Hội thi ‘Đi tìm thủ lĩnh học sinh Trung học phổ thông’ năm học 2020-2021
Ngày 6/12, Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Vòng chung kết và trao giải Hội thi “Đi tìm thủ lĩnh học sinh Trung học phổ thông” năm học 2020-2021.
Trao giải Nhất chung cuộc cho thí sinh Nhan Ngọc Hảo Tiên, học sinh lớp 11A8 – Phó Bí thư Chi đoàn trường Trung học phổ thông Trần Khai Nguyên (Quận 5).
Hội thi “Đi tìm thủ lĩnh học sinh Trung học phổ thông” do Ban Thường vụ Thành Đoàn tổ chức hàng năm, là sân chơi bổ ích dành cho cán bộ Đoàn Trung học phổ thông, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, Trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn Thành phố.
Hội thi là dịp để kiểm tra, đánh giá kiến thức cũng như kỹ năng công tác Đoàn và phong trào thanh niên của lực lượng cán bộ Đoàn Trung học phổ thông, qua đó tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ Đoàn giao lưu, học hỏi, rèn luyện, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ tại đơn vị và kịp thời phát hiện những nhân tố tích cực để tiếp tục bồi dưỡng, bổ sung cho đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp trong tương lai.
Tiếp nối thành công của những năm qua, Hội thi “Đi tìm thủ lĩnh học sinh Trung học phổ thông” năm học 2020 – 2021 thu hút gần 2.300 thí sinh đến từ 130 trường Trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố, được tổ chức theo 3 vòng thi diễn ra từ ngày 10/10 đến ngày 6/12/2020 với nhiều nội dung đa dạng. Trải qua hai vòng loại và bán kết, Ban Tổ chức đã chọn ra 6 thí sinh xuất sắc bước tiếp vào Vòng chung kết.
Theo chị Trần Thu Hà – Phó Bí thư Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, năm nay, Ban Tổ chức Hội thi đã nỗ lực mang đến nhiều đổi mới trong nội dung thi như bổ sung thêm các câu hỏi trắc nghiệm IQ, EQ để đánh giá không chỉ về kiến thức mà còn về năng lực cảm xúc, chỉ số trí tuệ của các thí sinh, thể hiện qua phần thi “90 giây tỏa sáng cùng Đoàn” trong vòng loại theo hình thức yêu cầu thí sinh thực hiện đoạn clip giới thiệu về bản thân và cảm nhận về vai trò của tổ chức Đoàn trong đời sống hiện đại.
Video đang HOT
Ngoài ra, Ban Tổ chức còn ứng dụng công nghệ thông tin trong các vòng thi để tiệm cận hơn với vai trò của người thủ lĩnh thanh niên, qua đó đặt ra nhiệm vụ phải nghiên cứu, nắm vững công nghệ để tìm ra giải pháp tập hợp thanh niên trên mạng xã hội trong tình hình mới.
Vòng chung kết Hội thi diễn ra với 4 phần thi chính gồm “Tài năng thủ lĩnh”, “Thủ lĩnh trí tuệ”, “Thủ lĩnh nhạy bén”, “Thủ lĩnh tỏa sáng”. Trong phần thi “Tài năng thủ lĩnh”, các thí sinh được yêu cầu thể hiện tài năng của mình bằng một tiết mục biểu diễn sân khấu theo nhiều hình thức tự chọn như ca vũ, diễn kịch, thuyết trình… Chủ đề xoay quanh nhiệm vụ của thanh niên thời đại mới góp sức xây dựng và phát triển thành phố mang tên Bác.
Trong phần thi “Thủ lĩnh trí tuệ”, các thí sinh trả lời 20 câu hỏi trắc nghiệm về kiến thức phổ thông, kiến thức lịch sử Việt Nam; về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh; truyền thống Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, trên thiết bị điện tử do Ban Tổ chức cung cấp. Trong phần thi “Thủ lĩnh nhạy bén”, các thí sinh lần lượt bốc thăm ngẫu nhiên và xử lý một tình huống bất ngờ thường gặp trong quá trình hoạt động Đoàn tại trường học do Ban Giám khảo đặt ra.
