Hồi sức cho doanh nghiệp – Bài 3: Cân nhắc những chương trình hỗ trợ lớn hơn
Với nhiều nỗ lực của Chính phủ, các địa phương và toàn xã hội, dịch COVID-19 đang dần bị đẩy lùi, nhờ vào việc phủ rộng vaccine tới đại bộ phận người dân cùng các giải pháp quyết liệt phòng chống dịch bệnh.
Nhân viên, người lao động được tư vấn đầy đủ trước khi tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN
Toàn nền kinh tế bắt tay ngay vào công cuộc nhanh chóng phục hồi, bù đắp những tổn thất, đổ vỡ và đứt gãy trước tác động của dịch COVID-19. Phóng viên TTXVN đã cuộc phỏng vấn ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về những nội dung này.
Ít tháng nữa, chúng ta sẽ bước qua năm 2021 với vô vàn thách thức và khó khăn của đại dịch COVID-19. Thực trạng của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay ra sao, thưa ông?
Qua tiếp xúc, nhiều doanh nghiệp thường nói vui và ngậm ngùi rằng, năm 2021 là năm nên quên đi để giữ niềm tin tưởng, đón chào năm mới 2022 với nhiều kỳ vọng, lạc quan và tươi sáng hơn về bức tranh tổng thể của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Không thể nghĩ rằng, tác động của đại dịch COVID-19 trong năm 2021 lại xảy tới một cách trực diện, nghiêm trọng với những thiệt hại khủng khiếp tới con người về nhân mạng và những tác động tiêu cực với hoạt động đầu tư, sản xuất và kinh doanh của số đông doanh nghiệp. Nhất là trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4 vừa qua, chỉ trong 9 tháng của năm 2021 đã có hơn 90.000 doanh nghiệp rút lui và rời khỏi thị trường. Các chỉ số về tăng trưởng kinh tế trong quý III/2021 hầu như đều đạt thấp.
Cùng với đó là tình trạng vô cùng khó khăn của hầu hết doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài khi chuỗi sản xuất bị đình trệ, chuỗi cung ứng bị đứt gãy, gián đoạn….
Khảo sát mới nhất do VCCI thực hiện trong tháng 9 vừa qua cho thấy, có tới gần 94% doanh nghiệp cho biết, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới doanh nghiệp ở mức rất cao. Một số trung tâm kinh tế lớn – là động lực tăng trưởng như TP Hồ Chí Minh, một số tỉnh Đông Nam Bộ hay Đồng bằng sông Cửu Long – vựa lúa của cả nước… cũng đều bị ảnh hưởng. Ở phía Bắc thì có tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang – những vùng kinh tế trọng điểm cũng ảnh hưởng tương tự trong giai đoạn đầu dịch COVID-19.
Thậm chí đã có tình trạng, một số doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã chuyển dây chuyền sản xuất sang quốc gia thứ 3 khác để hoàn tất đơn hàng xuất khẩu, do các doanh nghiệp cung ứng tại Việt Nam phải ngừng hoạt động và không đảm bảo đủ các đơn hàng đã cam kết. Đó quả thực là khó khăn không ai mong muốn.
Video đang HOT
Tuy nhiên, với những thành quả của công tác phòng chống dịch trong thời gian gần đây, tôi tin tưởng rằng, khó khăn sẽ chỉ là tạm thời và những thách thức sẽ nhanh chóng qua đi khi dịch bệnh được khống chế và toàn xã hội chuyển sang giai đoạn “bình thường mới”.
Nhà nước và nhiều địa phương đã có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả và được đánh giá cao, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vận hành lại guồng máy sản xuất kinh doanh để bắt kịp xu hướng phục hồi của nền kinh tế. Thực tế này triển khai ra sao thưa ông?
Qua nhiều chuyến khảo sát doanh nghiệp, nhiều cuộc làm việc với các địa phương, nhóm nghiên cứu chúng tôi nhận ra rằng, ở nhiều nơi, bằng cách này hay cách khác, có những giải pháp, cách thức và hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó qua đại dịch. Nhiều sáng kiến đã được triển khai và doanh nghiệp cũng ghi nhận tích cực tinh thần đồng hành của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương.
