Hội thảo du học và cơ hội miễn 100 % học phí ở Phần Lan
Đây là cơ hội tìm hiểu về hệ thống giáo dục, môi trường học tập tại các trường đại học công lập, chính sách hỗ trợ 100% học phí của chính phủ quốc gia có nền giáo dục thành công nhất thế giới.
Hội thảo tại Vũng Tàu: Lúc 16h, ngày 13/10 tại VCCI (155 Nguyễn Thái Học, P.7, TP. Vũng Tàu).
Hội thảo tại TP.HCM: Lúc 15h ngày 20/10 và 10h ngày 21/10 tại công ty INEC (138 Trần Nhân Tôn, P.2, Q.10, TP.HCM).
Đăng ký tham dự
Theo Tổ chức Phát triển và Hợp tác Kinh tế (OECD), Phần Lan là nước thành công nhất thế giới trong nền giáo dục. Học sinh Phần Lan luôn dẫn đầu với số điểm cao nhất thế giới vào các năm 2000, 2003, 2006, 2009. Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về giáo dục đại học – cao đẳng, Phần Lan xếp hạng thứ nhất về số lượng tốt nghiệp và chất lượng, xếp thứ hai về toán và giáo dục khoa học.
Giáo dục Phần Lan miễn phí 100% học phí từ bậc tiểu học, trung học, cử nhân và thạc sĩ. Sinh viên quốc tế được phép đi làm thêm 25 giờ mỗi tuần. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên được ở lại 1 năm để có thể kiếm việc làm hoặc học cao hơn. Chi phí sinh hoạt ở mức trung bình 350-500 EUR một tháng. Du học sinh không cần chứng minh tài chính.
Chương trình được sự cố vấn của Tiến sĩ Maija Romo, giáo sư của Đại học Khoa học Ứng Dụng Lahti, với 20 năm kinh nghiệm trong việc tuyển sinh sinh viên trong khối Đông Nam Á đến học tập tại Phần Lan.
Với 10 năm kinh nghiệm và thành công trong lĩnh vực tuyển sinh sinh viên Việt Nam đến học tập tại Phần Lan, công ty tư vấn giáo dục Mạng lưới Quốc tế (INEC) đã tuyển sinh thành công hơn 350 học sinh, sinh viên từ các trường nổi tiếng ở miền Nam đến học tập tại Phần Lan như trường PTTH chuyên Năng Khiếu, trường PTTH chuyên Lê Hồng Phong, trường PTTH chuyên Trần Đại Nghĩa, trường PTTH chuyên Nguyễn Thượng Hiền, trường PTTH Lê Quý Đôn, trường PTTH Gia Định, trường PTTH Lê Quí Đôn (Vũng Tàu), trường PTTH Vũng Tàu, ĐH Bách Khoa, ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế…, theo học từ bậc cử nhân đến thạc sĩ tại các trường đại học nổi tiếng và Đại học Khoa học Ứng dụng lớn như Aalto University School of Economic, Đại học Vaasa, Đại học Khoa học ứng dụng Arcada, Haaga-Helia, Helsinki Metropolia, Lahti, Hamk, Laurea, Turku, Saimaa, North Karie, Kymenlaakso, Tampre, Vaasa và các trường đại học ở miền Tây, Đông và Bắc Phần Lan.
Tham khảo thêm thông tin du học Phần Lan
Đặc biệt trong những năm qua, sinh viên của INEC đã thành công rất nhiều trong học tập và cuộc sống tại Phần Lan. Bạn Trần Nguyễn Trường Sinh – (học sinh từ trường PTTH chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM ) đã tốt nghiệp Đại học Khoa học Ứng dụng Lahti (ngành BIT) – đã có luận văn tốt nghiệp xuất sắc và được nhà xuất bản Lambert của Đức đã liên hệ mua bản quyền để in thành sách bán với tựa đề Information System Adoption within Vietnamese Small and medium enterprise và được phát hành ở thị trường châu Âu, châu Mỹ. Bạn được Phần Lan chọn làm đại diện để trình bày đề tài tốt nghiệp trong một hội thảo giáo dục quốc tế.
Nhóm sinh viên Nguyễn Thụy Xuân Thanh, Lý Hoàng Vũ (học sinh đến từ Trường PTTH chuyên Trần Đại Nghĩa) và Trần Thùy Linh (học sinh từ trường PTTH chuyên Lê Quý Đôn – Vũng Tàu) hiện đang là sinh viên năm cuối trường trường ĐH Haaga-Helia (ngành International Business) đã có luận văn xuất sắc nhất và đươc trường ủng hộ trong việc hình thành doanh nghiệp nhỏ tại Phần Lan.