Trong phần thi cuối cùng “Thủ lĩnh tỏa sáng”, Ban Giám khảo đặt ra một câu hỏi chung về những vấn đề, sự kiện thực tiễn trong xã hội hiện đại và yêu cầu các thí sinh trả lời theo cảm nhận của mình trong thời gian 1 phút.
Kết thúc 4 phần thi, Ban Tổ chức đã trao giải Nhất chung cuộc cho thí sinh Nhan Ngọc Hảo Tiên, học sinh lớp 11A8 – Phó Bí thư Đoàn Trường Trung học phổ thông Trần Khai Nguyên (Quận 5); giải Nhì cho Đỗ Hoàng Anh, học sinh lớp 11A1 – Bí thư Đoàn Trường Trung học phổ thông Hùng Vương (Quận 5); giải Ba cho Hồ Minh Cường, học sinh lớp 10A5 – Phó Bí thư Đoàn Trường Trung học phổ thông Trần Hữu Trang (Quận 5) cùng 3 giải Khuyến khích.
Ngoài ra, Ban Tổ chức còn trao Giấy chứng nhận tham gia Hội thi và học bổng trị giá 5 triệu đồng cho 12 thí sinh bước vào Vòng bán kết Hội thi; trao 2 giải phụ gồm: Giải “Clip 90 giây tỏa sáng cùng Đoàn được yêu thích nhất” cho thí sinh Hồ Minh Cường và giải “Đoàn trường có thí sinh có điểm Sức hút thủ lĩnh Teen cao nhất” cho Trường Trung học phổ thông Chuyên Lê Hồng Phong.
Nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng và an ninh
Công tác giáo dục quốc phòng và an ninh (QP-AN) cho học sinh (HS) trong các trường thời gian qua đã từng bước đi vào nề nếp, có những chuyển biến tích cực.
Thực hiện nghiêm túc
Giáo dục QP-AN là môn học bắt buộc ở cấp THPT với thời lượng 35 tiết/năm học (mỗi tuần 1 tiết). Theo ông Lê Đình Thuần - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), việc tổ chức giảng dạy môn học này đã được các trường thực hiện đồng bộ, nghiêm túc; nề nếp, chất lượng học tập của HS được nâng lên: Tỷ lệ HS xếp loại giỏi môn học này hàng năm đạt 57 - 59%, khá 33 - 39%, trung bình 2 - 5%, còn lại là một HS xếp loại yếu. Ở cấp tiểu học và THCS, nội dung giáo dục QP-AN được lồng ghép theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.
Thực hành môn Giáo dục quốc phòng và an ninh tại Trường THPT Phạm Văn Đồng.
Thầy Đặng Văn Long - Tổ trưởng chuyên môn tổ Giáo dục thể chất - QP-AN Trường THPT Phạm Văn Đồng (TP. Nha Trang) cho biết, trang thiết bị dạy học được cấp bổ sung hàng năm, đáp ứng khá tốt nhu cầu giảng dạy, giảm thiểu tình trạng dạy chay, học chay so với trước đây.
Đa số HS khá hứng thú với các nội dung thực hành như: Tháo lắp súng, cứu thương, các tư thế, động tác cơ bản trong chiến đấu... Đối với nội dung lý thuyết, để nâng cao hiệu quả giảng dạy, giáo viên thường xuyên cập nhật những thông tin về tình hình thời sự, cho HS đóng vai giáo viên để đứng lớp giảng bài, tổ chức trò chơi giữa các tổ... Sắp tới, trường sẽ tổ chức Hội thao Giáo dục QP-AN.
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT, bên cạnh mặt được, công giáo dục QP-AN vẫn còn những hạn chế: Một số đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của công tác giáo dục QP-AN; đội ngũ giáo viên dạy môn Giáo dục QP-AN được đào tạo chính quy còn thiếu và thường xuyên biến động.
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, sân bãi, thao trường phục vụ công tác dạy và học ở một số trường còn thiếu đã ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học... Sở GD-ĐT đã chỉ đạo các trường THPT thực hiện dạy và học môn học này theo đúng hướng dẫn của Bộ GD-ĐT. Đồng thời, thường xuyên đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học, cập nhật những nội dung mới, quản lý chặt chẽ và phát huy hết hiệu quả thiết bị đã được sở trang bị nhằm nâng cao chất lượng môn học, tạo hứng thú cho HS.