Nhiều địa phương như Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc… đã liên tục đồng hành, đối thoại cùng doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt những vướng mắc và nhanh chóng tìm hướng tháo gỡ. Không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp, các địa phương còn quan tâm tới những khó khăn của các nhà đầu tư.
Có nơi như tỉnh Quảng Ninh còn triển khai các chương trình như Investors Care (Tổ công tác chăm sóc các nhà đầu tư) và giao cho lãnh đạo tỉnh trực tiếp phụ trách. Hay như tỉnh Bắc Ninh tổ chức Đội phản ứng nhanh còn gọi là Tổ phản ứng nhanh Ba nhất, chuyên nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ…
Trước đây, các tỉnh và thành phố chỉ xem việc ban hành chính sách, quy trình đầu tư là xong nhiệm vụ, nay ứng xử với các nhà đầu tư hay hỗ trợ doanh nghiệp vượt thách thức của đại dịch cũng đã bước vào thực chất hơn. Không chỉ đưa ra các chương trình hỗ trợ những nhà đầu tư hiện có của tỉnh các địa phương xem họ có gặp khó khăn gì để giúp giải quyết các vướng mắc.
Thậm chí, như một số sở, ngành ở thành phố Hải Phòng còn công bố công khai giảm 1 nửa thời gian thực hiện danh mục các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư, đăng ký kinh doanh, thuế so với quy định thông thường của Trung ương và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia giám sát việc thực hiện của các cơ quan công quyền.
Công ty TNHH NMS Việt Nam (vốn đầu tư của Nhật Bản) hiện đã trở lại hoạt động sản xuất bình thường tạo việc làm ổn định cho gần 1.000 lao động. Ảnh: Danh Lam/TTXVN
Với những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hiện có mà Chính phủ đã ban hành hoặc đang nghiên cứu xây dựng để triển khai, ông có bình luận gì về tính hiệu quả và đề xuất những giải pháp để đẩy nhanh tiến trình phục hồi nền kinh tế?
Quốc hội, Chính phủ và các chuyên gia kinh tế, các nhà nghiên cứu, đang thảo luận rất sôi nổi về những giải pháp phục hồi nền kinh tế. Rõ ràng, trước những khó khăn chưa từng thấy của đại dịch COVID-19 thì cũng cần những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế lớn chưa từng thấy mới giải quyết được.
Nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam nên hỗ trợ mạnh dạn hơn, tích cực hơn, để doanh nghiệp và nền kinh tế mau chóng phục hồi. Quỹ Tiền tệ quốc tế cũng từng cho rằng, tổng gói hỗ trợ trên GDP của Việt Nam hiện mới chỉ chiếm 2,2% – mức còn quá khiêm tốn so với các nước khác trong khu vực hay cùng trình độ phát triển như Thái Lan, Malaysia, Nhật Bản…
Mặc dù, Quốc hội và Chính phủ đã thông qua và ban hành nhiều gói hỗ trợ quan trọng. Song từ thực tiễn, cộng đồng doanh nghiệp vẫn mong muốn có những gói hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa, trực tiếp hơn nữa. Nhiều chuyên gia còn cho rằng, cần phải có chương trình hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt và trên diện rộng đến với các hộ kinh doanh và người dân. Thậm chí, có khuyến nghị còn đề xuất giảm 50% các khoản phí phải nộp như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… trong thời gian tới. Những gói hỗ trợ như thế cần đảm bảo quy mô đủ lớn và đáp ứng tỷ lệ cao các doanh nghiệp và đối tượng thụ hưởng khác.