Chương trình có hai kỳ nhâp học tháng 1 và 9 hằng năm. Học sinh cần nộp hồ sơ từ ngày 30/8/2012 đến 10/2/2013 cho kỳ nhâp học tháng 9/2013.
Khóa nhập học vào tháng 9/2013:
Video đang HOT
Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đang học lớp 12, hoặc đã tốt nghiệp PTTH (bậc cử nhân)
Tốt nghiệp đại học chuyên ngành, tối thiểu 2 năm kinh nghiệm (bậc thạc sĩ)
Yêu cầu: Học sinh có trình độ tiếng Anh IELTS 5.5 / TOEFL IBT (bậc cử nhân)
Học sinh có trình độ tiếng Anh IELTS 6.5, GMAT 600 (nếu có) (bậc thạc sĩ)
Thi tuyển: Vào tháng 4/2013 (Ngày cụ thể sẽ thông báo sau)
INEC tổ chức lớp luyện thi đầu vào đại học và Visa Phần Lan.
Luyện thi cùng Tiến sĩ Romo.
Chương trình ôn luyện do giáo sư ưu tú của ĐH Phần Lan trực tiếp đứng lớp, là giáo sư đã nhiều năm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và là giám khảo trực tiếp tuyển sinh đại diện cho các trường ĐH Phần Lan trong nhiều năm gần đây.
Thời gian ôn luyện: 1/3/2013- 15/4/2013 (học sinh lớp 12 sẽ được ôn tập vào ngày thứ bảy, chủ nhật hàng tuần)
Nộp hồ sơ tại văn phòng Công ty Tư vấn Giáo Dục Mạng Lưới Quốc Tế (INEC):
Địa chỉ: 138 Trần Nhân Tôn, P.2, Q.10, TP.HCM
Điện thoại: 08 – 39381080, 39381081 Hotlines: 0908433097 – 0939381081
Email: hao@inec.vn Website: www.duhocinec.com
Tư liệu: INEC
Theo Infonet
Đề xuất rút gọn bậc phổ thông còn 9 năm
Đa số ý kiến của các nhà khoa học tại cuộc tọa đàm "Hướng tới một nền giáo dục thật sự đổi mới" cho rằng nên rút gọn bậc học phổ thông còn 9 năm, sau đó có thể chia làm hai mảng, học nghề và vào đại học.
Hội thảo diễn ra vào ngày 9/10 vừa qua. Tại đây, những diễn giả nổi tiếng như GS Hoàng Tụy, GS Hồ Ngọc Đại, PGS Văn Như Cương, TS Mai Liêm Trực, nhà giáo Phạm Toàn... đã cùng đưa ra những ý kiến sâu sắc về vấn đề đổi mới giáo dục nước nhà.
Giáo dục Việt Nam đang lạc hướng?
GS Hoàng Tụy cho rằng, trước tiên, để đổi mới hệ thống giáo dục, phải đổi mới tư duy về sứ mệnh của giáo dục và hội nhập với hệ thống giáo dục của thế giới.
Bản thân ông nhận ra khuyết điểm lớn nhất của giáo dục thời gian qua là vẫn giữ khư khư cách làm của mấy chục năm trước, khiến nền giáo dục Việt Nam ngày càng tụt hậu so với thế giới.
Theo quan điểm của GS Hoàng Tụy, giáo dục Việt Nam cần có sự hội nhập hóa, phải theo những giá trị đã được nhân loại khẳng định là đúng đắn. Việc đổi mới cho dù rất khó khăn nhưng cũng cần đoạn tuyệt với các quan niệm và cách nghĩ cũ đã ăn sâu vào nhiều thế hệ.
"Chúng ta không thể ôm khư khư mãi cách làm giáo dục như bao nhiêu năm về trước, một nền giáo dục lạc hậu có thể khắc phục được nếu tăng tốc, nhưng một nền giáo dục lạc hướng so với thế giới thì mãi mãi không thể hội nhập được, không phát triển được... không nên coi giáo dục là một phương tiện để đào tạo ra những con người phục vụ xã hội theo một tư tưởng định trước", GS Hoàng Tụy nhấn mạnh.
Các chuyên gia có tâm huyết với giáo dục tại hội thảo. Ảnh Thiên Trường.
Bên cạnh đó, TS Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông, cho rằng đề án "Đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện" do Bộ GD-ĐT và Ban Tuyên giáo Trung ương xây dựng để trình Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 6 khóa XI chưa có những đổi mới thực sự.
Ông Trực cho rằng những kỳ vọng về sự đổi mới thực sự lại chưa được thực hiện. Ông cũng lấy ra ví dụ cần phải đổi mới kiểu như công nhận cơ chế thị trường năm 1986, phải nhìn thẳng vào sự thật như đã nhìn vào sự thật thời kỳ bao cấp trước đây mới là đổi mới.
