Hội thi dạy tốt
Thời gian này, các trường học đã chủ động lên kế hoạch hoạt động kỷ niệm Ngày nhà giáo VN cho giáo viên và học sinh. Một trong các hoạt động chủ yếu hàng đầu không thể thiếu và không thể không có đó là phong trào thi đua dạy tốt.
Ban giám khảo cuộc thi sẽ đánh giá qua tiết thao giảng hay hội thi dạy tốt của giáo viên.
Hoạt động này diễn ra rầm rộ, được nhiều giáo viên bàn tán xôn xao về cách chuẩn bị dự thi của mình. Cuộc thi chiếm nhiều thời gian và công sức của giáo viên. Người thì tích cực hưởng ứng với thái độ hưng phấn. Người miễn cưỡng tham gia dù kết quả đến đâu thì đến. Nhưng chắc 100% giáo viên dự thi bởi một lẽ nếu không tham gia thì bị hội đồng thi đua nhà trường khống chế xét thi đua vào cuối năm học.
Mấy năm gần đây, để việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đi vào chiều sâu, trở thành thói quen và phổ biến trong nhà trường, ban giám hiệu chú trọng đến việc khuyến khích giáo viên thường xuyên giảng dạy trên giáo án điện tử. Để chuẩn bị cho tiết dạy dự thi của mình suôn sẻ, kết quả được đánh giá cao, bản thân giáo viên lên mạng Internet hay tự tìm tòi tư liệu phục vụ việc thiết kế giáo án. Còn nếu giáo viên tham gia kiểu cho có thì cứ lên mạng tải nguyên giáo án sẵn có về rồi bỏ chút thời gian “gia công” lại cho trở thành sản phẩm của mình. Cá biệt cũng có giáo viên mượn giáo án của giáo viên dạy trường khác để dạy dự thi. Dĩ nhiên các trường hợp này đều bị ban giám khảo loại vì không phải giáo án do chính mình thiết kế. Một trong các hoạt động giúp giáo viên dự thi thành công trong tiết dạy còn có sự hỗ trợ đắc lực, tích cực của học sinh để thầy và trò phối hợp với nhau sao cho nhịp nhàng, ăn ý.
Video đang HOT
Và điều hiển nhiên ắt phải xảy ra là thầy và trò buộc phải dạy trước và học trước bài dự thi. Bài dạy có bao nhiêu hoạt động, tình huống giải quyết ra sao thầy cứ bày ra hết để rút kinh nghiệm. Có khi thầy phân công sẵn, cụ thể nhóm này làm gì, em nào trả lời câu hỏi, nhóm khác góp ý ra sao… và dượt đi dượt lại nhiều lần đến gần “nhão”, đúng ngày dự thi thầy vô tư mang sản phẩm của mình ra “biểu diễn”. Ban giám khảo, người dự giờ vẫn thấy và biết thầy và trò “đóng kịch” nhưng biết làm sao. Sau cuộc thi dĩ nhiên có xếp thứ hạng cho giáo viên dự thi, nhưng thực tế ít khi rút được kinh nghiệm cho người dạy lẫn người dự một cách thực tế từ đối tượng học sinh lớp mình phụ trách, chưa góp ý sâu giáo viên phối hợp các phương pháp, đồ dùng giảng dạy được sử dụng hỗ trợ thêm để mang lại hiệu quả, mà hình như ban giám khảo chỉ chú ý đến giáo án điện tử của ai chất lượng, hiệu ứng âm thanh hợp lý, màu sắc hài hòa, dễ sử dụng mà đánh giá.
Giá mà hội thi tiết dạy tốt được nhà trường tổ chức thường xuyên quanh năm, ban giám hiệu có kế hoạch thi từng tháng công khai rõ ràng thì giáo viên ít bị áp lực, giáo viên dự thi chỉ được phép chuẩn bị trước giáo án điện tử vài ngày mà không được “gà” học sinh trước. Có vậy cuộc thi mới không chỉ là phong trào. Sau cuộc thi tiết dạy tốt, giáo viên cứ bình thản trở về dạy theo lối truyền thống ít mặn mà với giáo án điện tử vừa tốn công sức vừa nặng tính biểu diễn.