Hiện nay, một số gói hỗ trợ mà Chính phủ đưa ra đã rất có ích như giảm thuế VAT 30% cho các doanh nghiệp thuộc một số nhóm ngành như du lịch, miễn 50% các khoản phải đóng cho các hộ kinh doanh, người dân được nhận trợ cấp…. Tuy nhiên, tôi vẫn kỳ vọng việc cân nhắc những chương trình hỗ trợ lớn hơn như hỗ trợ lãi suất cho nhà ở xã hội để vừa kích cầu kinh tế, vừa hỗ trợ người lao động. Nhìn những dòng người đi xe máy rời khỏi các trung tâm kinh tế lớn mới thấy nhu cầu an sinh xã hội rất cao; trong đó, có nhà ở cho những người công nhân là hết sức cần thiết.
Trân trọng cảm ơn ông!
Tiếp thêm 'nguồn oxy trong lành' cho doanh nghiệp, người dân
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 về một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19 như tiếp thêm "nguồn oxy trong lành" cho người dân và doanh nghiệp thành phố cảng để tiếp tục trụ vững, để có thể từng bước khôi phục, điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh.
Dây chuyền sản xuất, lắp ráp linh kiện cho bếp gas của Công ty TNHH Paloma Việt Nam tại khu công nghiệp, đô thị VSIP Hải Phòng. Ảnh: Danh Lam/TTXVN
Tiếp thêm sức mạnh, niềm tin cho doanh nghiệp
Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần SHINEC (Hải Phòng) Phạm Hồng Điệp nhận định, thực tế qua 4 đợt dịch trong 2 năm qua, các doanh nghiệp nói chung đã giảm tất cả các chỉ số kinh doanh, từ doanh thu đến chi phí lưu thông, lợi nhuận, hơn nữa các chi phí phát sinh tăng như phải sắp xếp mô hình sản xuất "3 tại chỗ" hoặc "Hai điểm đến một cung đường", lại giảm lực lượng lao động, thường xuyên phải phát sinh chi phí phòng, chống dịch như test COVID thường xuyên, chi phí cho các biện pháp kiểm soát dịch, chi phí tăng thêm cho người lao động... những chi phí này tối thiểu phải mất từ 7-9% ăn vào lợi nhuận sản phẩm. Hơn nữa đã có rất nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa ngừng sản xuất để chống dịch, chuỗi cung ứng bị đứt gãy, hệ thống phân phối gián đoạn, gây rất nhiều tổn thương cho doanh nghiệp. Lãi suất ngân hàng vẫn phải trả đều hàng tháng, trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu kẹt khâu vận chuyển hàng hoá quốc tế vì có thể chỉ có hàng một chiều, thiếu container đóng hàng... Chính những điều này làm doanh nghiệp rất khó khôi phục lại sản xuất hậu COVID.
Trước kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã có nhiều lần gặp gỡ, lắng nghe doanh nghiệp chia sẻ khó khăn, chia sẻ các kiến nghị về cơ chế chính sách để doanh nghiệp vượt khó. Chính phủ, Quốc hội cũng đã ghi nhận sự đóng góp nhiệt tình, hết lòng vì đất nước của các doanh nghiệp chung tay với cả nước chống dịch theo lời hiệu triệu của Đảng, của Chính phủ ...Và điều đáng quan tâm nữa là Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 về một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19 là rất kịp thời, rất đúng, rất trúng như tiếp thêm nguồn oxy trong lành cho doanh nghiệp, người dân để sống, để có lòng tin đứng vững và phát triển.
Tuy nhiên, ông Phạm Hồng Điệp cho rằng, doanh nghiệp còn mong mỏi hơn nữa từ Quốc hội về vấn đề nghiên cứu, xem xét sửa, điều chỉnh các bộ luật đã lỗi thời, đã gây quá nhiều phiền hà về thủ tục hành chính. Mặc dù cần phải quản lý chặt và thực hiện nghiêm các luật nhưng sự thiếu đồng bộ và sử dụng từ đa nghĩa đã làm cho thủ tục hành chính chạy lòng vòng, điều này làm chậm sự phát triển của doanh nghiệp và tốn kém chi phí của doanh nghiệp. Do đó, rất mong Quốc hội nghiên cứu "đường đi" của thủ tục hành chính trong hoạt động doanh nghiệp trên các lĩnh vực để đơn giản hoá, và khi luật ban hành ra không phải nhắc đến cụm từ "tháo gỡ khó khăn do thủ tục hành chính", đó mới là căn nguyên cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Khi đại dịch COVID-19 ập đến, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ như bà Mai Thị Yến (huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng) cũng như nhiều hộ kinh doanh khác phải ngừng buôn bán và hạn chế đi lại nên đã phát sinh rất nhiều chi phí như tiền thuê nhà, tiền thuê kiot bán hàng, tiền lãi vay vẫn phải trả hàng tháng, lại không có thu nhập. Cả nhà trước đây sống nhờ vào thu nhập của cửa hàng, nay rất khó khăn...
