Hồi sinh sông Danube – bài học lịch sử cho dòng Mekong
Con sông Danube, “mạch sống của châu Âu”, từng bị tàn phá nặng nề nhưng đang dần hồi sinh nhờ sự chung tay góp sức của nhiều quốc gia.
Đập Iron Gates trên sông Danube. Ảnh: reformrivers.eu
Danube là con sông dài thứ hai ở châu Âu, chỉ sau sông Volga, Nga. Sông bắt nguồn từ vùng Rừng Đen của Đức, chảy qua 19 nước ở Trung và Đông Âu rồi đổ vào Biển Đen. Cũng giống dòng Mekong, Danube có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của hàng chục triệu người tại những quốc gia mà con sông chảy qua.
Dòng sông được mệnh danh là “mạch sống châu Âu” này lại từng bị tàn phá nặng nề trong suốt hơn một thế kỷ. Sự xuất hiện của hàng chục con đập trên sông làm gián đoạn dòng chảy, ngăn chặn quá trình vận chuyển trầm tích từ thượng lưu xuống hạ lưu, gây ra tình trạng xói mòn ở nhiều nơi, khiến 80% vùng đất ngập nước của sông biến mất.
Bên cạnh đó, tập tính di cư của các loài cá cũng thay đổi theo. Hậu quả là tính đa dạng sinh học của khu vực giảm đi đáng kể, đồng thời đẩy những người dân có cuộc sống phụ thuộc vào con sông này lâm vào cảnh khó khăn.
Mọi chuyện bắt đầu chuyển biến khi 19 quốc gia mà sông chảy qua thành lập Ủy ban Quốc tế Bảo vệ sông Danube (ICPDR) vào năm 1998. Mục tiêu của tổ chức là thực hiện công ước về bảo vệ sông Danube bằng cách thúc đẩy việc quản lý, điều phối nguồn nước hợp lý, bảo tồn, cải thiện môi trường nước và áp dụng Chỉ thị Khung về nước của Liên minh châu Âu (EU).
Theo chuyên gia Fred Pearce, cố vấn môi trường cho tạp chí NewScientist, dù nỗ lực đến đâu đi chăng nữa thì con sông cũng không thể trở lại như thuở nguyên sơ và sự tồn tại của các đập trên sông vẫn là điều cần thiết. Dù vậy, để có thể bảo vệ và khai thác một cách bền vững nguồn tài nguyên quý giá mà con sông mang lại, sự chung tay góp sức của tất cả các nước có liên quan vẫn là yếu tố then chốt.
Chỉ thị Khung về Nước năm 2000 của EU yêu cầu tất cả các con sông phải trở lại “trạng thái tốt” vào năm 2015, với ý tưởng chấm dứt việc biến sông thành những hệ thống cống phục vụ công nghiệp hay các tuyến vận chuyển được kè hóa, bê tông hóa, cũng là một động lực chính trị mạnh mẽ khiến các nước phải không ngừng dốc sức vào công cuộc hồi sinh dòng Danube.
Từ đây, các vùng đất ngập nước của sông Danube dần trở lại. Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (WWF) năm 2006 xác nhận việc khôi phục các vùng đất ngập nước đã góp phần ngăn chặn đáng kể tình trạng lũ lụt trên dòng Danube.
Phần lớn sông hiện tại không còn tình trạng ô nhiễm, đủ tiêu chuẩn để có thể bơi lội mà không ảnh hưởng tới sức khỏe. Dù vậy, vấn đề đảm bảo dòng chảy thông suốt vẫn chưa được tháo gỡ.
Thời Trung cổ, những con cá tầm Beluga khổng lồ với kích cỡ gần bằng một chiếc xe buýt nhỏ thường bơi ngược dòng Danube để tới các khu vực xa xôi của nước Đức. Song gần 60 con đập mọc lên ở thượng nguồn đã cắt đứt tuyến đường di cư của loài cá này.
