Hội thi giáo viên dạy giỏi được tổ chức thế nào?
Việc tổ chức hội thi phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, có tác dụng khuyến khích giáo viên học hỏi, phổ biến kinh nghiệm giảng dạy.
Thông tư 21 ban hành điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành từ tháng 7/2010. Văn này này nêu rõ hội thi có ba mục đích.
Thứ nhất là tuyển chọn, công nhận và suy tôn giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp, tạo điều kiện để giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục thể hiện năng lực, học tập, trao đổi kinh nghiệm về giảng dạy, tổ chức lớp học; khai thác sử dụng sáng tạo, hiệu quả phương tiện, đồ dùng dạy học…
Thứ hai là góp phần triển khai các phong trào thi đua trong trường học; khuyến khích, động viên, tạo cơ hội và rèn luyện giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tự học và sáng tạo. Qua hội thi, các cơ sở giáo dục phát hiện, tuyên dương và nhân rộng những điển hình tiên tiến, góp phần tạo động lực phát triển sự nghiệp giáo dục của mỗi địa phương và của toàn ngành.
Cuối cùng, hội thi là một trong những căn cứ để đánh giá thực trạng đội ngũ, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục.
Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp phải đáp ứng hai yêu cầu là tổ chức theo các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình giáo dục thường xuyên; việc tổ chức phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, công bằng, có tác dụng giáo dục, khuyến khích động viên giáo viên học hỏi, trao đổi, truyền đạt, phổ biến kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu giáo dục.
Ở cấp trường, hội thi được tổ chức mỗi năm một lần, cấp quận/huyện là hai năm một lần và cấp tỉnh là bốn năm một lần.
Điều 6 Thông tư 21 quy định, trong hội thi, giáo viên sẽ báo cáo sáng kiến kinh nghiệm hoặc kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng được đánh giá trong bốn năm học gần nhất năm tổ chức hội thi; làm một bài kiểm tra năng lực hiểu biết về kiến thức chuyên môn hoặc nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm liên quan đến phạm vi chương trình giáo dục của cấp học mà giáo viên giảng dạy, hoặc hiểu biết về chủ trương, đường lối, định hướng đổi mới giáo dục và chỉ đạo của ngành (gọi tắt là bài thi kiểm tra năng lực).
Đặc biệt, giáo viên phải thực hành giảng dạy hai tiết trong chương trình giảng dạy tại thời điểm diễn ra hội thi, trong đó có một tiết do giáo viên tự chọn và một tiết do Ban tổ chức xác định bằng hình thức bốc thăm.
Giáo viên có ít nhất một tuần chuẩn bị cho tiết thực hành giảng dạy
Video đang HOT
Giáo viên nộp cho Ban tổ chức hội thi văn bản báo cáo sáng kiến kinh nghiệm hoặc kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng có kèm theo nhận xét, đánh giá và xếp loại của nhà trường hoặc của Phòng Giáo dục, Sở Giáo dục.
Bài thi kiểm tra năng lực là bài thi viết, hoặc thực hành (ví dụ sử dụng máy vi tính, sử dụng đồ dùng dạy học…). Nếu là thi viết, có thể bằng hình thức tự luận, trắc nghiệm khách quan hoặc kết hợp cả hai hình thức trên.
Thực hành giảng dạy được tổ chức tại lớp học. Tiết học tham gia thi giảng là tiết học lần đầu tiên được giảng cho học sinh tại lớp học đó. Giáo viên được thông báo và có thời gian chuẩn bị cho tiết giảng trong thời gian ít nhất là một tuần trước thời điểm thi giảng.
Theo quy định, kết quả hội thi là căn cứ để đánh giá, xếp loại thi đua của đơn vị và cá nhân; căn cứ để xem xét, thực hiện các chế độ chính sách đối với giáo viên. Tùy điều kiện cụ thể, UBND các cấp, cơ quan quản lý giáo dục địa phương quy định chế độ ưu đãi đối với giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, đối với tập thể có nhiều thành tích trong hội thi.
Xuân Hoa
Theo VNE
Ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô: Xứng đáng lá cờ đầu
Cùng với sự phát triển của Thủ đô, thời gian qua, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã có những bước chuyển biến tích cực, thể hiện toàn diện ở mọi cấp học, là nền tảng để toàn ngành tiếp tục vững tin, quyết tâm khẳng định vị trí lá cờ đầu của cả nước trong lĩnh vực "trồng người".
Theo GS.VS Phạm Minh Hạc (Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục), cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Thủ đô là nơi hội tụ tinh hoa, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước; do đó giáo dục cũng nhờ đó mà phát triển. Tại Việt Nam, Thủ đô Hà Nội không chỉ là "đầu tàu" trên các phương diện mà còn là "điểm đến" của các các tỉnh, thành trên cả nước đến tham quan, học tập kinh nghiệm trên lĩnh vực giáo dục.