Mới đây, Bộ GD-ĐT đã kiểm tra công tác giáo dục QP-AN đối với Sở GD-ĐT. Bộ đánh giá sở đã thực hiện tốt công tác này, có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ giáo dục QP-AN giai đoạn 2017 - 2020. Đoàn kiểm tra đề nghị sở thường xuyên rà soát trình độ của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong các trường để nắm cụ thể về trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ; có phương hướng, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy.
Bên cạnh đó, tiếp tục cử đi đào tạo văn bằng 2 Giáo dục QP-AN đối với các giáo viên chưa được chuẩn hóa trong các trường THPT; tăng cường trao đổi thông tin với các đơn vị chức năng của Bộ GD-ĐT, Bộ Quốc phòng để đề xuất các vấn đề đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và chính sách đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên. Đồng thời, tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đối với môn học này.
Hiện nay, toàn tỉnh có 113 giáo viên môn Giáo dục QP-AN; trong đó, 4 giáo viên có bằng cử nhân Giáo dục QP-AN; 17 giáo viên được đào tạo văn bằng 2; 12 giáo viên được đào tạo ghép môn và 80 giáo viên có chứng chỉ Giáo dục QP-AN thời gian đào tạo 6 tháng.
Từ năm 2017 đến 2020, Sở GD-ĐT đã mua sắm bổ sung thiết bị giáo dục QP-AN cho các trường với tổng trị giá hơn 3,8 tỷ đồng. Ngoài ra, năm 2018 và 2019, sở phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh xây dựng kế hoạch tiếp nhận thiết bị của Hội đồng Giáo dục QP-AN Trung ương gồm: 380 khẩu súng AK cấp 5; 38 tủ súng và 8 bộ máy bắn tập chuyên dùng.
Giảm tải nội dung vẫn chưa làm giảm áp lực việc học Để giảm tải nội dung chương trình, ngay từ đầu năm học này, Bộ GD-ĐT đã chủ động yêu cầu nhà trường THCS và THPT điều chỉnh nội dung dạy học cả năm học theo tinh thần Công văn số 3280/BGDĐT, ngày 27.8.2020. Giảm tải nội dung, giảm tải số bài kiểm tra nhưng chưa thật sự giảm tải áp lực cho người...







Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Người đàn ông Thanh Hóa cưới cô gái kém 19 tuổi sau màn 'tấn công' thần tốc
Netizen
10:24:51 11/04/2025
Top 3 cung hoàng đạo siêu may mắn ngày 12/4
Trắc nghiệm
10:24:15 11/04/2025
Đi nhổ răng khôn, người đàn ông 35 tuổi bị cắt nhầm hàm
Sức khỏe
10:24:06 11/04/2025
Rùa 90 tuổi lần đầu làm mẹ
Lạ vui
10:21:57 11/04/2025
4 ca sĩ nức tiếng quê Quảng Ninh, có người là NSND U80 vẫn hát
Nhạc việt
10:21:27 11/04/2025
Vụ kẹo rau Kera: Hé lộ thêm sản phẩm công ty Quang Linh Vlogs thuê gia công
Pháp luật
10:15:49 11/04/2025
Ông Trump nói về việc Mỹ áp thuế 145% với Trung Quốc
Thế giới
10:08:50 11/04/2025
Nam thanh niên lao xuống dòng nước sâu để cứu cô gái nhảy cầu
Tin nổi bật
10:05:06 11/04/2025
Tôi bị lối sống "tiết kiệm" của bố mẹ làm cho kinh ngạc: Tưởng "keo kiệt" nhưng lại tiết kiệm được cả đống tiền
Sáng tạo
09:42:14 11/04/2025
Đến với "con mắt khổng lồ" độc đáo của Cao Bằng: Núi Mắt Thần đang ngày càng thu hút nhiều du khách
Du lịch
09:32:42 11/04/2025