Hồi ức kinh hoàng của người Việt ở Nepal
Một nhóm bạn trẻ người Việt đã kể lại những giây phút kinh hoàng khi thoát chết ngay tại tâm chấn động đất ở Nepal.
Trên facebook của nhà thiết kế áo cưới khá có tiếng Lek Chi, cô đã chia sẻ những hình ảnh kinh hoàng vừa xảy ra tại tâm chấn động đất ở Nepal. Vợ chồng và những người bạn đi cùng đã vượt quãng đường xa xôi để về tới khu vực an toàn. Trên đường đi cô cũng kể lại những lần gặp đồng hương người Việt và may mắn rằng mọi người vẫn bình an.
4h chiều ngày 25/4: “ Patan chiều hôm qua và Patan trưa nay sau trận động đất kinh hoàng. Ở gần tâm chấn cảm giác kinh hãi tột cùng. Đang ngồi đờ đẫn…”
2h sáng ngày 26/4: “Cảm giác sợ hãi, hốt hoảng kinh hoàng vẫn chưa rời khỏi tâm trí tôi dù chỉ một phút, từ sau trận động đất 7,9 độ richter ở Nepal ngày hôm nay. Chúng tôi đã có một ngày dài khủng khiếp, căng thẳng trên từng km đường chạy từ Kathmandu tới Pokhara. Trục đường chính trong trận động đất này.
Ngay khi chúng tôi vừa dừng lại chuẩn bị cho buổi rafting chiều nay, đứng cách Kathmandu 80km (rất gần với tâm chấn). Lúc đó khoảng hơn 11h trưa, đang lục tục mặc áo phao thì bất ngờ dưới chân tôi mặt đất rung chuyển mạnh. Chúng tôi nhìn nhau và cảm giác như trong phút chốc mọi người đều im lặng đứng chết trân, bàng hoàng vài giây chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra thì nghe thấy quá nhiều tiếng la hét.
Tất cả mọi người đều đang đứng rất gần bờ sông bắt đầu chạy tán loạn, nháo nhác. Lúc đó tôi thật sự hoảng loạn, tim đập thình thịch, chỉ kịp nghe tiếng chồng gọi cả nhóm chạy lên phía trên dốc cao hơn rồi dừng lại ở 1 bãi đất trống. Mặt đất vẫn tiếp tục rung chuyển mạnh, chúng tôi nhìn nháo nhác xung quanh và nhận ra ngọn đồi trước mặt có 2 ngôi nhà đổ sập xuống, khói bụi cuốn mù mịt. Chúng sập xuống ngay cơn chấn động đầu tiên.
Sau đó còn 2 cơn rung chấn nữa cách nhau vài phút. Trên con đường chúng tôi đi tiếp có rất nhiều đoạn đường đầy đất đá lở. Tâm trí chúng tôi căng như dây đàn suốt chặng đường hơn 100km về Pokhara. Dọc đường đi nhìn thấy đông người dân nằm ngồi ở ngoài đường. Tôi đoán là có chỉ thị từ phía chính quyền. Và đúng vậy họ yêu cầu toàn bộ người dân ở những khu vực chịu ảnh hưởng động đất sẽ ở trên nền đất bên ngoài nhà mình để đề phòng dư chấn.
Cho đến lúc này có thống kê lên tới khoảng 1.400 người thiệt mạng ở Nepal. Khu vực Everest basecamp có 6 người leo núi thiệt mạng do lở tuyết.
Đọc tin và theo dõi hình ảnh về Kathmandu bị tàn phá kinh hoàng, đền thờ, cung điện, phố cổ nơi chúng tôi vừa đứng đó chiều qua tận hưởng sự thanh bình trầm mặc nghìn năm tuổi mà xót từ trong ruột. Có quá nhiều xác người được kéo ra từ đống đổ nát. Mọi thứ chỉ một màu đau đớn tan hoang. Có lẽ những bức ảnh chúng tôi chụp được là một trong những khoảnh khắc bình yên cuối cùng còn xót lại của Patan.