Tín hiệu vui từ những ngôi trường
Thủ đô Hà Nội luôn là lá cờ đầu trong phong trào thi đua dạy tốt - học tốt.
Là tập thể tiêu biểu xuất sắc, luôn chủ động, tích cực tham gia có hiệu quả các phong trào thi đua của ngành, Trường THCS Ngô Sĩ Liên (quận Hoàn Kiếm) là đơn vị luôn đạt thành tích cao trong các hội thi Giáo viên dạy giỏi và các kỳ thi học sinh giỏi cấp Thành phố, quốc gia và quốc tế.
Năm học 2017 - 2018 là năm học thành công của thầy và trò nhà trường khi đã dành được 2 Huy chương Vàng tại Kỳ thi Vô địch các đội tuyển Toán quốc tế, 1 Huy chương Đồng tại Kỳ thi Thách thức nhà Toán học tương lại, 2 Huy chương Đồng giải Toán học lứa tuổi thanh thiếu niên, 1 Huy chương Bạc giải Toán quốc tế tại Hồng Kông, 1 Huy chương Đồng trong cuộc thi Sáng tạo Khoa học tại Singapore...
Trang thiết bị trường học luôn được đầu tư đạt chuẩn.
Tương tự, tại Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, ngôi trường luôn dẫn đầu trong mọi phong trào của Ngành, được tin tưởng giao và đã triển khai hiệu quả Chương trình song bằng cấp THPT, THCS. Vừa qua, học sinh của trường liên tục được vinh danh trên các đấu trường quốc tế với 1 Huy chương Vàng tại Kỳ thi Olympic Vật lí châu Á 2018; 2 Huy chương Bạc và 3 Huy chương Đồng tại Kỳ thi Khoa học trẻ Quốc tế được tổ chức tại Hà Lan; 3 Huy chương Vàng, 9 Huy chương Bạc, 8 Huy chương Đồng và 1 giải Khuyến khích tại Kỳ thi Toán học trẻ Quốc tế.
Mới đây, Hà Nội đã tự hào đón các em học sinh thi đạt thành tích cao từ Kỳ thi Olympic Toán và Khoa học quốc tế (IMSO), trong đó học sinh Trường "Ams" đã dành 4 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc và 2 Huy chương Đồng; tại Kỳ thi Olympic về Thiên văn học và Vật lý thiên văn quốc tế 2018 tại Trung Quốc được tổ chức vào đầu tháng 11/2018, đại diện cho đoàn Việt Nam dự thi, học sinh Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam tiếp tục xuất sắc giành 1 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc và 2 Huy chương Đồng; tại Kỳ thi Khoa học trẻ quốc tế (IJSO) lần thứ 15 được tổ chức tại Thủ đô Gaborone (nước Cộng hòa Botswana) từ ngày 2/12 đến 10/12/2018, đội tuyển Việt Nam tuyển gồm 6 em học sinh tiêu biểu, xuất sắc đến từ các lớp 10 chuyên Toán, Lý, Hóa thuộc Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam đều đạt giải với 4 Huy chương Vàng và 2 Huy chương Bạc.
Khiêm tốn trong khối các trường THPT nhưng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Hà Nội lại được thành phố tin tưởng giao trọng trách quản lý, nuôi dạy các em học sinh dân tộc thiếu số của Hà Nội. Dù thuộc đối tượng khá đặc biệt, nhưng qua sự dìu dắt, giảng dạy của các thầy cô, các em học sinh của trường vẫn luôn khẳng định được mình trong các cuộc thi cấp huyện, thành phố và toàn quốc.
Năm học vừa qua, Nhà trường cũng rất thành công trong việc xây dựng và triển khai "Mô hình tự quản của cán bộ, giáo viên, học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú". Theo đó, trong năm học, nhà trường không có hiện tượng học sinh tham gia vào các tệ nạn xã hội hoặc vi phạm pháp luật; chất lượng về giáo dục đạo đức có bước tiến bộ vượt bậc; tỷ lệ học sinh có học lực khá, giỏi đạt 73,8%; nhà trường duy trì được kỷ cương, nền nếp; khuôn viên trường học xanh - sạch - đẹp, là ngôi nhà chung cho các em học sinh dân tộc nội trú và là địa chỉ tin cậy, yên tâm đối với cha mẹ các em học sinh.