WWF đang phối hợp với ICPDR xây dựng một phương án giúp khai thông dòng chảy, mở đường di cư cho cá tầm cùng nhiều loài sinh vật khác. Một kế hoạch hành động đã được ICPDR thông qua, đặt ưu tiên hàng đầu vào việc bảo vệ loài cá tầm trên sông Danube.
Sông Mekong bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Như Danube, dòng chảy của sông Mekong hiện cũng chịu ảnh hưởng của nhiều con đập lớn. Ngoài lợi ích trước mắt, chúng cũng gây ra những thiệt hại khó có thể đong đếm cho những quốc gia mà con sông Mekong chảy qua, đặc biệt là các nước ở vùng hạ lưu.
Danube chảy qua 19 nước ở châu Âu. Ảnh: Danube Research
Video đang HOT
Trung Quốc đã xây dựng trên đoạn sông Mekong chảy qua lãnh thổ của mình 6 con đập lớn. Nước này dự kiến xây dựng một chuỗi 7 đập trên đoạn sông trên, và nhiều khả năng sẽ gây ra những thay đổi nhanh chóng về mực nước cùng các tác động khác đối với khu vực hạ lưu, nơi hàng chục triệu dân của 4 nước Việt Nam, Campuchia, Lào và Thái Lan sống phụ thuộc rất lớn vào dòng sông.
“Mỗi con đập mà Trung Quốc xây lên đều tạo ra nguy cơ làm cạn kiệt dòng chảy lớn hơn, đặc biệt là khi cả đập Tiểu Loan và Nọa Trác Độ đều có vai trò là những đập trữ nước, hạn chế dòng chảy của sông”, ông Milton Osborne, chuyên gia về Đông Nam Á tại Viện Lowy, một tổ chức tư vấn chính sách quốc tế ở Sydney, Australia, nói.
Chuyên gia này khẳng định rằng việc Trung Quốc đồng thời đưa tới 6 con đập vào hoạt động “sẽ gây tác động lâu dài tới vùng hạ lưu”, trong đó có việc ngăn chặn dòng nước chứa phù sa nhiều dưỡng chất chảy xuôi dòng.
Các đập thủy điện đã và sắp được xây dựng trên sông Mekong. Đồ họa: Michael Buckley
Tương tự, hai nước ở hạ lưu sông Mekong là Campuchia và Lào cũng đang lên kế hoạch xây dựng một loạt đập thủy điện trên con sông này. Trong tương lai gần, sẽ có khoảng 11 đập thủy điện chia cắt dòng sông Mekong thành từng đoạn nhỏ.
Mới đây, truyền thông Singapore và Campuchia đưa tin Thái Lan đang hút một lượng nước lớn từ sông Mekong để dự trữ, đồng thời sắp xây một số cửa chắn nước từ các nhánh sông Mekong và xây ba hồ chứa nước dự trữ phục vụ nông nghiệp nước này. Chuyên gia dự báo, tất cả những điều này sẽ làm cho tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là việc lượng mưa sụt giảm nghiêm trọng, càng thêm tồi tệ, gây ra những nguy cơ chính trị và xung đột lớn cho khu vực và cả thế giới.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Giam hãm dòng Mekong, Trung Quốc có thể gây bất ổn toàn cầu
Hàng loạt đập thủy điện Trung Quốc xây dựng trên sông Mekong làm thay đổi nghiêm trọng dòng chảy, có thể ảnh hưởng đến an ninh lương thực thế giới.
Đập Nọa Trát Độ cao 261,5 m, đập thủy điện lớn nhất ở thượng nguồn sông Mekong. Ảnh: Flickr
Khi hãng tin Xinhua của Trung Quốc loan báo rằng đập Nọa Trát Độ, con đập lớn nhất trên thượng nguồn sông Mekong, đã bắt đầu phát điện tổ máy đầu tiên, tin tức này hầu như không được bất cứ tờ báo nào ở Trung Quốc và trên thế giới dẫn lại.