Rút ngắn bậc phổ thông còn 9 năm
GS Hoàng Tụy cho rằng nên giảm số năm trong bậc học phổ thông. Sau 9 năm học phổ thông, học sinh có thể vào cuộc sống hoặc dự bị lên đại học. Còn hệ thống giáo dục đại học, ông cho rằng nên học theo hệ thống giáo dục đại học hiện đại, tiên tiến của nước Mỹ.
TS Lê Trường Tùng (Hiệu trưởng ĐH FPT) một lần nữa nhấn mạnh giáo dục là một dịch vụ xã hội đặc biệt, Nhà nước nên cung cấp một mô hình giáo dục hoàn toàn miễn phí.
Hiệu trưởng ĐH FPT - ông Lê Trường Tùng đưa ra đề xuất bậc phổ thông còn 9 năm và nhận được sự đồng tình của phó giáo sư Văn Như Cương, tiến sĩ Mai Liêm Trực.
Ông Tùng cũng cho rằng, trong điều kiện Việt Nam hiện nay khi ngân sách chưa thể đảm bảo cho một mô hình giáo dục hoàn toàn miễn phí thì cần đầu tư có trọng tâm. Vì vậy, trách nhiệm của Nhà nước là tập trung nhiều vào hệ thống giáo dụcphổ thông, còn lại xã hội hoá bậc giáo dục đại học một cách triệt để để thu hút đầu tư.
Ở bậc đại học, Nhà nước chỉ nên hỗ trợ cho những nhân tài, sinh viên nghèo và một số ngành đặc thù khó thu hút doanh nghiệp tư nhân như công đoàn, lao động, các lĩnh vực xã hội...
TS Lê Trường Tùng cũng đưa ra một phương án mới với bậc học phổ thông chỉ còn 9 năm (5 năm tiểu học và 4 năm trung học), thay vì 12 năm. Sau khi học xong trung học, học sinh có thể vào cao đẳng hoặc vào thi vào đại học. Bậc cao đẳng cũng được chia làm hai giai đoạn, giai đoạn đầu tương đương với bằng trung cấp hiện nay.
Chia sẻ về phương án đề xuất học phổ thông chỉ còn 9 năm, ông Mai Liêm Trực cũng rất đồng tình với ý kiến này.
Theo ông Trực, phương án học phổ thông 9 năm là hợp lý, sau đó phân luồng để học sinh có thể học nghề hoặc vào đại học.
Cũng có ý kiến đồng tình ủng hộ, PGS Văn Như Cương cho rằng, chương trình hiện nay có nhiều kiến thức không cần thiết, có thể cắt giảm đến 1/3.
Tuy nhiên, theo ông, học văn hóa thì 9 năm là đủ, nhưng đào tạo con người 9 năm lại là ít. Vì vậy, bậc phổ thông cần học 11 năm, hết THCS sẽ có hai hệ thống, một là học nghề, hai là như truyền thống để học cao hơn.
PGS Văn Như Cương cho rằng, chương trình hiện nay có nhiều kiến thức không cần thiết, có thể cắt giảm đến 1/3. Ảnh thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012. Lê Hiếu.
PGS Văn Như Cương nhấn mạnh: "Lỗ hổng rất lớn của giáo dục hiện nay là chưa dạy được thế nào là trung thực, thế nào là giả dối cũng như học sinh thiếu kiến thức thực tế".
Đồng ý với quan điểm cần cấu trúc lại bậc học phổ thông cho gọn nhẹ và xã hội hóa các bậc học cao hơn, GS Hồ Ngọc Đại cho rằng phải chia giáo dục phổ thông thành hai giai đoạn.
Giai đoạn một có 6 năm, Nhà nước chi toàn bộ, kể cả tiền sách vở. Giai đoạn hai có 3 năm, nhà nước và cha mẹ học sinh cùng chia sẻ kinh phí. Hết bậc học phổ thông, người học phải tự đóng học phí.
Cũng có ý kiến đồng tình với việc phải cải cách nền giáo dục nhưng GS Trần Xuân Hoài lại đề xuất giữ nguyên số năm học phổ thông như hiện nay, và học sinh chỉ phải thi một lần khi hết bậc học phổ thông. Học sinh tốt nghiệp sẽ được cấp chứng nhận hoàn thành chương trình học.
THIÊN TRƯỜNG
Theo Infonet
Đổi mới giáo dục: Bất cập từ SGK đến giáo viên Phân tích của các GS đầu ngành cho rằng, hệ thống giáo dục của chúng ta đang có rất nhiều bất cập, từ sách giáo khoa, đội ngũ giáo viên đến chính sách, chiến lược trong lĩnh vực tối quan trọng này. Để đổi mới giáo dục, cần chấn chỉnh tất cả những tiêu cực, thương mại hóa. Cần thay đổi lại chương...