Hollywood đang làm tổn thương người đồng tính, chuyển giới?
Sự hời hợt của một số diễn viên khiến người khác hiểu sai về cộng đồng LGBTQ . Người đồng tính, chuyển giới cũng dễ bị tổn thương vì điều này.
Theo Insider , khi The Prom lần đầu ra mắt trên sân khấu Broadway, khán giả lập tức bị thu hút bởi năng lượng tích cực của vở diễn vì tôn vinh cộng đồng LGBTQ . Đến năm 2020, khi vở kịch được chuyển thể thành phim, nhiều người lên tiếng phản đối khi diễn viên James Corden không thể làm tròn vai.
Ngoài đời, Corden vốn không phải người đồng tính. Anh đóng vai Barry Glickman, nhân vật tài hoa nhất trong bốn ngôi sao Broadway. Tuy nhiên, từ khi xuất hiện, nam diễn viên khắc họa hình ảnh sai lầm về người đồng tính, khi đồng tính phải lòe loẹt, cử chỉ thái quá…
Đó cũng là lúc nam diễn viên bị một bộ phận khán giả chỉ trích là xúc phạm, thậm chí khiến công chúng có cái nhìn sai lệch về cộng đồng.
Corden không phải là trường hợp cá biệt. Từ lâu, Hollywood thường tuyển chọn diễn viên “thẳng” để đóng vai đồng tính. Theo Insider , điều này mang nhiều rủi ro. Một số người đã làm tốt điều đó, số diễn viên thiếu kiến thức thể hiện dạng vai này lại bị đánh giá là thiếu tôn trọng.
Vai diễn của James Corden trong The Prom bị cho là quá đà, chưa đúng về người đồng tính.
Những ngôi sao thực lực tiên phong cổ vũ LGBTQ
Cách đây vài thập kỷ, Hollywood đã đi đầu trong việc làm những bộ phim về cộng đồng LGBTQ .
Năm 1993, Tom Hanks đảm nhận vai đồng tính nam chết vì AIDS trong Philadelphia. Năm 1999, Hilary Swank đã có màn trình diễn xúc động với vai người chuyển giới trong Boys Don’t Cry.
Thời điểm ấy, đây được xem là sự tiến bộ. Đáng nói, họ đều là người có “máu mặt” ở Hollywood. Việc có diễn viên “thẳng” thể hiện vai đồng tính giúp cộng đồng LGBTQ được công nhận nhiều hơn.
Kể từ đó, vô số diễn viên không đồng tính đảm nhận các vai về LGBTQ . Trong số đó, có những diễn viên giành giải Oscar, chẳng hạn như Charlize Theron trong Monster (2004) , Sean Penn ở Milk (2009) và Jared Leto trong phim Dallas Buyers Club (2014).
Sean Penn thể hiện thành công vai diễn nhà hoạt động nhân quyền đồng tính trong Milk.
Năm 2016, các đề cử Oscar cũng thuộc về Cate Blanchett cho Carol và Eddie Redmayne cho The Danish Girl. Mới đây nhất, “ác nữ” Rosamund Pike cũng vừa giành giải Quả cầu vàng 2021 với vai diễn giám hộ đồng tính mưu mô trong I Care A Lot một cách đầy thuyết phục.
Giờ đây, mọi thứ đã thay đổi.
Khi cộng đồng LGBTQ được chấp nhận nhiều hơn, nhất là khi nhiều diễn viên công khai xu hướng tính dục, công chúng cần các đạo diễn, nhà làm phim để ý đến cách chọn diễn viên. “Nếu đã làm phim tôn vinh cộng đồng LGBTQ thì hãy để họ tự kể câu chuyện của chính mình”, cây bút Frank Olito của Insider bình luận.
Video đang HOT
The Prom là ví dụ cho sự sai lệch.
Sau khi xem màn trình diễn của James Corden, khán giả cho rằng có rất nhiều diễn viên đồng tính, điển hình như Harvey Fierstein, Stanley Tucci, Neil Patrick Harris hay Billy Porter… đều có thể làm tốt hơn nhiều. Việc James Corden từng được đề cử giải Quả cầu vàng cho vai diễn này cũng khiến nhiều người bức xúc.
