Hồi ức của Tướng Giáp về ngày giải phóng Thủ đô
59 năm về trước, khi Thủ đô Hà Nội được giải phóng, quét sạch bóng quân xâm lược, vị Anh hùng của dân tộc – Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đọc Nhật lệnh trước toàn thể nhân dân và tham gia trong Lễ diễu binh mừng giải phóng.
Hình ảnh ghi lại Ngày Giải phóng Thủ đô:
Ngày ấy, các đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến vào từ 5 cửa ô, tiếp quản Thủ đô Hà Nội sau 9 năm bị tạm chiếm.
Sau 9 năm tạm chiếm, quân Pháp đã buộc phải rút quân và bàn giao cho Bộ đội Việt Nam tiếp quản Hà Nội.
Niềm vui của các chiến sĩ ta trong ngày Hà Nội được giải phóng, nhân dân lại được sống trong hòa bình, xây dựng đất nước phát triển, khẳng định chủ quyền, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Nhân dân Hà Nội hân hoan cờ hoa đón mừng những người con chiến thắng trở về trong ngày lịch sử của Thủ đô, chấm dứt thời kì bị Đế quốc Thực dân trói buộc.
Hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp – người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đọc bản Nhật lệnh trên Quảng trường Ba Đình trong ngày Thủ đô giải phóng.
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đi duyệt binh các đơn vị Lực lượng vũ trang trong Lễ diễu binh mừng Ngày giải phóng Thủ đô 10.10.1954.
Video đang HOT
“Không phai chi co nhưng ngươi ra đi nhơ vê Ha Nôi, ngươi ở lai cung trông đơi tưng ngay ngươi ra đi mau chong trơ vê. Chiên thăng Đông Xuân 1953-1954 va đai thăng ở Điên Biên Phu đa mang lai cuôc trung phung lich sư”.
Trong tập hồi ức Điện Biên Phủ – Điểm hẹn lịch sử, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết những dòng như vậy về cuộc giải phóng Thủ đô ngày 10/10/1954.
Cuộc trùng phùng lịch sử
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đưa đến việc Pháp phải ký hiệp định Geneva, công nhận độc lập của 3 nước Đông Dương và thực hiện một lộ trình rút quân khỏi đây sau gần 100 xâm lược, bóc lột xứ này. Đối với Việt Nam nói riêng, quân Pháp phải nhanh chóng rút khỏi miền Bắc tập kết vào trong vĩ tuyến 17 để rút dần về nước. Ngày 10/10, quân ta tiến vào thủ đô.
Đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô là Đại đoàn 308 với trung đoàn Thủ đô – những người 8 năm trước đã quần nhau với xe tăng Pháp trong từng ngôi nhà, góc phố ở Hà thành. Đại đoàn trưởng Vương Thừa Vũ lãnh trách nhiệm chủ tịch ủy ban quân quản Hà Nội bên cạnh đồng chí Trần Duy Hưng là chủ tịch thành phố Hà Nội từ đầu kháng chiến.
Trên đường về tiếp quản Hà Nội, một số đại diện của Đại đoàn 308 được triệu tập tới gặp Bác ở Đền Hùng. Tại đây Bác căn dặn cán bộ, chiến sĩ đại đoàn phải triệt để chấp hành 8 chính sách của Chính phủ, 10 điều kỷ luật trong quân đội, “không được xâm phạm đến cái kim sợi chỉ của dân”. Bác nhấn mạnh phải tôn trọng dân và giúp đỡ dân, thực hiện thật tốt nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô. Cũng ở đây, cán bộ, chiến sĩ đại đoàn 308 được nghe câu nói nổi tiếng của Bác: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Hình ảnh Đại tướng bên bàn làm việc.
Ngày 9/10/1954, một số đơn vị của đại đoàn 308 vào trước tiếp quản các công sở, nhà máy từ tay quân Pháp. Thành phố lúc này đang bị đặt dưới lệnh giới nghiêm, không một bóng người, các ngôi nhà đều đóng kín cửa. Nhưng bên trong cái không gian im lìm đó, nhân dân đang nô nức chuẩn bị để đón anh bộ đội cụ Hồ trở về sau 8 năm luồn rừng lội suối gian khổ hy sinh.
