Hôm nay (12-9), diễn ra kỳ họp thứ chín HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI
Hôm nay, 12-9, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ tổ chức kỳ họp thứ chín (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, thông qua một số nội dung thuộc thẩm quyền.
Kỳ họp dự kiến xem xét, thông qua một số nội dung: Đề án phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế – xã hội trên địa bàn thành phố; cập nhật, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025, kế hoạch đầu tư công năm 2022 và định hướng kế hoạch đầu tư công năm 2023 của thành phố; phê duyệt chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án sử dụng vốn đầu tư công của thành phố.
HĐND thành phố cũng xem xét, quyết định về việc Quy định mức hỗ trợ, động viên đối với công chức, viên chức, lao động hợp đồng lĩnh vực y tế tại các cơ quan, đơn vị công lập trực thuộc thành phố; quy định mức học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2022-2023; quy định cơ chế hỗ trợ học phí đối với một số đối tượng trẻ em mầm non và học sinh phổ thông của thành phố Hà Nội năm học 2022-2023.
Ngoài ra, HĐND thành phố xem xét, quyết định về quy định một số nội dung chi và mức chi thuộc thẩm quyền; điều chỉnh tổng biên chế hành chính sự nghiệp năm 2022 và phân bổ biên chế giáo viên năm học 2022-2023 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Kỷ niệm 39 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tôn vinh sự tận tụy, cống hiến của các nhà giáo Thủ đô
Sáng 10/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Sở GD&ĐT Hà Nội trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 39 năm ngày Nhà giáo Việt Nam; trao tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú lần thứ 15; tuyên dương các gương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu ngành GD&ĐT Hà Nội năm 2021.
Đến dự buổi lễ có Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh; Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong; Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cùng các ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy và lãnh đạo UBND TP Hà Nội.
Để đảm bảo an toàn phòng chống dịch và tạo sức lan tỏa, buổi lễ được kết nối trực tuyến tới hơn 600 điểm cầu với 3500 đại biểu tại các điểm cầu là các phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã và các trường học trên địa bàn TP.
Các đại biểu tham dự buổi lễ
Video đang HOT
Ngành GD&ĐT Thủ đô tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu về chất lượng
Trong diễn văn tại buổi lễ, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến nêu rõ: Được sự quan tâm của Bộ GD&ĐT, sự chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội cùng sự phối hợp, giúp đỡ có hiệu quả của các sở, ngành, địa phương trên địa bàn TP, các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội, sự ủng hộ, chia sẻ của Nhân dân Thủ đô; đặc biệt là sự tâm huyết, trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, ngành Giáo dục Thủ đô đã tham mưu với lãnh đạo các cấp ban hành nhiều quyết sách, đề ra các chỉ tiêu phát triển giáo dục; đồng thời nỗ lực cố gắng, khắc phụ khó khăn, chủ động, sáng tạo trong công tác quản lý, điều hành, tổ chức dạy và học, tiếp tục giữ vững và phát huy nhưng kết quả xuất sắc, toàn diện, đều khắp ở các cấp học, thực hiện thành công "mục tiêu kép": Vừa phòng chống dịch vừa tổ chức dạy tốt, học tốt.
Trước diễn biến phức tạp, nghiêm trọng của đại dịch Covid- 19, thực hiện chỉ đạo của T.Ư và TP, Sở GD&ĐT Hà Nội đã chủ động phối hợp với Sở Y tế, quận, huyện, thị xã và đơn vị liên quan chỉ đạo, hướng dẫn công tác phòng chống dịch bệnh Covid- 19 trong các cơ sở giáo dục, đảm bảo cho hơn 2 triệu học sinh và gần 150.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên trên toàn TP.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh: Vấn đề then chốt quyết định chất lượng giáo dục là các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Bước vào năm học 2021-2022, thực hiện lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ và phát động của Bộ GD&ĐT, TP Hà Nội, Sở GD&ĐT TP đã phát động, quyên góp ủng hộ chương trình "Sóng và máy tính cho em" với mục tiêu tất cả học sinh trên địa bàn TP đều có đủ sóng, thiết bị và điều kiện để học trực tuyến; qua đó, ngành GD&ĐT đã ủng hộ Chương trình 460 triệu đồng thông qua Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội.
