Hôm nay công bố kết quả rà soát ứng viên GS, PGS năm 2017
Mặc dù, theo thời hạn Bộ GD-ĐT xin lùi thời gian Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước (HĐCDGSNN) công bố về kết quả rà soát ứng viên giáo sư, phó giáo sư vừa được công nhận năm 2017 chốt vào ngày 28/2. Tuy nhiên, kết quả rà soát chính thức sẽ được công bố tại phiên họp Chính phủ thường kỳ vào hôm nay 1/3. Đến nay, mới phát hiện ra 1 trường hợp không đủ tiêu chuẩn.
ảnh minh họa
Trước đó, việc HĐCDGSNN công bố 1.226 ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư và phó giáo sư năm 2017. Vấn đề làm ồn ào dư luận là số lượng ứng viên được công nhận năm nay tăng đột biến so với năm trước (hơn 60%).
Trong bối cảnh các tiêu chuẩn để được công nhận giáo sư, phó giáo sư sẽ được thắt chặt hơn trong năm tới, trong đó có những tiêu chuẩn bất khả thi với nhiều người (công bố trên các tạp chí quốc tế thuộc danh mục SCOPUS, ISI), sự gia tăng đột biến về số lượng này làm cho dư luận nghi ngờ nhiều ứng viên đã tranh thủ lên chuyến tàu vét, và có thể có hội đồng đã xuê xoa cho lọt nhiều ứng viên chưa đủ chuẩn. Thủ tướng đã có ý kiến chỉ đạo, HĐCDGSNN và các Hội đồng ngành đang xem xét rà soát, chắc chắn sẽ có câu trả lời trước công luận.
Một số hội đồng ngành vẫn bảo lưu kết quả 100% ứng viên của mình đủ tiêu chuẩn như Hội đồng Toán, hội đồng Giao thông Vận tải. GS-TSKH Vũ Minh Giang, Chủ tịch HĐCDGS ngành Sử học -Khảo cổ học – Dân tộc học, cho biết trước đó, các HĐCDGS ngành đã báo cáo kết quả rà soát lên Chủ tịch HĐCDGSNN, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ. Tại cuộc họp, các thành viên HĐCDGS ngành thảo luận nhiều vấn đề có tính nguyên tắc cũng như việc xử lý sau rà soát. Theo GS Giang, nội dung kết quả rà soát sẽ được Chủ tịch HĐCDGSNN trực tiếp báo cáo Thủ tướng tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2 vào ngày 1/3.
Hiện tại, nhiều ý kiến cho rằng cần thay đổi cả tiêu chí lẫn cách thức xét duyệt, bỏ phiếu với chức danh GS, PGS để đảm bảo minh bạch, chọn được đúng người giỏi, xứng đáng với chức danh này.
Video đang HOT
Kết quả ban đầu cho biết mới có Hội đồng ngành hóa học – công nghệ thực phẩm báo cáo một trường hợp được phát hiện hồ sơ không đủ minh chứng đạt các tiêu chuẩn cứng để được công nhận đủ tiêu chuẩn PGS. Ứng viên này là giảng viên của Trường ĐH Bách khoa – ĐH Quốc gia TP HCM. Khi rà soát, hội đồng ngành phát hiện hồ sơ của ứng viên còn thiếu một tiêu chuẩn cứng là hướng dẫn chính ít nhất 2 học viên cao học đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ.
Theo giải thích của trường, trên thực tế ứng viên này đã đạt tiêu chuẩn này nhưng do sơ suất trong việc thực hiện thủ tục nên thiếu minh chứng trong hồ sơ. Đến khi xét hội đồng ngành cũng sơ suất không kiểm tra thấu đáo nên bỏ phiếu thông qua. Do đó, về mặt hồ sơ không đủ điều kiện thì đến nay chỉ một trường hợp của ngành hóa. Những ngành khác chưa cụ thể được vì có những trường hợp hồ sơ phức tạp, cần nhiều thời gian hơn để rà soát, nên hiện rà soát vẫn chưa xong. Vì thế, Bộ GD-ĐT và HĐCDGSNN sẽ phải xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, để cho phép các hội đồng ngành tiếp tục công việc rà soát.
Theo Phapluatvn.vn
Lo ngại về chất lượng GS, PGS trên chuyến tàu "vét" mang số hiệu 174 là có cơ sở
Ngày 31/01/2018 và 01/02/2018, tại Thủ đô Hà Nội, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước (HĐCDGSNN) nhiệm kỳ 2014-2019 đã họp Kỳ họp lần thứ VII. Tại Kỳ họp HĐCDGSNN đã xét duyệt, bỏ phiếu tín nhiệm ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017.
