Hôm nay, hơn 56.000 học sinh Tp.HCM thi tuyển sinh vào lớp 10
Có tổng cộng 105 hội đồng thi trên địa bàn 17 quận, huyện tổ chức thi tuyển, trong đó: 94 hội đồng hệ thường và 11 hội đồng hệ chuyên. Năm nay, toàn thành phố có 56.053 học sinh THCS bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10, tăng hơn 2.000 thí sinh so với năm ngoái. Trong đó, hệ thường có đến 48.082 thí sinh đăng ký thi còn hệ chuyên có 7.971 em đăng ký.
Học sinh học ôn thi vào lớp 10.
Được biết, chỉ tiêu năm nay hệ thường là 47.368 và hệ chuyên là 720. Như vậy, cơ hội vào lớp 10 công lập chiếm tỉ lệ 85,79%. Còn hơn 14% học sinh bị loại sẽ học tại các trường tư thục, trung tâm giáo dục thường xuyên và các trường trung cấp chuyên nghiệp.
Còn ở 7 quận huyện còn lại như Q.2, Q.9, Q.Thủ Đức, huyện Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ, Hóc Môn cũng tiến hành xét tuyển vào các trường THPT trên địa bàn.
Điểm tuyển chính là tổng điểm ba môn, trong đó hai môn Văn và Toán nhân hệ số 2, và tổng điểm cộng thêm (nếu có). Ở một trường, điểm chuẩn nguyện vọng (NV) 2 cao hơn điểm chuẩn NV 1 và điểm chuẩn NV3 cao hơn NV2 không quá 1 điểm.
Theo dự kiến, ngày 17/7, Sở GD-ĐT TPHCM sẽ công bố kết quả tuyển sinh.
Video đang HOT
Lịch thi tuyển sinh lớp 10 ở TPHCM:
Ngày 21/6: Sáng: Ngữ văn, Chiều: Ngoại ngữ.
Ngày 22/6: Sáng: Toán, Chiều: dành cho các thí sinh thi môn chuyên vào trường chuyên
Theo PLXH
Tuyển sinh lớp 10 bằng xét tuyển: Lo học sinh mất động cơ học tập
TT - Tuyển sinh bằng phương thức xét tuyển là một chủ trương đúng đắn. Nhưng trên thực tế, cách thực hiện ở nhiều địa phương vẫn còn quá nhiều bất cập.
Đó là nhận định của nhiều đại biểu dự hội nghị sơ kết tuyển sinh lớp 10 bằng phương thức xét tuyển do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức sáng 28-1.
Học sinh tham dự kỳ thi tuyển vào lớp 10 tại TP.HCM năm học 2009-2010. TP.HCM sẽ mở rộng địa bàn xét tuyển lớp 10 nhưng vẫn duy trì hình thức thi tuyển tại một số trường Ảnh: H.HG.
Theo ông Lê Hồng Sơn - phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, việc tuyển sinh lớp 10 bằng xét tuyển có nhiều ưu điểm như trên 99-100% học sinh tốt nghiệp THCS được vào lớp 10 THPT công lập, góp phần thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục bậc trung học; không phải chịu áp lực qua một kỳ tuyển sinh căng thẳng, tiết kiệm được ngân sách nhà nước, tiền bạc của phụ huynh học sinh; tuyển sinh theo tuyến khu vực tạo sự đồng đều về chất lượng đầu vào.
Cho điểm dễ dãi
Tiếp tục xét tuyển Kết luận hội nghị, ông Huỳnh Công Minh, giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, nhấn mạnh: "TP sẽ tiếp tục tuyển sinh lớp 10 theo phương thức xét tuyển và mở rộng địa bàn ở các quận huyện khác nếu đủ điều kiện (đủ trường lớp và giáo viên để có thể tiếp nhận ít nhất 80% học sinh tốt nghiệp THCS). Năm nay sở sẽ có kế hoạch tuyển sinh lớp 10 sớm và không để tình trạng dồn các học sinh không có hộ khẩu vào một trường như năm trước. Riêng một số trường như Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa... vẫn phải thi tuyển".
Thế nhưng, "bốn năm tuyển sinh bằng xét tuyển năm nào chỉ tiêu tuyển sinh ở Củ Chi cũng cao hơn số học sinh dự tuyển. Hiện chúng tôi cứ phải trả giá: ví dụ năm rồi sở giao cho trường tôi 13 lớp 10, trong khi số học sinh lớp 9 trên địa bàn chỉ có 500 em. Tôi xin 10 lớp (nhận 450 học sinh) thôi, còn 50 học sinh sẽ vào học trường nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên. Vậy mà cuối cùng tôi vẫn phải nhận chỉ tiêu 12 lớp (với 540 học sinh). Hội đồng tuyển sinh trường tôi cứ lùa hết vào cho đủ chỉ tiêu" - ông Lê Đình Hoe, hiệu trưởng Trường THPT Quang Trung (Củ Chi), bức xúc.
Ông cho biết thêm tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học ở lớp 10 nhiều nhất. Học không nổi các em bỏ học thì địa phương động viên các em ra học phổ cập ban đêm và cũng giáo viên trường giảng dạy.
Tại hội nghị, nhiều đại biểu có chung ý kiến rằng: "Việc xét tuyển đã khiến giáo viên THCS dễ dãi cho điểm và xếp loại học trò. Vấn đề này xuất phát từ tâm lý thương học trò, chấp nhận cho điểm rộng rãi một chút để học sinh được vào lớp 10 công lập".
Bà Phan Thị Mỹ Linh, hiệu trưởng Trường THPT Bình Khánh, Cần Giờ, cho biết: "Ở Cần Giờ, bao nhiêu học sinh tốt nghiệp THCS đều được vào lớp 10 công lập hết. Nguyên nhân của tình trạng học sinh yếu kém có thể do đội ngũ giáo viên một phần nhưng phần khác vẫn là chất lượng đầu vào".
Bà Linh nói: "Năm học 2009-2010, trường tôi tuyển được 75,3% học sinh đạt khá, giỏi ở lớp 9, nhưng mới hết học kỳ 1, số học sinh lớp 10 đạt khá, giỏi chỉ còn 19,4%".
"Chạy" trường?
Chưa kể việc tuyển sinh như trên làm học sinh "hoàn toàn mất động cơ học tập" - ông Lâm Triều Nghi, hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, Thủ Đức, phát biểu.
Ông nói thêm: "Giáo viên THCS đã phản ảnh với tôi rằng nhiều học sinh lớp 9 ỷ lại vào việc xét tuyển nên chỉ học để lấy điểm trung bình - đủ điểm vào lớp 10 công lập. Việc xét tuyển dựa vào hộ khẩu khiến chúng tôi phải xem kỹ và đối chiếu từng hồ sơ để tránh tình trạng chạy trường. Có hồ sơ khi xem thấy hộ khẩu không đúng với quy định tuyển sinh, chúng tôi trả lại, sau đó phụ huynh đem nộp... hộ khẩu khác".
Phức tạp như thế nên Trường Nguyễn Hữu Huân phải cần đến bốn người làm công tác tuyển sinh trong sáu tuần mới xong (những năm thực hiện thi tuyển, trường chỉ bố trí một người làm trong sáu ngày là xong).
HOÀNG HƯƠNG