Làm phim sai lệch dễ gây hại cộng đồng LGBTQ
Insider đã liên hệ một số chuyên gia tâm lý. Họ cho rằng khi người trẻ đang ở độ tuổi mới lớn, đấu tranh với xu hướng tính dục của mình là gì, khi xem một diễn viên “thẳng” đóng vai LGBTQ có thể khiến họ bối rối.
Tiến sĩ Matthew Kridel, nghiên cứu sinh tại Đại học Augusta, chuyên gia về tâm lý LGBTQ , cho biết: “Việc xem các diễn viên không đồng tính thể hiện nhân vật LGBTQ có thể củng cố quan điểm sai lầm rằng xu hướng tính dục là sự lựa chọn”. Cộng đồng LGBTQ , nhất là giới trẻ dễ có cảm giác xấu hổ vì sợ bị cô lập, kỳ thị bởi những sản phẩm này.
Điều này cũng làm ảnh hưởng tâm lý của người ngoài cộng đồng, nhất là những bậc phụ huynh. Họ sẽ dễ bị rơi vào cảm giác “đồng tính là bệnh, có thể lây lan, con cái họ sẽ bắt chước, làm theo văn hóa phẩm”.
Vai đồng tính, chuyển giới thường bị thể hiện sai lệch trên màn ảnh.
Tiến sĩ Christy Kane, chuyên gia sức khỏe tâm thần ở Utah, cho biết một số bệnh nhân cảm thấy bối rối, hoang mang sau khi xem những bộ phim về cộng đồng LGBTQ . Cá nhân họ xác nhận mình là người đồng tính nhưng không hành động như những nhân vật họ thấy trên màn ảnh. Vì vậy, có người hoài nghi rằng mình không thuộc cộng đồng mà chỉ hoang tưởng, thậm chí mắc bệnh tâm lý.
Người chuyển giới – nhóm đối tượng vốn bị kỳ thị nhiều hơn người đồng tính – lại chịu thiệt nhiều hơn. Trong thập kỷ qua, vai chính trong các phim lớn về người chuyển giới như Transparent, The Danish Girl và 3 Generations đều do diễn viên không đồng tính đóng.
Trong cuộc phỏng vấn với Vice , Peppermint, người phụ nữ chuyển giới đầu tiên đảm nhận vai chính trên sân khấu Broadway, nói: “Nhiều lúc, Hollywood bị hiểu sai về cộng đồng. Có những bộ phim mang tính xúc phạm, cốt truyện bi thảm, nhân vật một chiều và rất hời hợt”.
Tiến sĩ Kridel cũng đồng ý với quan điểm này. Người chuyển giới rất dễ vướng định kiến khi bị thể hiện thái quá trên màn ảnh bởi những diễn viên thiếu kiến thức, tôn trọng với cộng đồng.
Adam , bộ phim gây nhiều tranh cãi khi nhân vật chính giả vờ là người chuyển giới để tiếp cận cô gái khác là ví dụ điển hình. “Việc làm phim với ý nghĩ mang giả gái, chuyển giới ra làm trò đùa với mục đích bất chính làm tổ thương sâu sắc cộng đồng, trong khi họ phải đối mặt với nhiều thứ, từ gia đình đến xã hội”, Kridel khẳng định.
Kridel nói thêm rằng các nhân vật chuyển giới cũng thường được xây dựng được như những kẻ phản diện, giống với Buffalo Bill trong Sự im lặng của bầy cừu (1991). Điều này càng tô đậm định kiến “chuyển giới là như vậy đấy” với công chúng.
Có nên cấm diễn viên “thẳng” đóng vai thuộc cộng đồng LGBTQ ?
Có lập luận cho rằng diễn xuất vốn là cách hóa thân vào vai diễn, vì vậy sẽ vẫn rất hợp lý khi các diễn viên đóng giả LGBTQ , miễn là họ nghiên cứu và làm chân thực nhất có thể.
Điều đó có phần đúng.
Ann Thomas, giám đốc công ty Transgender Talent chuyên đào tạo diễn viên chuyển giới, nhớ lại thời điểm làm việc Matt Bomer – ngôi sao đồng tính nổi tiếng ở Hollywood.