Lo ngại về chất lượng GS, PGS trên chuyến tàu "vét" mang số hiệu 174 (ảnh minh họa)
Có nhiều ý kiến cho rằng năm 2017 "bão" chức danh Giáo sư và Phó giáo sư, con số thật đáng bất ngờ với hàng nghìn ứng viên được phong hàm. Cụ thể, năm 2017, tổng số người đạt chức danh giáo sư và phó giáo sư là 1.226 người, tăng gần 60% so với năm trước.
Nhiều người tỏ ra lo lắng với chất lượng giáo sư và phó giáo sư khi con số đột ngột tăng mạnh như năm 2017. Liên quan đến vấn đề này, PV đã có cuộc trò chuyện cùng PGS.TS Trần Văn Tớp - Phó hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
PGS.TS Trần Văn Tớp cho hay: "Đúng là do năm nay thời gian nộp hồ sơ kéo dài hơn những 6 tháng nên nên các bài báo, sách xuất bản, đề tài nghiệm thu của các ứng viên... cũng được lùi lại nửa năm. Các ứng viên sẽ có thêm thời gian để tính điểm công trình.
Cùng với đó, sắp tới Bộ GD&ĐT sẽ sửa đổi tiêu chuẩn chức danh GS, PGS, với những tiêu chuẩn cao hơn nên các ứng viên đã tranh thủ thời gian này để hoàn thành hồ sơ và được công nhận.
Nếu ai để ý sẽ thấy, năm 2017, các bài nghiên cứu, các công bố khoa học cũng được chuẩn bị một cách nhộn nhịp hơn".
Có lẽ, đó chính là lí do tại sao GS.TSKH Trần Văn Nhung - thư ký hội đồng chức danh nhà nước đã ví lần công bố PGS.TS năm 2017 như "chuyến tàu cuối mang số hiệu 174".
thêm về vấn đề này, PGS.TS Trần Văn Tớp cho hay: "Ở các nước khác trên thế giới không công nhận giáo sư, phó giáo sư như ở Việt Nam.
Ở ta hiện nay, cứ người nào đáp ứng đủ các tiêu chuẩn đã đề ra được phong hàm GS, PGS nên một bộ môn tại một trường ĐH có thể có rất nhiều PGS.TS.
Còn ở thế giới, mỗi lĩnh vực nghiên cứu của một cơ sở giáo dục sẽ chỉ có một GS là người đứng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu đó nên số lượng các PGS và GS của họ không nhiều như nước ta".
Trong đợt công bố chức danh GS, PGS lần này, nhiều người tỏ ra băn khoăn khi có những ứng viên không hề có bài ISI/Scopus nhưng vẫn được công nhận, điều đó báo động về chất lượng đội ngũ PGS, GS lần này.
Liên quan đến vấn đề này, TS Lê Văn Út- Trưởng phòng Quản lý Phát triển KH&CN (ĐH Tôn Đức Thắng) cho hay, công bố ISI/Scopus hiện đang là chuẩn mực mà thế giới đang sử dụng để đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của nhà khoa học, tổ chức khoa học và năng lực khoa học của các quốc gia.
Ở Việt Nam, ứng viên nộp hồ sơ xét duyệt PGS, GS mà lại không hề có yêu cầu phải công bố ISI/Scopus đã tạo điều kiện cho những công bố không hiệu quả.
Đó là chưa kể, hội đồng phỏng vấn, phản biện cho chức danh giáo sư Nhà nước không hề có giáo sư nước ngoài, chỉ có những thành viên trong hội đồng xem xét. Điều này cho thấy những nghi ngờ về chất lượng của giáo sư, phó giáo sư nước nhà là hoàn toàn có cơ sở.
Theo Infonet
Hơn 1200 giáo sư, phó giáo sư mới: Vét 'chuyển tàu' chót mang số hiệu 174 Ngày 31/01/2018 và 01/02/2018, tại Thủ đô Hà Nội, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước (HĐCDGSNN) nhiệm kỳ 2014-2019 đã họp Kỳ họp lần thứ VII. Tại Kỳ họp HĐCDGSNN đã xét duyệt, bỏ phiếu tín nhiệm ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017. ảnh minh họa Có nhiều ý kiến cho rằng năm 2017 "bão" chức...