Vừa trải qua những phút giây này, ý nghĩ lớn nhất trong đầu tôi: cuộc sống vô thường, mọi sự tranh đấu của con người cũng chỉ như hạt cát nằm trên lòng bàn tay của tạo hóa. Mong manh làm sao! Sống được trên đời ngày nào hãy sống cho trọn tâm trọn sức. Chỉ 1 tích tắc thôi mọi thứ có thể vỡ nát. Còn gì để mà tiếc, mà thương!
Kathmandu xinh đẹp, bình yên trong sự cũ kỹ nguyên vẹn. Chụp lúc 9h sáng khi chúng tôi rời đi, trước trận động đất khoảng hơn 2 tiếng”
10h sáng ngày 26/4: “Kẹt xe dài nhiều km đường từ Kathmandu tới Pokhara. Nhiều đoạn đường hứng chịu lở đá nguy hiểm
Lái xe qua trong tình cảnh này thấy các bạn Nepal vô cùng ý thức, các xe ô tô đều xếp hàng một nối đuôi nhau bình tĩnh đứng chờ, không chen lấn cướp đường. Trong thảm họa càng hiểu và cảm mến tinh thần của các bạn. Tối qua vượt qua chặng đường quá nguy hiểm này đến được Pokhara lúc nửa đêm, mới cảm thấy bình tâm hơn một chút. Ơn trời mọi điều kinh khủng sẽ qua mau!”
Video đang HOT
3h chiều ngày 27/4: “Ở Pokhara xem ra vẫn là nơi còn giữ được chút bình yên sau thảm họa động đất ở Nepal
Tại đây chúng tôi đã gặp một nhóm 4 bạn trẻ Việt Nam, mọi người đều khỏe mạnh và thậm chí còn may mắn hơn chúng tôi vì vượt qua tâm chấn trước khi xảy ra động đất, không bị kẹt xe, cũng không bị gặp đá lở.
Sáng nay trên đường đi bộ lên chỗ cao hơn chúng tôi gặp thêm 1 đoàn đồng hương 10 bạn trẻ nữa cũng may mắn bảo toàn được đội hình, vẫn khỏe mạnh và lạc quan. Tự nhiên trong lòng thấy vui khó tả. Ít nhất biết thêm được dù chỉ một người Việt Nam may mắn thoát được khỏi thảm họa kinh hoàng này, lại thêm một niềm vui nữa. Cầu nguyện cho Nepal, cho các bạn đồng hương của tôi và cho chính bản thân tôi nữa”.
5h chiều ngày 28/4: “Trên đường mình đi gặp bạn gái trong ảnh tên Đặng Vyna. Sang Nepal leo ABC từ ngày 10/4 chưa có cách nào liên lạc về gia đình
Ai là người nhà của bạn này thì cứ yên tâm rằng bạn ấy vẫn an toàn. Dự định về nước ngày 8/5 nhé. Bạn gái cũng là một người rất may mắn vì gặp lở tuyết ở ABC nhưng không bị sao. Mong mọi người share thông tin này để người nhà và bạn bè của Vyna bớt lo lắng”.
8h sáng ngày 1/5: “Nhóm chúng tôi với 2 chiếc xe chạy điên cuồng trên đèo để về Lumbini
11h đêm tại đây, trời mưa nặng hạt. Sấm chớp giật đùng đùng trên đầu, lạnh và buồn ngủ xen lẫn căng thẳng. Dừng lại uống cốc trà sữa nóng, duỗi dài chân tay cho đỡ mỏi, con đường phía trước còn dài và còn nhiều lo lắng. Nỗi lo đường đèo trơn trượt, những dốc cua tay áo bất ngờ, lo đất đá lở đột ngột ngay lúc mình đi ngang, lo sét đánh, dư chấn động đất… Mọi mối nguy hiểm về đêm dường như tăng gấp nhiều lần. Cuối cùng chúng tôi quyết định dừng lại ngủ đêm ở Tansen.
Bữa tối lúc 12h30 của những bước chân rã rời. Thường thì những chuyến đi của chúng tôi nhiều lần trải qua cảnh mưa gió đêm hôm đổ đèo. Nhưng lần này thấy thật sự mệt mỏi. Không phải bởi đơn giản vì những khó khăn nguy hiểm kéo dài, mà còn vì tâm trạng buồn chán thê thảm khi nghĩ đến chặng đường về ngày một thêm gần Kathmandu bị tàn phá, những cảnh đổ nát hoang tàn, những con người sống xót đau đớn vì mất mát.