Sáng 10/10, các đơn vị của đại đoàn 308 chia 3 cánh cùng tiến vào Hà Nội. Ở phía Tây, trung đoàn Thủ đô xuất phát từ “Quần ngựa” theo đường Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Cửa Nam, Hàng Bông… vào đóng trong “thành cổ Hà Nội”. Trung đoàn 36 và 88 xuất phát từ phía nam tiến qua Bạch Mai, phố Huế… vòng quanh hồ Hoàn Kiếm rồi trở lại, theo đường Trần Hưng Đạo vào đóng quân ở khu vực “Đồn Thủy” và “Đấu Xảo”.
Bộ phận thứ 3 là đoàn cơ giới và pháo binh cùng với chỉ huy Vương Thừa Vũ xuất phát từ sân bay Bạch Mai đi đến ngã tư Vọng sang ngã tư Trung Hiền, theo đường Bạch Mai, phố Huế ra bờ hồ rồi đi sang Hàng Đào, Hàng Ngang, chợ Đồng Xuân lên Hàng Giấy, vườn hoa Hàng Đậu… và vào “thành cổ Hà Nội” từ cửa Bắc.
Hồi ức của Đại tướng
Trong ngày đoàn quân về tiếp quản Thủ đô, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn ở phía sau và sáng 11/10 mới vào thành nhưng ông vẫn liên lạc và nắm tình hình xát sao. Có lẽ qua các báo cáo từ bộ phận đi trước tướng Giáp vẫn nhớ chi tiết không khí buổi tiếp quản thủ đô năm ấy.
Trong hồi ức ông kể: ” Một đơn vị tới Cầu Giấy làm thủ tục bàn giao. Những chiếc xe bọc thép của quân Pháp chưa kịp quay đầu thì từ ngôi nhà tranh xiêu vẹo bên đường đã xuất hiện một lá cờ đỏ sao vàng, những tiếng hô không biết từ đâu nổi lên: Hồ Chủ tịch muôn năm! … Hoan nghênh các anh bộ đội trở về giải phóng Thủ đô! Rồi những cánh cửa bật mở, bà con ùa ra, xúm xít chung quanh các chiến sĩ tủi tủi mừng mừng. Chỉ trong giây lát, cả dãy phố nghèo ở ngoại ô đã đỏ rực màu cờ”.
Hà Nội ngày Giải phóng 10/10/1954.
Sáng 10/10/1954, trời mưa nhưng đường phố rất sạch sẽ. Các ngôi nhà ở Hà Nội đều treo cờ đỏ sao vàng. Cổng chào dựng lên ở khắp nơi để đón đoàn quân chiến thắng. Những phụ lão khăn đóng áo dài đứng trang nghiêm. Trên các chuyến tàu điện từ ngoại ô vào chật ních nhân dân. Tất cả mọi người dồn ra hai bên đường chờ đón giờ phút lịch sử, đoàn quân chiến thắng trở về.
Buổi trùng phùng lịch sử sau 8 năm xa cách được tướng Giáp miêu tả: “Người từ hai bên đường đổ xô ra đăt vao tay anh va cac chiên si nhưng bo hoa tươi. Nhưng chiêc lươi lê sang ngơi lâp lanh bên hoa. Tiêp sau la đoan xe bô binh cơ giơi phao binh.
Ngươi Ha Nôi không ngơ hâu hêt can bô, chiên si ta đêu tre. Cai lam ho ngac nhiên hơn la nhưng ngươi chiên si nho nhăn, hiên lanh, gian di nay đa đanh thăng nhưng tên linh Phap cao lơn, dư tơn, vu trang đây ngươi, co ca may bay, tau chiên, xe tăng. Hang Bông, Hang Đao rôn rang tiêng trông mua sư tư, mua lân. Phao nô rên, xac phao đo hông rai trên đương phô như nhưng canh hoa đao. Bên hô Hoan Kiêm, sinh viên, hoc sinh tu tâp km vươn hoa Chi Linh như năm nao, hat nhưng bai ca cach mang”.