Khi nam diễn viên nhận vai phụ nữ chuyển giới trong Anything (2017), thay thế diễn viên chuyển giới thật, anh đã làm việc với chuyên gia tư vấn chuyển giới, học cách ăn mặc, cử chỉ và suy nghĩ suốt một tháng trước khi phim bấm máy.
Cần ủng hộ những diễn viên không đồng tính có thái độ làm việc nghiêm túc và chuyên nghiệp khi vào các vai LGBTQ .
“Đó là kiểu làm việc tôi thích. Anh ấy tôn trọng người chuyển giới và có ý định tìm hiểu nhân vật, làm vai diễn có chiều sâu. Tuy không đảm bảo sẽ khiến vai diễn hoàn hảo nhưng là cách thể hiện anh tận tâm với công việc, xem trọng cộng đồng”, Ann Thomas nói.
Thomas cũng đồng ý rằng không việc gì phải cấm các diễn viên “thẳng” đóng vai đồng tính, chuyển giới. Việc để các ngôi sao thẳng nhận vai LGBTQ có mặt tốt là giúp cộng đồng được biết đến nhiều hơn.
“Khi tự khoanh vùng cộng đồng, chẳng khác nào bạn chấp nhận mình dị biệt và hạ đẳng so với người khác. Điều chúng tôi cần là được chấp nhận trên khắp thế giới chứ không phải khép mình lại”, Ann khẳng định.
Theo Insider , cuộc tranh luận về việc có nên cấm diễn viên thẳng đóng vai LGBTQ ở Hollywood có thể sẽ tiếp tục trong nhiều năm. Tuy nhiên, cần phân biệt giữa những diễn viên nỗ lực, nghiêm túc thực hiện các vai diễn LGBTQ và những diễn viên như Corden trong The Prom – người chỉ nhận vai và tìm hiểu một cách hời hợt – để thể hiện nhân vật.
“Sự phân biệt này rất quan trọng vì sức khỏe tinh thần của thanh niên LGBTQ và người chuyển giới đang bị đe dọa hàng ngày”, cây bút Frank Olito bình luận.
Nữ bác sĩ phải ghép tim ở tuổi 30 vì lầm tưởng những triệu chứng khó chịu bắt nguồn từ tình trạng lo âu
Nữ bác sĩ này không nghĩ tới có một ngày cô lại trở thành bệnh nhân trong chính bệnh viện đang làm việc.
Alin Gragossian, 30 tuổi, là một bác sĩ cấp cứu tại Philadelphia. Vào cuối năm 2018, cô bị ho và cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Vì tính chất công việc và phải làm tăng ca, nữ bác sĩ này không nghĩ tới đây là dấu hiệu bất thường, có lẽ chỉ do căng thẳng gây ra. Cơn ho dai dẳng tuy khó chịu nhưng chưa đến nỗi không thể chịu đựng được.
Sau đó, các triệu chứng ngày càng trở nên tồi tệ hơn đến nỗi Alin bị hụt hơi và khó thở khi đi bộ vài bước. Tình trạng nghiêm trọng của cô khiến các đồng nghiệp cũng phải lo lắng. Vài ngày sau, nữ bác sĩ được chuyển đến phòng cấp cứu với tư cách là một bệnh nhân. Đến lúc này Alin mới nhận ra có điều gì đó thực sự không ổn.
Dưới đây là những lời chia sẻ của người phụ nữ này về trải nghiệm ghép tim ở tuổi 30 và lời cảnh tỉnh mọi người:
Trải nghiệm khó quên
Alin Gragossian đã có một trải nghiệm đáng nhớ sau khi được chẩn đoán mắc bệnh tim vào cuối năm 2018.
Vào ngày 21/12/2018, tôi cảm thấy tim như ngừng đập. Tôi thở gấp và môi chuyển sang màu tái xanh. Mọi thứ trở nên mơ hồ khi đồng nghiệp đưa tôi vào phòng cấp cứu.