Tôi thực sự không muốn đối mặt với một Nepal đau thương như vậy. Đã trót yêu thương cảm mến Nepal và những con người chân thành hiền hậu nơi đây, họ không đáng để chịu những tổn thương nặng nề như thế. Nepal sẽ mất không biết bao nhiêu năm để hồi phục sau thảm họa này?”
Tính đến ngày 1/5, trận động đất mạnh 7,8 độ richter ngày 25/4 ở Nepal đã khiến hơn 6.200 người thiệt mạng và 13.924 người bị thương.
Theo Liên Hiệp Quốc, hơn 8 triệu người đã bị ảnh hưởng bởi động đất, ít nhất 2 triệu người cần được tiếp tế nước uống, thức ăn và thuốc men, và khoảng 600.000 ngôi nhà đã bị phá hủy hoặc thiệt hại. Ước tính Nepal cần khoảng 2 tỉ USD để tái xây dựng nhà cửa, bệnh viện, cơ quan chính phủ, và đã kêu gọi các chính phủ nước ngoài giúp đỡ.
Trước đó, Chính phủ Nepal nhận định số người chết sau cơn động đất có thể lên đến hơn 10.000 người.
Đây là trận động đất mạnh nhất tại Nepal kể từ trận động đất năm 1934 làm thiệt mạng 8.500 người.
Theo Thanh Huyền (Ảnh: Facebook nhân vật)
PetroTimes
Động đất Nepal qua trải nghiệm của cậu bé 10 tuổi: 'Mẹ ơi, họ sẽ sống ở đâu?'
Nữ nhà báo Donatella Lorch (đang sống tại Nepal cùng con trai Lucas) đã kể lại những trải nghiệm động đất từ góc nhìn của con trai mình, thông qua các hành động, lời nói và sự chia sẻ của cậu bé trong những ngày đặc biệt này:
Cậu bé Lucas thường theo mẹ, nhà báo Donatella Lorch trong các chuyến công tác đến các vùng chiến sự và xung đột. (Ảnh lưu niệm)
Khi trận động đất xảy ra, tôi đang ngồi cùng Lucas, con trai mình, trong xe hơi. Cậu bé đang tìm bài hát The Piano Guys trên chiếc iPhone của tôi để bật nghe qua loa xe. Nó không nhận thấy điều gì bất ổn cho đến khi chiếc xe rung giật dữ dội trên hai bánh xe và sau đó đổ sầm xuống. Tôi đạp phanh và hét lên: "Động đất!".
Nhờ các bài học ở trường, từ cha mẹ và tất nhiên là qua YouTube, Lucas đã biết quy luật "buông tay, bao phủ và nắm giữ" khi gặp bất trắc. Do đó, ngay lập tức, bé đã thực hiện những động tác trong trường hợp rơi máy bay: cúi đầu xuống đặt giữa hai đầu gối và đặt hai bàn tay trên đỉnh đầu.
Nhiều người trong chúng ta "giống như Siêu nhân"
"Tất nhiên là con sợ" - Lucas nói với tôi. Nhưng điều đó không ngăn con tôi quan sát các sự việc xung quanh. "Có những người chạy ra khỏi nhà và có một anh đi xe máy vượt qua chúng ta, trong khi chúng ta ngã, trượt chân xuống đường và đứng lên chạy tiếp. Giống như Siêu nhân...".
Lucas, 10 tuổi, thích được chuẩn bị trước cho những tình huống bất ngờ. Khi chuyển đến Nepal vào năm 2013, tôi đã thông báo cho con rằng đây là một đất nước có nguy cơ động đất và cậu cần biết phải làm gì nếu điều đó xảy ra. Lucas đã cùng mẹ chuẩn bị những chiếc "túi hành lý di tản", là một chiếc ba lô đựng những bộ quần áo thiết yếu, tài liệu và thuốc men. Cạnh giường của cậu bé, tôi treo sẵn một chiếc túi đeo hông, trong đó đựng một chiếc còi, một chiếc đèn pin và một chai nước. Từ lâu, Lucas đã biết rằng nước sạch với sự sống quan trọng biết bao.
