế ra ngoài nắng nhất là khoảng thời gian từ 11 giờ đến 3 giờ chiều, vì người bệnh thường rất nhạy cảm nên khi tiếp xúc với ánh nắng dễ bị dị ứng gây yếu da và làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Nếu bắt buộc phải ra ngoài trong thời gian này, bạn nên che chắn cơ thể, không để da tiếp xúc với ánh nắng mạnh.
Do thời tiết nóng ẩm người bệnh rất dễ bị nhiễm khuẩn mắt, hơn nữa khi mắc bệnh này khiến cho các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng võng mạc suy yếu, dần dần sẽ làm bệnh nhân dẫn đến nhìn mờ, thậm chí là mù lòa nếu mắc đái tháo đường nặng. Do vậy, người bị tiểu đường là nên thường xuyên kiểm tra mắt, khoảng 3 tháng một lần hoặc khi thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường ở mắt.
THÁI HÀ (TỔNG HỢP)
Theo tienphong.vn
Cảnh báo sốc nhiệt, đột quỵ, ung thư da do nắng nóng Nhiệt độ miền Bắc tăng cao khiến nhiều người bị sốc nhiệt khi đi ra ngoài trời. Đặc biệt, nắng nóng còn có nguy cơ gây đột quỵ, ung thư da. Thấy đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, bà Nguyễn Thị Thanh (59 tuổi ở Thường Tín, Hà Nội) đến khám tại Bệnh viện Nông nghiệp. Ngay lập tức các bác sĩ đã...