Một ngày sau đó, tôi tỉnh lại và được chẩn đoán mắc một chứng bệnh về tim mang tên cơ tim giãn (DCM) do di truyền gây ra. Bác sĩ phát hiện tim ngừng đập từ phút này sang phút khác và đây là dấu hiệu của tình trạng suy tim. Họ cũng yêu cầu tôi dùng thuốc để duy trì hoạt động co bóp của tim.
Vào tháng 1/2019, tên tôi được ghi trên danh sách ghép tim khẩn cấp và ca phẫu thuật được tiến hành sau đó 11 ngày.
Ca phẫu thuật quyết định
Alin trong phòng chăm sóc đặc biệt sau ca phẫu thuật ghép tim.
Là một bác sĩ cấp cứu và làm việc tại phòng chăm sóc tích cực, tôi tiên lượng trước được những gì có thể xảy ra. Dù đây là ca phẫu thuật không đơn giản và có khả năng thất bại, tôi chẳng buồn bã hay tức giận vì điều này không thể thay đổi được gì. Trong 11 ngày đó, tôi xác định rõ những gì mình sẽ làm nếu vượt qua thử thách này. Nếu còn sống vào tuần tới, tôi sẽ kể cho bệnh nhân của mình và mọi người về những gì bản thân đã trải qua.
Bác sĩ và y tá cũng giúp xua tan những suy nghĩ tiêu cực về khả năng tôi sẽ chết ở độ tuổi 30. Thay vì liên tục đổ lỗi cho bản thân hoặc người khác, tôi trân trọng cuộc sống hiện tại và tiếp tục học hỏi mỗi ngày.
Tôi xuất viện 9 ngày sau ca phẫu thuật và có thể tự chăm sóc cho bản thân sau vài tuần hồi phục.
Bài học đáng giá
Alin bên anh trai sau sinh nhật lần thứ 31 của cô.
Bảy ngày sau khi ca ghép tim thành công, tôi bắt đầu viết blog. Lúc đó tôi vẫn đang nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt. Trang blog ngày càng được nhiều người biết đến và trở thành một không gian tuyệt vời giúp mọi người hiểu thêm về bệnh tim.
Đây cũng là nơi vận động hiến tặng nội tạng cho công việc nghiên cứu và cứu sống người bệnh. Đồng thời, tôi còn có điều kiện trò chuyện với những phụ nữ đang gặp phải hoàn cảnh tương tự, đã từng ghép tim và đang chiến đấu với bệnh tim. Trong những tháng đầu tiên, tôi quyên góp được vài nghìn đô-la cho một tổ chức từ thiện tại địa phương.
Ghép tim thường xảy ra ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa những phụ nữ trẻ như tôi lại chủ quan. Nhiều người không nghĩ tới việc ghép tim lại gây ảnh hưởng lớn đến tinh thần và thể chất. Mỗi ngày tôi đều phải dùng thuốc và cẩn thận với đồ ăn. Tôi hạn chế đi biển vì lo nguy cơ mắc ung thư da cao hơn so với người bình thường.
Trải nghiệm này đã khiến tôi thay đổi rất nhiều. Tôi suy nghĩ về việc tận dụng tối đa thời gian của mình và đảm bảo những gì đang làm phù hợp với mong muốn của bản thân. Tôi học được cách thay đổi suy nghĩ, trở nên kiên cường và mạnh mẽ, học hỏi từ những điều không may, trưởng thành từ trải nghiệm và tiếp tục sống một cuộc sống tươi đẹp.
Trong tương lai, tôi sẽ chia sẻ câu chuyện của mình với đồng nghiệp và những người xung quanh. Tôi sẽ không bao giờ nghỉ làm trừ khi phải nằm trên giường bệnh.
Elliot Page: 'Tôi ước mình công khai chuyển giới sớm hơn' Bước sang tuổi 34, Elliot Page hài lòng với cuộc sống hiện tại. Nam diễn viên cho biết anh thấy hạnh phúc và vui vẻ hơn khi công khai là người chuyển giới. Ellen Page công khai là người chuyển giới hồi tháng 12/2020. Từ "mỹ nhân" phim X-Men , đến nay anh được công chúng đón nhận là giới tính nam với...