Hồi ức kinh hoàng về những trận bom 50 năm trước
Đã 50 năm trôi qua, nhưng cái ngày 4/4/1965, dường như vẫn còn là một nỗi khiếp sợ với những người dân TP Đồng Hới hôm nay. Với ý đồ “đưa miền Bắc về thời kỳ đồ đá”, những trận bom liên tiếp của Mỹ đã dội xuống liên tiếp khiến người chết la liệt…
Cứ mỗi độ tháng tư về, người dân TP Đồng Hới lại nhớ về ký ức đau thương của 50 năm trước. Lúc đó, với ý đồ “đưa miền Bắc về thời kỳ đồ đá”, với tên gọi là chiến dịch “Sấm Rền 3P”, Mỹ đã huy động 46 lượt máy bay A4, F8U, AD6 thay nhau đánh phá dữ dội thị xã Đồng Hới, tập trung một số lượng bom đạn khủng khiếp để triệt phá Cầu Dài trong suốt 4 giờ liền không ngớt (từ 12 giờ trưa đến 16 giờ chiều), nhằm cắt đường vận chuyển đạn dược, lương thực của quân và dân ta để vào chi viện cho miền Nam ruột thịt.
Và ngày 4/4/1965, những đợt bom của giặc Mỹ dội xuống bắt đầu oanh tạc, quần nát bầu trời Đồng Hới, cướp đi sinh mạng của 50 người dân vô tội, hàng chục người khác bị thương. Trường học, cầu cống, cơ quan và hàng ngàn ngôi nhà bị phá hủy, thành phố thơ mộng ngày nào bỗng chốc trở thành một đống đổ nát, hoang tàn.
Mỗi khi nghĩ về ngày tháng đó, bà Ngô Tú Khánh (SN 1948, phường Phú Hải, TP Đồng Hới) lại trào lên nỗi khiếp sợ.
Bà Ngô Tú Khánh cùng chồng đang ôn lại chuyện xưa
Lúc đó bà Khánh vẫn còn là một cô gái ở tuổi mười bảy, đôi mươi đang tham gia xây kho lương thực tại Khương Hà (huyện Bố Trạch). Khi nghe tin máy bay Mỹ chuẩn bị ném bom xuống thị xã Đồng Hới, với tâm trạng bồn chồn, lo lắng, bà lo ở nhà cha mẹ và mấy đứa em nhỏ dại không biết có kịp sơ tán lên chỗ an toàn hay không; vì vậy bà xin đơn vị về giúp gia đình sơ tán, rồi bà tức tốc chạy về trong đêm.
Nhớ lại ngày chủ nhật đẫm máu năm ấy, bà Khánh bồi hồi: “Hôm đó về tới Đồng Hới trời cũng đã quá trưa, cùng lúc đó là những tiếng nổ chấn động cả đất trời, từng loạt bom đạn của Mỹ bắt đầu rơi, người dân chỉ biết chạy tán loạn trong làn mưa bom bão đạn, xác người nằm la liệt bên cạnh những hố bom sâu hoắm, tiếng trẻ con gào khóc, tiếng rên la của người bị thương da diết như cứa vào da vào thịt tôi”. Và trong loạt bom đạn ấy, bà trốn dưới hầm cũng bị bom nổ trúng, dội lên cao cả chục mét rồi rơi xuống và bị vùi dập bên hố bom. Rất may lúc đó có người phát hiện đưa bà đi cấp cứu.
Video đang HOT
Bên dòng sông Nhật Lệ hôm nay có tấm bia tưởng niệm những nạn nhân trong trận ném bom lịch sử.
Và đó cũng là chuyến trở về cuối cùng của không ít người, những người mẹ mất con, người vợ mất chồng… thành phố bị san bằng vì bom đạn kẻ thù. “Xác chết của trẻ em, người già, phụ nữ mang thai nằm la liệt… những ngôi mộ tập thể mọc lên như núi. Nó cứ ám ảnh tôi đến tận bây giờ”, bà Khánh rơi nước mắt nhớ lại.
Sau khi được chữa trị lành vết thương ở đầu, bà đã tham gia vào dân quân tự vệ, làm nhiệm vụ liên lạc, vận chuyển lương thực, đạn dược cho bộ đội. Họ đã kìm nén nỗi đau để tiếp tục lên đường chiến đấu.