Trận động đất hôm thứ Bảy (25/4) tại Kathmandu đến ngay khi hai mẹ con đang đi ăn trưa. Sự căng thẳng tăng cao khi tôi lái xe ngược về nhà. Mặc dù ngôi nhà chưa sập, Lucas hiểu rằng quá mạo hiểm để ở lại. Cậu bé nhanh chóng đi lấy các túi hành lý di tản gần cửa ra vào. Trời nắng, hai mẹ con ngồi trên một tấm chăn. Lucas cuộn tròn trong lòng tôi khi những cơn dư chấn tràn đến, hoàn toàn kiệt sức, bé ngủ thiếp đi.
Kể từ đó đã có hơn 50 cơn dư chấn, một số cơn chỉ hơi rung chuyển, nhưng nhiều cơn khác uốn lượn một cách đáng sợ như thể không bao giờ kết thúc. Mỗi cái rùng mình, mỗi âm thanh, mỗi tiếng kêu của bầy quạ... đều làm chúng tôi phải dừng mọi hoạt động và chờ đợi cú giật đầu tiên của một trận động đất tiếp theo.
Lucas cũng vậy, cậu bé có những lớp sóng sợ hãi bên trong mình. Mỗi khi chúng trào lên, bé ngồi vào một góc nhà và im lặng. "Sẽ tiện lợi hơn nếu động đất gửi thư điện tử thông báo trước các hoạt động của nó cho chúng ta, phải không mẹ?" - cậu bé hỏi mẹ, khi hai mẹ con đang cúi mình trên bãi cỏ và một cú rung lắc lại xảy ra.
Keshav, người bạn 52 tuổi của gia đình, nói rằng sau trận động đất kinh hoàng, Nepal hiện đang trải qua một "cơn say động đất". Lucas, giống như rất nhiều người trong chúng tôi, tự tưởng tượng rằng mặt đất đang rung chuyển hoặc chồm lên trong khi điều đó không hề xảy ra. Đôi lúc, bé hành xử như một chuyên gia phân tích. Trong buổi sáng nay, khi chúng tôi nghe thấy đâu dó có một vụ tai nạn mà không biết rõ điều gì đang xảy ra, Lucas đã kết luận: "Con không nghĩ đây là một trận động đất. Mặt đất có di chuyển đâu".
Nỗi ám ảnh tâm hồn trẻ thơ sau động đất
Trường học của bé tất nhiên đã đóng cửa. Lucas quyết định muốn theo mẹ đi viết tin hơn là ở nhà. "Con sẽ theo mẹ đến bất cứ nơi nào, mẹ ơi" - bé tuyên bố. Vì bố của bé đang làm việc tại Bangladesh và các con khác của tôi đi học ở Mỹ, tôi và Lucas đã trở thành một gia đình nhỏ trong một gia đình lớn.
Việc theo mẹ trong các chuyến săn tin không xa lạ với Lucas. Trong 4 năm sống ở châu Phi, cậu bé đã cùng mẹ đi quay phim ở các vùng lãnh thổ Samburu hoang dã ở phía Bắc, gặp và kết bạn với những đứa trẻ khu ổ chuột ở Nairobi. Sau trận tuyết lở ở Everest vào năm ngoái, tôi không tìm được người giữ trẻ nên đã đưa Lucas teo cùng đến bệnh viện, nơi tôi phỏng vấn những người dân Sherpa bị thương.
Nhưng trận động đất là một trải nghiệm nghề nghiệp mạo hiểm hoàn toàn khác đối với cả hai mẹ con. Tai họa xảy ra không phải với những nhân vật xa lạ, mà với chính chúng tôi, với hàng xóm, bạn bè, bạn học của chúng tôi. Và mẹ con tôi phải trải qua điều này khi không có người đàn ông trong gia đình. "Đó là một cách tuyệt vời để trải qua những gì đang xảy ra" - Lucas trấn an mẹ. "Thật tốt khi mẹ con mình được ở cạnh nhau khi dư chấn đến".