Từ đầu năm- học 2021-2022 đến nay, đã có gần 5.000 học sinh thuộc các đơn vị, trường học trên địa bàn TP được nhận thiết bị học trực tuyến từ Chương trình với tổng giá trị trên 15 tỷ đồng. Cũng trong sáng nay, tại Hội trường này, Ngành tiếp tục trao tặng 400 máy tính cho 08 huyện có học sinh khó khăn. Trong dịp đầu năm học, Ngành đã trao hỗ trợ cho 350 giáo viên có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tổng kinh phí trao tặng gần 500 triệu đồng.
Trong thời gian trẻ nghỉ học do dịch bệnh Covid-19, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tiếp tục xây dựng, cập nhật, bổ sung và công bố rộng rãi kho học liệu điện tử nhằm hỗ trợ giáo viên, phụ huynh, học sinh có nguồn tư liệu tham khảo được thẩm định trên hệ thống HanoiStudy và kho học liệu này sẽ được bổ sung, hoàn thiện trong thời gian tới.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ chúc mừng những thành tích Ngành GD&ĐT Thủ đô đã đạt được trong năm học qua
Năm học 2021-2022, quy mô giáo dục của Hà Nội tiếp tục mở rộng và phát triển với trên 2.800 trường trường mầm non, phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và gần 2,2 triệu học sinh. Mạng lưới trường, lớp được mở rộng, cơ sở vật chất được tăng cường đầu tư xây dựng, cơ bản từng bước được kiên cố hóa, chuẩn hóa và hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân Thủ đô và yêu cầu đào tạo nhân lực trong thời kỳ mới. Công tác xây dựng trường Chất lượng cao và trường Chuẩn quốc gia được quan tâm. Hà Nội hiện có 22 trường chất lượng cao, trong đó có 16 trường công lập. Đến tháng 10/2021, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia toàn TP là 62,5% (1.730/2.768), trong đó công lập là 76,9% (1.695/2.204) đã hoàn thành kế hoạch trước 01 năm và vượt 7% so với kế hoạch TP giao đến năm 2020.
Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tiếp tục được tăng cường, phát triển cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo đồng bộ về cơ cấu. Công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và chức danh nghề nghiệp được chú trọng, tập trung vào nâng chuẩn về trình độ đào tạo cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ đồng thời với bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
Với những nỗ lực không ngừng, năm qua, ngành GD&ĐT Thủ đô tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu về chất lượng, được bình chọn là 1 trong 10 sự kiện tiêu biểu của Thủ đô năm 2020; giành nhiều thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế, là địa phương có số thí sinh đạt nhiều giải nhất cả nước, có nhiều dấu ấn nổi bật trong các kỳ thi quốc tế năm 2021; có số điểm 10 đứng thứ nhất cả nước trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021...
Thầy cô giáo là then chốt, quyết định chất lượng giáo dục
Chúc mừng ngành GD&ĐT Thủ đô nhân kỷ niệm 39 năm Ngày nhà giáo Việt Nam, Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh khẳng định: Phát huy truyền thống dân, tộc, dẫu còn nhiều khó khăn và thách thức nhưng suốt những năm qua, Ngành GD&ĐT Thủ đô đã có rất nhiều đổi mới, đạt được thành tích quan trọng, khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước về chất lượng giáo dục toàn diện và mũi nhọn.
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid- 19, ngành GD&ĐT Thủ đô đã cố gắng vươn lên, vừa đảm bảo mục tiêu chất lượng, vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch; chủ động, nhanh chóng triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp, biến thách thức thành cơ hội để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong; Trưởng ban Dân vận Thành ủy Nguyễn Doãn Toản trao Bằng khen của Bộ GD&ĐT cho các nhà giáo đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua dạy tốt - học tốt.
Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh nêu rõ: Vấn đề then chốt quyết định chất lượng giáo dục là các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục; sản phẩm dạy học là tương lai của dân tộc ta. Các thầy cô giáo mang trên mình nhiệm vụ nặng nề, đó là trách nhiệm truyền cho thế hệ trẻ lý tưởng, đạo đức, hệ thống giá trị, tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại.