Sáng 11/10, Đại tướng mới về Hà Nội. Nơi đầu tiên ông tới thăm là Nhà máy điện Yên Phụ với những công nhân dũng cảm. Tám năm trước họ đã phá máy làm tắt điện toàn thành phố để thay hiệu lệnh toàn quốc kháng chiến đêm 19/12/1946. Ngày nay, họ lại kiên cường đấu tranh với địch để giữ lại máy móc, giữ lại nguồn sáng cho Thủ đô.
So với 8 năm trước, Hà Nội dường như không thay đổi gì nhiều. Vẫn phố phường ấy, cảnh quan ấy nhưng ngày nay không còn những tiếng giày đinh, những tiếng xe nhà binh, mô tô Pháp gầm rú trên đường. Đại tướng cảm nhận: “Ha Nôi rât it thay đôi trong chiên tranh, vi ngươi Phap chưa luc nao tin ho co thê tai đinh cư lâu dai như trươc kia, măt trân thương xuât hiên cach đây vai chuc km”.
Sau 8 năm gian khổ chiến đấu, những chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô đã trở về giải phóng quê hương trong tư thế hiên ngang của chiến sĩ Điện Biên. Từ đây Hà Nội là trái tim hồng để lãnh đạo cả nước đi đến thắng lợi cuối cùng. Đối với riêng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, 21 năm sau đó là những năm tháng ông gắn bó với Hà Nội. Từ Tổng hành dinh trong Bộ quốc phòng hay tại nhà riêng trên phố Hoàng Diệu, những quyết định quân sự của ông đã từng bước đưa quân đội ta đến thắng lợi cuối cùng.
Theo Người đưa tin
Đồng bào Quảng Bình hiến đất mở đường, kê giường đón khách viếng Đại tướng
"Người dân Thọ Sơn giấu nước mắt đau thương, chuẩn bị tất cả những gì thuận lợi nhất như hiến đất mở đường để Đại tướng về an nghỉ..."
Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời là nỗi đau thương của 90 triệu người dân Việt Nam. Tai Hà Nội, hàng chuc nghìn người nối tiếp nhau đến viếng Đại tướng tại ngôi nhà 30 Hoàng Diệu. Tại huyện Lệ Thủy, Quang Binh, nước mắt người dân chảy chưa bao giờ ngớt. Tại thôn Thọ Sơn (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình), để bày tỏ lòng tri ân với Đại tướng, nhiều người dân hiến đất mở đường, lập ban thờ Đại tướng, nhiều người đã dọn nhà, kê giường để đón khách gần xa về tiễn đưa Đại tướng.
Người dân Thọ Sơn đếm ngược thời gian Đại tướng về đây an nghỉ
Ông Lưu Ngọc Môn (SN 1955), thôn Thọ Sơn (xã Quảng Đông, Quảng Trạch, Quảng Bình) khi nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lấy tay gạt những dòng nước mắt."Khi biết tin Đại tướng qua đời, cả nhà tôi đều ôm nhau khóc. Sau cơn bão, nhà mất điện đến tận bây giờ, không được theo dõi trên truyền hình về Đại tướng, tôi đứng ngồi không yên. Khi biết tin Đại tướng chọn khu Vũng Chùa ở Thọ Sơn làm nơi an nghỉ, tôi cảm thấy rât vinh dự bởi Đại tướng có thể lựa chọn ở nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội) hay quê hương Lệ Thủy nhưng cuối cùng Đại tướng đã chọn Mũi Rồng (thôn Thọ Sơn). Ngày ngày chúng tôi có thể đến thắp hương, dâng hoa Đại tướng để tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những gì Đại tướng đã đóng góp cho đất nước, cho quê hương".
Bà Võ Thị Bương: "Ngày ngày tôi sẽ thắp hương nơi Đại tướng an nghỉ"
Cụ bà Võ Thị Bương, năm nay 74 tuổi, môi khi nhắc đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp lai rướm lệ, khi nói đến việc Đại tướng sẽ an nghỉ ở Vũng Chùa đôi mắt ấy lại rực lên vẻ tự hào. " Đại tướng đã đóng góp cả cuộc đời cho quê hương Quảng Bình, cho đất nước Việt Nam. Giờ tuy đã già nhưng ngày tiễn đưa Đại tướng nhất định tôi sẽ đến để bày tỏ lòng thành kính. Ngày ngày tôi sẽ đến để thắp hương trước mộ phần Đại tướng", ba chia se.
