Hội thảo các phương pháp dạy toán cấp tiểu học.
Hội thảo đã vinh dự đón tiếp: Ông Phạm Ngọc Định – Phó Vụ Trưởng Vụ Giáo Dục Tiểu Học, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Nhà Giáo Nhân Dân, Tiến Sĩ Đặng Huỳnh Mai – Nguyên Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo, Ông Hồ Thiệu Hùng – Nguyên Giám Đốc Sở Giáo Dục và Đào Tạo, Ông Nguyễn Hoài Chương – Phó Giám Đốc Sở Giáo Dục và Đào Tạo cùng các lãnh đạo, chuyên viên, thuộc Sở, Phòng Giáo Dục của 24 quận huyện thuộc TPHCM, các thầy cô đại diện các Trường Đại Học Sư Phạm TPHCM, Trường Đại Học Sài Gòn,.
Gần 200 lãnh đạo, khách mời, cán bộ và chuyên viên ngành giáo dục tham dự hội thảo
Mathnasium và Kumon là 2 phương pháp chính được trình bày tại hội thảo. Đại diện cho hệ thống Trung Tâm Mathnasium, Ông Nguyễn Quách Nhi – Chuyên Viên đào tạo của Mathnaiusm Việt Nam đã trình bày với Hội thảo về phương pháp Mathnasium.
Nội dung bài trình bày của Ông Nguyễn Quách Nhi tại Hội thảo:
- Phương pháp Mathnasium được sáng tạo bởi ông Larry Martinek – Chuyên gia giáo dục Toán người Mỹ, đúc kết qua 35 năm giảng dạy và nghiên cứu.
Ông Nguyễn Quách Nhi – Chuyên Viên Đào tạo Mathnasium trình bày tại Hội Thảo
- Triết lý giáo Dục của Mathnasium: “Trẻ em không ghét Toán. Các em chỉ ghét bị lúng túng và sợ hãi khi không hiểu bài. Sự thấu hiểu sẽ mang đến niềm vui và sự yêu thích. Niềm vui và sự yêu thích sẽ mang đến sự tiến bộ.”
Video đang HOT
- Mathnasium là phương pháp dạy học theo hướng cá nhân. Với Mathnasium, mỗi học sinh được học theo một kế hoạch học tập với một bộ bài tập riêng, phù hợp với khả năng của mình. Mathnasium thực hiện được phương pháp này nhờ có: (1) Công cụ kiểm tra hiệu quả để xác định được trình độ chính xác của từng học sinh (2) Hệ thống bài tập phong phú đáp ứng được việc cá nhân hóa (3) Tỷ lệ giữa giáo viên và học sinh thấp: 1 giáo viên phụ trách tối đa 5 học sinh trong một giờ học.
- 5 phương pháp giảng dạy: Tư duy, diễn đạt bằng ngôn từ, quan sát hình ảnh trực quan, sử dụng giáo cụ & toán viết. 5 kỹ thuật giảng dạy này bổ sung cho nhau giúp trẻ em tiếp thu kiến thức toán hiệu quả, phát triển tư duy nhưng không cảm thấy áp lực và nhàm chán.
- Quy trình giảng dạy 3 bước: quy trình dạy và học 3 bước lặp đi lặp lại trong quá trình giảng dạy toán cho học sinh. Bước 1: Kiểm tra, Bước 2: Dạy và Học, Bước 3: Đánh giá.
- Hệ thống bài tập phong phú và được chia làm 3 loại: PK (Prescriptives) – Bài tập theo chủ đề, được cung cấp theo kết quả bài kiểm tra đầu vào FO (Focus-on) – Bài tập làm thêm theo chủ đề, có nội dung chuyên sâu nhằm củng cố hoặc nâng cao kỹ năng giải toán WOB (Workout book) – Bài tập tổng hợp, đa dạng nhằm phát triển tư duy logic, trí tưởng tượng và khả năng ứng dụng toán học.