Yêu cầu cao đó phụ thuộc vào năng lực sáng tạo, sự tâm huyết của người thầy. Để đến với nghề giáo, dạy chữ và dạy người, cống hiến cho ngành Giáo dục là cả quá trình không mệt mỏi. Nhiều nhà giáo đã phải vượt qua nhiều khó khăn, thử thách của cuộc sống thường ngày, luôn tâm huyết, hết lòng vì sự nghiệp trồng người của Thủ đô.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng trao Cờ thi đua cho các đơn vị xuất sắc
Cảm ơn sự quan tâm của Bộ GD&ĐT với sự nghiệp Giáo dục Thủ đô thời gian qua cũng như sự cống hiến của các thầy cô giáo; Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh nhấn mạnh: Năm 2021- 2022 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVII, vì vậy ngành GD&ĐT Thủ đô cần tiếp tục triển khai sâu rộng về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT; xây dựng đề án, quy trình nhằm nâng cao sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành trong phát triển của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; đổi mới mãnh mẽ chương trình giáo dục, phương pháp dạy học trong nhà trường.
Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Thế Cương cùng Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Phạm Văn Đại trao tặng giải thưởng cho 40 Nhà giáo Hà Nội tâm huyết sáng tạo lần thứ V
Trong bối cảnh thuận lợi và khó khăn đan xen, ngành GD&ĐT cần tiếp tục khắc phục những tồn tại, hạn chế; tập trung quán triệt, triển khai có hiệu quả các chương trính, chính sách của Đảng, Nhà nước, khắc phục mọi khó khăn để hoat động giáo dục đạt hiệu quả, thiết kế chương trình giáo dục phù hợp; tập trung phát triển các nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát trển Thủ đô nhanh, bền vững; tăng cường giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, đạo đức, lối sống, lý tưởng cách mạng, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện.
"Trong những năm tới, TP tiếp tục xác định đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba khâu đột phá chiến lược; đòi hỏi GD&ĐT phải đi trước một bước nhằm chuẩn bị lực lượng lao động, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn tới. Trước yêu cầu đòi hỏi đó, hơn ai hết, mỗi giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục cần thấm nhuần sâu sắc tư tưởng của Bác Hồ kính yêu về việc dạy học; từ đó vận dụng sáng tạo, tổ chức tốt việc dạy học, làm theo tư tưởng tấm gương, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Đảng bộ, chính quyền Thủ đô đã, đang và sẽ tiếp tục quan tâm, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; có những chính sách đãi ngộ, đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển của sự nghiệp GD&ĐT Thủ đô"- Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh khẳng định.
Kết thúc năm học 2020- 2021, Sở GD&ĐT Hà Nội tặng Cờ "Đơn vị thi đua xuất sắc"; 89 tập thể và 222 cá nhân được Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua dạy tốt - học tốt. 112 đơn vị tiêu biểu trong toàn Ngành được UBND TP tặng Cờ "Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua"; 351 tập thể đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc; 318 tập thể và 324 cá nhân được tặng Bằng khen của UBND TP; 01 học sinh được tặng danh hiệu "Công dân Thủ đô ưu tú"; 21 cá nhân đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua TP; 104 cá nhân đạt danh hiệu "Người tốt, việc tốt" cấp TP; 28 tập thể và 17 cá nhân được đề nghị Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng Huân chương độc lập, Huân chương lao động, Cờ thi đua và Bằng khen của Chính phủ. Hà Nội vinh dự có 33 nhà giáo tiêu biểu được Nhà nước phong tặng danh hiệu "Nhà giáo Ưu tú" lần thứ 15.
Tại buổi lễ, ngành GD&ĐT Hà Nội cũng trao tặng danh hiệu "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" lần thứ V cho 40 nhà giáo thuộc các cấp học (mầm non, Tiểu học, THCS, THPT).
Học sinh chuẩn bị kiểm tra giữa kỳ trực tuyến: Tránh gian lận thế nào? Hiện tại học sinh Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác đang chuẩn bị bước vào kỳ kiểm tra giữa kỳ trực tuyến. Vậy làm sao tránh gian lận, đảm bảo công bằng với hình thức kiểm tra này? Với tình hình dịch bệnh như hiện tại, việc học trực tuyến tại các quận nội thành Hà Nội có thể tiếp diễn đến...