Giữ vững vị thế "đầu tàu" về chất lượng
Sự quan tâm, đầu tư thiết thực của thành phố và những nỗ lực của thầy, cô giáo, học sinh đã góp phần khẳng định vị thế "đầu tàu" của giáo dục Thủ đô. Theo đó, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, mạng lưới trường, lớp của ngành GD&ĐT Hà Nội được mở rộng và không ngừng phát triển với quy mô dẫn đầu cả nước. Hiện tại, Hà Nội có 2.689 trường với gần 2 triệu học sinh và 140.000 cán bộ giáo viên, nhân viên.
Cơ sở vật chất được tăng cường đầu tư, cơ bản từng bước đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân và yêu cầu đào tạo nhân lực trong thời kỳ mới. Công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ được quan tâm, đội ngũ nhà giáo thường xuyên được bổ sung đủ về số lượng và nâng cao một bước về chất lượng.
Công tác quản lý và chỉ đạo của ngành tiếp tục đổi mới, rõ phương châm chỉ đạo, rõ mục tiêu phấn đấu "Kỷ cương nghiêm, chất lượng thực, hiệu quả cao", tạo bước chuyển biến về kỷ cương, nền nếp trong quản lý dạy và học. Công tác thi và tuyển sinh có nhiều đổi mới căn bản và đạt kết quả tốt. Các phong trào thi đua, hoạt động văn hóa, văn nghệ, hoạt động thể thao gắn với các hoạt động chính trị - xã hội của Thủ đô đã đem lại những kết quả tích cực.
Được biết, thời gian qua, ngành GD&ĐT Hà Nội đã triển khai thực hiện có chất lượng chương trình giáo dục mầm non, hướng dẫn các cơ sở giáo dục mầm non phát triển chương trình đào tạo phù hợp với văn hóa, điều kiện của địa phương, của nhà trường, khả năng và nhu cầu của trẻ.
Đồng thời tiếp tục điều chỉnh nội dung dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, tiếp cận định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới; đổi mới nội dung, hình thức giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn; bố trí đủ số lượng và bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp trong các trường THPT, từng bước nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hướng nghiệp, giúp học sinh có nhận thức rõ về định hướng nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, ngành cũng khuyến khích giáo viên tìm tòi các phương pháp phù hợp để truyền đạt kiến thức cho học sinh, lồng ghép, tích hợp các môn học khác, các hoạt động phong trào khác với việc giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.
Năm học 2017 - 2018, thành phố Hà Nội đã được Bộ GD&ĐT công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, đạt phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, đạt chuẩn phổ cập THCS mức độ 2 và đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2. Chất lượng giáo dục đại tà, giáo dục toàn diện, mũi nhọn tiếp tục đạt kết quả xuất sắc. Học sinh Thủ đô tiếp tục khẳng định tài năng trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. Chất lượng dạy học ngoại ngữ ở các cấp học và trình độ đào tạo được nâng cao.
Thông qua nhiều cải tiến về hình thức, phương pháp dạy học, đặc biệt là phương pháp dạy ngoại ngữ theo hướng nâng cao năng lực cho học sinh, chất lượng giáo viên và trình độ ngoại ngữ của hoc sinh Hà Nội đã có nhiều bước tiến rõ rệt, trên 80% giáo viên đã đạt chuẩn năng lực tiếng Anh theo khung chuẩn châu Âu. Tại nhiều trường học, trong các giờ ngoại ngữ, kiến thức tổng hợp các môn học Địa lý, Lịch sử... được lồng ghép, giúp học sinh phát triển hiểu biết về các quốc gia trên thế giới...
"Có thể nói, sự chuyển biến tích cực của ngành GD&ĐT Hà Nội năm học vừa qua đã diễn ra toàn diện trên các mặt, đều khắp ở các cấp học, các nhà trưởng, cả ở công lập và ngoài công lập; sự đổi mới, hiệu quả của các đơn vị quản lý giáo dục từ Sở cho đến các Phòng GD&ĐT" - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Chử Xuân Dũng khẳng định.
Cũng theo Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, thời gian tới đây, để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, toàn ngành nói chung và mỗi nhà giáo nói riêng cần quyết tâm tiếp tục thực hiện tốt các nội dung kế hoạch trọng tâm của ngành và các nhiệm vụ của thành phố giao. Đồng thời coi trọng chất lượng dạy, học và chú trọng đổi mới trong công tác quản lý.
Phạm Thảo
Theo laodongthudo
Trường Cao đẳng GTVT Trung ương 1 khai giảng năm học mới Ngày 19/10, Trường Cao đẳng GTVT Trung ương I đã long trọng tổ chức Lễ Khai giảng năm học mới (2018-2019) và tuyên dương giáo viên, HSSV có thành tích xuất sắc. Dự lễ có ông Đỗ Năng Khánh, Phó tổng Cục trưởng (Tổng cục GDNN), đại diện Bộ GTVT, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội, các doanh nghiệp và thầy cô giáo, HSSV nhà...