Tượng đài Mẹ Suốt, nơi hứng chịu từng trận “mưa bom, bão đạn” của giặc Mỹ
Nhớ lại những năm tháng chiến tranh ác liệt, bà Khánh kể: “Lúc đó, bất kể già trẻ, gái trai trước sau như một vẫn tin về ngày mai hòa bình, tất cả cùng xung trận với những khẩu hiệu: “ Xe chưa qua là nhà không tiếc”, “Tiếng hát át tiếng bom”,… sẵn sàng hi sinh vì độc lập của Tổ quốc”.
Chiến tranh đã đi qua nhiều năm, nhưng nỗi đau vẫn còn hằn trên đôi mắt của những người ở lại. Hàng năm cứ đến ngày mồng 4 tháng 4, rất nhiều người dân lại về đây thắp những nén nhang tưởng nhớ những tháng ngày quá khứ đầy nỗi đau và nước mắt.
Văn Lịnh
Theo dantri
Cháy chợ Nong ở Huế
Tối 2.4, chợ Nong (xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế) bất ngờ bốc cháy dữ dội.
Chợ Nong bốc cháy dữ dội - Ảnh: Đình Toàn
Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 19 giờ tối 2.4, chợ Nong cũ bất ngờ bốc cháy. Phát hiện sự việc, người dân sống gần chợ lập tức báo cho chính quyền địa phương và lực lượng PCCC.
Nhận được tin báo, lực lượng cảnh sát PCCC Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế đã điều 5 xe chữa cháy cùng nhiều nhân viên đến hiện trường dập lửa. Sau hơn 1 tiếng đồng hồ chữa cháy, ngọn lửa đã được lực lượng PCCC khống chế.
Ông Trần Văn Hoa, Chủ tịch UBND xã Lộc Bổn, cho biết mặc dù hầu hết tiểu thương đã chuyển sang chợ mới, nhưng vẫn còn một lượng lớn hàng hóa vẫn còn ở chợ cũ. Vụ cháy không gây thiệt hại về người nhưng thiệt hại về hàng hóa có thể rất lớn.
Tiểu thương khóc vì hàng hóa bị thiêu rụi - Ảnh: Đình Toàn
Bà Võ Thị Kim Anh, 43 tuổi, kinh doanh mặt hàng chăn ga gối nệm, cho biết lô hàng của bà có tổng trị giá hơn 500 triệu đồng, chưa di chuyển sang chợ mới. Vụ cháy đã thiêu rụi toàn bộ hàng hóa của bà.
Có mặt tại hiện trường, đại tá Phạm Văn Đức, Phó giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế, cho biết công an tỉnh huy động lực lượng, phương tiện để chữa cháy và phong tỏa hiện trường để bảo vệ tài sản của người dân.
Theo Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc Nguyễn Văn Mạnh, hiện con số thiệt hại vẫn chưa thể thống kê.
Được biết, chợ Nong cũ nằm sát chân cầu Nong và QL1A. Sau thời gian dài tồn tại, khu chợ này đã xuống cấp trầm trọng nên UBND huyện Phú Lộc đã đầu tư xây dựng chợ Nong mới cách chợ chũ khoảng 1 km và đã hoàn thành từ năm 2014.
Sau một thời gian dài vận động không hiệu quả, sáng 2.4, chính quyền địa phương đã tiến hành tổ chức một cuộc vận động quy mô lớn để thuyết phục tiểu thương sang chợ mới. Đến chiều cùng ngày, phần lớn tiểu thương tại chợ cũ đã chuyển sang chợ mới để kinh doanh, nhưng vẫn còn khoảng 10 tiểu thương không đồng tình.
Bùi Ngọc Long - Đình Toàn
Theo Thanhnien
Khu nhà xưởng rộng 1.000 m2 đổ sập sau vụ cháy Đến trưa nay 1/4, Phòng Pháp chế điều tra xử lý về cháy nổ thuộc Cảnh sát PCCC TPHCM vẫn đang tiến hành khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ hỏa hoạn tại xưởng sản xuất nệm mút nằm trên đường Bình Long, phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, TPHCM vào tối 31/3. Tối 31/3, ngọn lửa bùng lên dữ dội...