Trưởng thôn Trần Ngọc Tri
Trưởng thôn Thọ Sơn la ông Trần Ngọc Tri chia sẻ, khi nhận được tin Đại tướng từ trần, toàn dân tộc Việt Nam và thế giới đều thương tiếc. Người dân Thọ Sơn cung không phai ngoai lê. Cả làng mất điện, họ gọi điện lên Hà Nội, tìm đọc báo để biết tin về Đại tướng. Khi biết Đại tướng sẽ được an nghỉ tại thôn Thọ Sơn, ai nấy đều ngóng trông. Trước Đại tướng đã từng đến Vũng Chùa nhưng bí mật nên nhân dân Thọ Sơn không ai biết. Giờ biết tin họ tiếc nuối vì đã không được gặp Đại tướng khi còn sống. Nhiều người dân đã lập ban thờ ngay tại nhà, nhiều người hiến đất với mong muốn tri ân công lao Đại tướng đã đóng góp cho nhân dân có hòa bình, ấm no như ngày nay.
Dọn nhà, kê giường để đón khách viếng Đại Tướng
Những ngày này, người dân Thọ Sơn ai nấy đều hối hả bận rộn, người hiến đất mở đường, người phát quang cây cối, dọn dẹp con đường dẫn vào khu an táng Đại tướng. Khi có khách đến nhà, họ ôn tồn hòa nhã, tiếp khách thân tình, nhiều người ngỡ tưởng PV là khách thập phương đến để đợi dự lễ an táng Đại tướng. Họ bày tỏ nguyện vọng nếu không có chỗ ở thì có thể về nhà họ, đợi đến thời điểm lễ an táng được tiến hành.
Chị Võ Thu Phương và người dân Thọ Sơn sẵn long đón khách
Chị Võ Thu Phương (42 tuổi), người dân Thọ Sơn chia sẻ, Đại tướng an nghỉ trên địa phận thôn Thọ Sơn, ở vị trí phong thủy hữu tình, cũng là dịp để chị có thể tri ân công lao Đại tướng. "Nhà tôi đã dọn sạch sẽ, kê thêm giường, nếu khách thập phương có nhã ý muốn ở lại thì tôi luôn mở cửa chào đón. Người Việt Nam ở đâu cũng chung một tấm lòng hướng về Đại tướng, gia đình tôi chia sẻ được gì thì sẵn sàng chia sẻ. Mong lễ an táng Đại tướng diễn ra tốt đẹp để không phụ sự tin tưởng của Đại tướng về mảnh đất Thọ Sơn", chị Phương tâm sự.
"Dân làng Thọ Sơn từ trước đến nay luôn có núi Rồng bao bọc, bão lớn đều không thiệt hại chi. Nay Đại tướng về an nghỉ là niềm vinh dự cho quê hương, chúng tôi quyết sẽ cố gắng để mảnh đất Thọ Sơn thêm giàu đẹp. "Nhà chật nhưng rộng tấm lòng", chúng tôi rất phấn khởi được đón tiếp khách thập phương về dự tang lễ Đại tướng", cụ Võ Thị Bương chia sẻ.
Phó bí thư xã Quảng Đông, ông Đinh Tiến Dũng
Ông Đinh Tiến Dũng, Phó Bí thư thường trực xã Quảng Đông cho biết: "Khi có tin chính thức Đại tướng sẽ về an nghỉ ở Vũng Chùa, nhân dân xã Quảng Đông chúng tôi rất vinh dự. Chúng tôi sẽ làm hết sức mình để lễ an táng Đại tướng diễn ra theo đúng quy định cũng như sau này thường trực chăm sóc phần mộ của Đại tướng, không phụ lòng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Theo Kiến thức
Đại pháo diễn tập lễ tang trước nhà Đại tướng Buổi sáng cuối cùng của ngày viếngĐại tướng Võ Nguyên Giáp, công tác diễn tập lễ tang đã được tiến hành trước sự chứng kiến của hàng nghìn đồng bào. Sáng 10/10, ngày cuối cùng viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, số lượng người đến viếng tăng đột biến. Công tác diễn tập cho lễ tang của Đại tướng cũng được diễn ra....