- Sử dụng phối hợp hệ thống các bài tập, Mathnasium tạo ra cho mỗi học sinh một Workbook riêng, phù hợp với khả năng từng em. Đồng thời, việc sử dụng các loại bài tập khác nhau (PK hay FO và WOB) trong một giờ học tránh cho học sinh sự nhàm chán, hay làm bài tập một cách máy móc không suy nghĩ.
Bà Đặng Huỳnh Mai – Nguyên Thứ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (thứ tư từ trái qua), Ông Lâm Minh Chánh – Phó Chủ Tịch HĐQT Mathnasium VN (thứ năm từ trái sang) cùng các đại diện của Kumon và Mathnasium
- Khác với một số phương pháp Toán khác là tập trung vào việc “rèn” học sinh thực hành nhiều và hình thành phản xạ tính toán nhanh theo quán tính, Mathnasium chú trọng đến việc dạy học sinh hiểu rõ bản chất, biết cách phân tích để tìm ra trọng tâm của vấn đề, và biết giải thích, lập luận cho cách làm của mình. Do vậy, học tại Mathnasium một thời gian, học sinh sẽ được hình thành và phát triển tư duy logic, khả năng suy luận và trí thông minh.
- Một số bài toán tư duy đặc sắc của Mathnasium.
- Sự phát triển của Mathnasium: hơn 400 Trung Tâm trên 22 nước trên thế giới, và 23 trung tâm tại Việt Nam.
Hội thảo đánh giá cao bài trình bày của Mathnasium. Các vị đại biểu đã thảo luận và tìm hiểu sâu hơn về những đặc điểm của phương pháp Mathnasium.
Hệ thống Trung Tâm tại Việt Nam: www.mathnasium.vn
Với sự tín nhiệm của Quý Phụ huynh, đến tháng 7/2012, Mathnasum đã có mặt tại 8 tỉnh thành với tổng số Trung Tâm là 23. Toàn bộ các Trung tâm Mathnasium được sự hỗ trợ và cam kết về chất lượng đào tạo và dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế cao cấp bởi Mathnasium Mỹ và Mathnasium Việt Nam.
Các Trung tâm tại TP HCM:
Quận 3: (08) 3930 1038, Quận 5: (08) 3855 2285, Quận 7: (08) 3775 5688, Quận 10: (08) 3868 4968, Quận 11: (08) 6264 3204, Bình Thạnh: (08) 6294 4638, Gò Vấp: (08) 3588 5599, Phú Nhuận: (08) 3517 6328, Tân Bình: (08) 3811 2988, Tân Bình 2: (08)6295 9555, Tân Phú: (08) 3849 0554, Thủ Đức: 6282 8858
Các trung tâm tại Hà Nội:
Cầu Giấy: (04) 3756 2048, Đống Đa: (04) 3783 4214, Hà Đông: (04)8585 6262, Q.Hai Bà Trưng: (04) 3972 9228, Thanh Xuân (04) 3863 8686
Các trung tâm tại các tỉnh thành khác:
Bà Rịa Vũng Tàu: (064) 3511 799, Bình Dương: (0650) 3855 878, Đà Nẵng: (0511) 3654 335, Đồng Nai: (061) 3918123, Hải Phòng: (031) 3600 333, Nghệ An: (038) 8693 777
Theo VNE
Năm học mới, nỗi lo cũ
Bước vào năm học mới 2012-2013, ngành giáo dục TP vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn như thiếu trường lớp, giáo viên, đặc biệt ở bậc tiểu học và mầm non do số lượng học sinh liên tục tăng cao.
Trong khi đó, nhiều vấn đề nổi cộm trong những năm học qua, như các khoản thu đầu năm, dạy thêm, học thêm, đổi mới phương pháp dạy học... vẫn khiến các bậc phụ huynh học sinh lo lắng.