Nhưng khi được biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 về một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19; trong đó Quốc hội đã có quyết sách giúp bà con kinh doanh nhỏ lẻ miễn thuế, giảm thuế cho đến hết năm 2021..., bà Yến và nhiều hộ kinh doanh rất cảm kích, mừng vui vì nhận được sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của Đảng, Quốc hội, Chính phủ sau những ngày tháng khó khăn chống chọi với đại dịch. "Tuy nhiên, để khôi phục kinh doanh chúng tôi cần đầu tư thêm hàng hoá và cũng phải có thời gian lâu hơn nữa mới có thể hoạt động được bình thường, ổn định", bà Mai Thị Yến nói.
Tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn
Thành phố Hải Phòng luôn chú trọng, chủ động, đón đầu các chỉ đạo của Trung ương trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có các nội dung liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19. Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng vừa ban hành Quyết định 2959 thành lập Tổ công tác đặc biệt về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Nguyễn Văn Tùng là Tổ trưởng.
Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban nhân dân thành phố Lê Anh Quân là Tổ phó Thường trực Tổ công tác. Ba Tổ phó Tổ công tác gồm các ông Nguyễn Hoàng Long, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Lương Văn Công, Giám đốc Sở Tài chính; Đỗ Văn Bình, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; cùng 16 thành viên Tổ công tác là lãnh đạo các sở, ngành thành phố.
Tổ công tác đặc biệt là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Ủy ban nhân dân thành phố nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Chủ động tiếp cận, nắm bắt, tiếp nhận thông tin, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp và người dân. Trên cơ sở đó, đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố, Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để kịp thời chỉ đạo giải quyết những vấn đề quan trọng, cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Đề xuất hướng xử lý những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, người dân thuộc chức năng, nhiệm vụ của các cấp có thẩm quyền.
Tổ công tác đặc biệt làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số, đề cao trách nhiệm cá nhân của từng thành viên và người đứng đầu; các thành viên thực hiện nhiệm vụ theo chế độ kiêm nhiệm và chịu trách nhiệm về công việc được phân công theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao; đảm bảo kịp thời giải quyết, tháo gỡ, xử lý khó khăn, vướng mắc của người dân và doanh nghiệp...
Tại cuộc làm việc của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành với lãnh đạo chủ chốt của thành phố Hải Phòng về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố, diễn ra ngày 23/10/2021, Phó Thủ tướng ghi nhận thành phố Hải Phòng vừa phòng, chống dịch tốt, vừa duy trì tăng trưởng 12,28% trong bối cảnh cả nước còn khó khăn. Điều này rất có ý nghĩa bởi GDP của Hải Phòng chiếm 5% GDP toàn quốc.
Mặc dù là địa bàn có nguy cơ lây nhiễm rất cao, nhưng Hải Phòng không có ca tử vong, số ca nhiễm thấp nhất trong vùng Đồng bằng sông Hồng, là thành phố trực thuộc Trung ương duy nhất chưa phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Mặc dù dịch COVID-19 bùng phát giữa năm nay tác động mạnh tới các hoạt động sản xuất và làm gián đoạn chuỗi cung ứng, nhưng Việt Nam vẫn được coi là điểm đến hấp dẫn và những vấn đề của năm 2021 không có nghĩa là các nhà đầu tư nước ngoài sẽ quay lưng lại. Dây chuyền sản xuất bản mạch...