Một ngôi nhà đổ nát sau trận động đất hôm 25/4
Giống như nhiều người khác, giờ đây Lucas rất nhạy cảm với những tiếng ồn gợi liên tưởng đến một trận động đất. Bé nhảy dựng cả khi nghe âm thanh của động cơ xe máy. Bé rất nhạy cảm vì đã tận mắt chứng kiến sức tàn phá của một trận động đất. Bé chứng kiến xe ủi đất san phẳng tàn tích của di tích tháp Dharahara ở trung tâm Kathmandu, một bức tường gạch từng rất kiên cố đổ xuống đầu trên 200 người, phần lớn trong số họ là các học sinh đang trong một chuyến tham quan thành phố từ trên cao.
Vào buổi tối, Lucas trò chuyện với hàng xóm của chúng tôi, người qua đêm dưới một túp bạt cùng 50 người khác, một trong số vô vàn túp lều vừa được dựng lên trên các đường phố của chúng tôi. Bé cũng bị ám ảnh bởi việc kiểm tra ngôi nhà của chúng tôi xem có vết nứt nào không sau mỗi cơn dư chấn, bởi rất nhiều người quen của mẹ con tôi đã mất nhà. Đặc biệt, Keshav (38 tuổi), sống trong một ngôi làng ở trên ngọn đồi cao cách Kathmandu khoảng một giờ di chuyển. Toàn bộ ngôi làng của anh đã bị phá hủy.
Keshav và Lucas ngồi cạnh nhau, nhìn những ngôi nhà sụp đổ và ngôi nhà phủ nhựa, nơi giờ đây cả gia đình của Keshav đang sống. Lucas kể với tôi: "Sáng hôm đó, chú ấy đang mời các linh mục đến nhà để cầu nguyện phía trước nhà, đúng lúc đó thì trận động đất đến".
Sau đó, Lucas hỏi tôi: "Họ sẽ sống ở đâu bây giờ nếu không ai trong làng có một ngôi nhà?".
Đồng nghiệp nhí của người mẹ nhà báo
Thông thường, tôi đặt ra nguyên tắc "không đi xe máy" đối với các con mình, lý do là một tai nạn xe máy khủng khiếp xảy ra với chính tôi khi tôi sống ở Peshawar, Pakistan, hồi 26 tuổi. Nhưng trận động đất đã thay đổi điều đó. Chúng tôi đã phải phá vỡ nguyên tắc, thậm chí còn đi 3 người trên một chiếc xe máy, Keshav lái xe và Lucas kẹp ở giữa. Hành động duy nhất đảm bảo an toàn là mỗi chúng tôi đều đội mũ bảo hiểm.
Lorch đã phá vỡ nguyên tắc "không xe máy" của cô chỉ để cậu con trai 10 tuổi Lucas có thể trực tiếp chứng kiến thiệt hại động đất
Phần việc của Lucas là phát hiện những ngôi nhà bị nứt vỡ, tháp Internet đổ hoặc các nhóm dân ngồi chen chúc ngoài trời, trên các tấm vải bạt. Cậu bé sẽ ước chừng độ lớn và loại dư chấn, đồng thời sửa lỗi cho mẹ mỗi khi tôi gặp sai sót về một chi tiết nào đó liên quan đến động đất. Và bé cực kỳ thích sống trong một túp lều ở sân sau ngôi nhà của chúng tôi.
Donatella Lorch là nhà báo có hơn 20 năm kinh nghiệm về chiến tranh và xung đột ở Đông Nam Á, Trung Đông, châu Phi và châu Âu. Chị viết cho New York Times, NBC News và Newsweek.
Theo Hạ Huyền/NPR
Thể thao & Văn hóa
Trung Quốc sơ tán 2.700 công dân mắc kẹt ở Nepal do động đất Theo nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tính đến ngày 29/4, khoảng 2.700 công dân nước này bị mắc kẹt ở Nepal do động đất đã được đưa về nước. Đội cứu hộ Trung Quốc được cử sang giúp Nepal giảm thiểu thiệt hại của trận động đất Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết, các...