Sở Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) TP cho biết, năm học 2012-2013, TP đã đầu tư 1.485 tỷ đồng để nâng cấp, xây dựng 1.193 phòng học mới, nâng tổng số phòng học hiện có trên địa bàn TP lên 36.184 phòng, phục vụ học tập cho gần 1,5 triệu học sinh (tăng khoảng 67.000 học sinh so với năm học trước) tuyển dụng 3.300 giáo viên các cấp để bổ sung cho các trường đầu tư thêm 968 phòng chức năng như giáo dục thể chất, giáo dục nghệ thuật, y tế, tin học, ngoại ngữ...
Tuy nhiên, theo Giám đốc Sở GD-ĐT Lê Hồng Sơn, số học sinh tiếp tục tăng cao, vì vậy tình trạng quá tải vẫn xảy ra. Ở nhiều khu vực, sĩ số học sinh cấp tiểu học trung bình phải từ 45 đến 48 học sinh/lớp cá biệt ở các quận 12, Bình Tân, Thủ Đức và huyện Bình Chánh lên đến 50-55 học sinh/lớp. Theo một kết quả khảo sát mới đây, TP vẫn thiếu hơn 400 giáo viên, đặc biệt thiếu ở bậc mầm non có đến 2/3 số công trình trường học tại nhiều quận, huyện được ghi vốn, đã hoàn tất hồ sơ từ lâu nhưng đến nay chưa được giao vốn...
Học sinh Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, quận 9 trong giờ học ngoại khóa
Một vấn đề khác là khoản thu đầu năm học, ông Lê Hồng Sơn khẳng định, năm học mới 2012-2013, TP vẫn giữ nguyên mức học phí cũ (được áp dụng từ năm 1998). Tuy nhiên, vấn đề các bậc phụ huynh lo ngại nhất là các khoản phụ phí cao gấp nhiều lần so với học phí.
Thống kê của Sở GD-ĐT cho thấy, năm học 2011-2012, nguồn tài chính thu từ học phí đạt hơn 367,6 tỷ đồng thì các khoản thu xã hội hóa hơn 923 tỷ đồng năm học 2010-2011 là hơn 343 tỷ đồng từ học phí và 862 tỷ đồng từ xã hội hóa... Xung quanh vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND TP Hứa Ngọc Thuận cho biết, TP chỉ đạo không được thu những khoản thu ngoài quy định, trái với quy định.
Các trường được phép thỏa thuận với phụ huynh về một số khoản thu dựa trên nguyên tắc công khai và thu đủ bù chi, bao gồm các khoản tổ chức phục vụ bán trú, phí vệ sinh, cơ sở vật chất bán trú, nước uống và tiền ăn. Các khoản thu này phải được UBND quận, huyện thẩm định cho phù hợp với tình hình của từng địa phương. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm các khoản thu Sở GD-ĐT cần thanh tra các khoản thu đầu năm ngay sau khi khai giảng năm học mới không để xảy ra tình trạng dạy thêm, học thêm không đúng quy định...
Để giảm bớt gánh nặng cho phụ huynh học sinh, Sở GD-ĐT cũng vừa có văn bản đề xuất UBND TP không thu tiền cơ sở vật chất ở các cấp học từ năm học 2012-2013. Bởi theo sở, mỗi năm, một ngôi trường từ mầm non đến cấp THPT (trường công lập) trung bình có từ 1.500 học sinh đến hơn 3.000 học sinh (với mức thu trung bình 45.000 đồng/học sinh/năm) thì số tiền thu cơ sở vật chất không đủ cho việc sửa chữa nhỏ. Nên, thay vì thu tiền cơ sở vật chất, hằng năm các trường dự toán mức sửa chữa tối thiểu trình Sở GD-ĐT để tổng hợp trình Sở Tài chính, bảo đảm các trường có kinh phí thực hiện.
Teen 11 rục rịch cho năm học mới Trong khi các anh chị 12 vẫn còn đang nhởn nhơ chưa tập trung lắm, thì đã có rất nhiều teen 11 lên list kế hoạch học tập rất hoành tráng cho năm học mới rồi. Tìm chỗ học thêm uy tín Đừng nghĩ rằng chỉ có teen 12 mới có một lịch học căng như dây đàn nhé. Nếu như ở đâu...