Theo Trần Văn Tám
Tuổi Trẻ
Hành trình Đỡ đầu mầm xanh 2012 Adopt A Tree 2012
Dự án Đỡ đầu mầm xanh (Adopt A Tree), lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2010 nhân dịp kỉ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội (đã giảng dạy tiết học môi trường cho 1000 em học sinh tiểu học và trồng 1000 cây xanh) tại 20 trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội.
Dự án có mục đích góp phần nâng cao đời sống cộng đồng, đặc biệt là các em thiếu nhi về vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu cũng như ý thức về việc bảo vệ môi trường nói chung và hành động tích cực để ngăn chặn, giảm thiểu, thích ứng với những vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu nói riêng.
Tiếp nối thành công của "Đỡ đầu mầm xanh - Adop A Tree 2010), dự án "Đỡ đầu mẫm xanh 2012" - Adop A Tree, đặt mục tiêu giảng dạy 100 tiết học về biến đổi khí hậu và vẽ tranh chủ đề về môi trường cho 2000 các em học sinh tiểu học trên địa bàn Hà Nội từ 24-9 đến 10-11-2012.
Sau một thời gian thực hiện chương trình, đến nay "Đỡ đầu mầm xanh - Adop A Tree" đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho các em nhỏ.
Các em nhỏ hào hứng với những tiết học về môi trường của nhóm "Đỡ đầu mầm xanh"
Tại trường tiểu học Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội khi các nhóm vừa tới dãy phòng học của các lớp, rất nhiều các em học sinh đã chạy ra hỏi "Anh chị hôm nay dạy lớp nào?". Huyền My - học sinh lớp 5D cho biết: "Chúng em rất hào hứng khi được tham gia lớp học về biến đổi khí hậu". Chính điều này đã tạo động lực giúp các anh chị tình nguyện viên tự tin hơn khi đứng trước giờ giảng của mình. Có một em học sinh khi nhìn thấy các anh chị tình nguyện viên đeo thẻ đã hỏi: "Có phải Đỡ đầu mầm xanh" là như thế này không ạ, vừa nói, em vừa khung hai bàn tay nhỏ bé của mình như nâng niu trân trọng một cái gì đó rất quý giá.
Em nhỏ chụm tay miêu tả hành động "Đỡ đầu mầm xanh"
Các tiết học diễn ra trong không khí vui nhộn tràn đầy tiếng cười của các em học sinh và anh chị TNV. Mở đầu bài học, cả lớp sẽ cùng chơi mòt trò chơi lên quan đến: nắng, mưa, sấm sét... Các em tham gia rất vui vẻ và nhiệt tình.. Những em nào không nhớ trò chơi do các anh chị điều khiển sẽ bị phạt hát hoặc múa.
Một bạn tình nguyện viên trong nhóm chia sẻ: "Khi bắt đầu bài giảng, các em cũng tham gia hoạt động nhóm và đưa ra ý kiến của riêng mình về những vấn đề môi trường và khí hậu... Vốn hiểu biết của các em cũng khá phong phú".
Với tình yêu gửi vào những mầm xanh của đất nước các bạn tình nguyện viên của Dự án "Đỡ đầu mầm xanh - Adop A Tree" đã để lại những tình cảm sâu sắc với các em. Nhiều em nhỏ sau khi kết thúc những tiết học về môi trường đã vẽ những bức tranh về những thứ xung quanh mình để gửi lại cho Dự án, nhiều em vẽ về hình ảnh cô lao công quét dọn... Những tiết học về môi trường giúp các em nhỏ có hiểu biết về môi trường ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường từ đó các em có những hành động thiết thực trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ cuộc sống trong lành của các em nói riêng.
Theo ANTD
TP.HCM: tuyển 100 giáo viên Philippines dạy tiếng Anh Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM, đầu tháng 11-2012 TP thí điểm tuyển 100 giáo viên Philippines sang dạy tiếng Anh tại một số trường tiểu học, THCS, THPT. Ngoài việc đứng lớp giảng dạy, các giáo viên này sẽ tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh, góp ý và chia sẻ kinh...