Nọa Trát Độ là một trong 6 đập thủy điện lớn mà Trung Quốc đã xây dựng trên đoạn sông Mekong chảy qua lãnh thổ của mình. Nước này dự kiến xây dựng một chuỗi 7 đập trên đoạn sông này, và nhiều khả năng sẽ gây ra những thay đổi nhanh chóng về mực nước và các tác động khác đối với khu vực hạ lưu, nơi hàng chục triệu dân của 4 nước Việt Nam, Campuchia, Lào và Thái Lan sống phụ thuộc rất lớn vào dòng sông này, theo WashingtonTimes.
"Các đập thủy điện của Trung Quốc trên sông Mekong được xây ở những vùng xa xôi hẻo lánh và nhận được rất ít sự chú ý của truyền thông phương Tây", Milton Osborne, chuyên gia về Đông Nam Á tại Viện Lowy, một tổ chức tư vấn chính sách quốc tế ở Sydney, Australia, nói.
"Thế nhưng, cũng giống như những dự án đập thủy điện đang được khảo sát ở Lào và Campuchia, những gì đang diễn ra ở Trung Quốc rốt cuộc sẽ thay đổi khả năng tạo ra lúa gạo và các sản phẩm khác của con sông dài nhất, quan trọng nhất Đông Nam Á, con sông trọng yếu đối với sinh kế của 60 triệu người ở hạ lưu", chuyên gia này nhấn mạnh.
Dù ít được chú ý, tuyên bố đưa đập Nọa Trát Độ đi vào hoạt động rất quan trọng, bởi nó phản ánh quan điểm của Bắc Kinh rằng chuỗi đập mà họ xây dựng trên dòng sông này sẽ không ảnh hưởng đến các nước khác ở hạ lưu, với lý do chỉ có 13,5% lượng nước sông Mekong chảy qua Trung Quốc, theo Osborne.
Tuy nhiên, các chuyên gia đã nhiều lần bác bỏ tuyên bố này của Trung Quốc. Ông Osborne tin rằng nguồn nước sông Mekong chảy qua Trung Quốc có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì dòng chảy vào mùa khô cho các nước ở hạ lưu, và có thể chiếm tới 40% tổng lưu lượng của cả dòng sông.
"Mỗi con đập mà Trung Quốc xây lên đều tạo ra nguy cơ làm cạn kiệt dòng chảy lớn hơn, đặc biệt là khi cả đập Tiểu Loan và Nọa Trác Độ đều có vai trò là những đập trữ nước, hạn chế dòng chảy của sông", ông nói.
Chuyên gia này khẳng định rằng việc Trung Quốc đồng thời đưa tới 6 con đập vào hoạt động "sẽ gây tác động lâu dài tới vùng hạ lưu", trong đó có việc ngăn chặn dòng nước chứa phù sa nhiều dưỡng chất chảy xuôi dòng sông Mekong.
Tương tự, hai nước ở hạ lưu sông Mekong là Campuchia và Lào cũng đang lên kế hoạch xây dựng một loạt đập thủy điện trên con sông này. Trong tương lai gần, sẽ có khoảng 11 đập thủy điện chia cắt dòng sông Mekong thành từng đoạn nhỏ, và các chuyên gia dự báo rằng, điều này sẽ càng làm cho tác động của biến đổi khí hậu càng thêm tồi tệ, gây ra những nguy cơ chính trị và xung đột lớn cho khu vực và cả thế giới.
Đánh cắp sinh kế
Theo các chuyên gia phân tích, sự trỗi dậy của Trung Quốc cả về kinh tế và quân sự trong những năm gần đây đã gây tác động không nhỏ đến tình hình khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, không lĩnh vực nào trong sự trỗi dậy của Trung Quốc lại rõ rệt và gây ra nhiều quan ngại như cơn khát năng lượng của nước này, buộc Bắc Kinh phải khai thác triệt để thượng nguồn sông Mekong cho mục đích thủy điện, theo Richard Cronin, giám đốc chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Stimson, một tổ chức tư vấn tại Mỹ.
Ngay từ bây giờ, 6 con đập của Trung Quốc đã làm giảm đáng kể mực nước của hàng trăm km sông Mekong ở hạ lưu, gây ra những tác động rất tiêu cực cho các nước ở khu vực này, Cronin nói.
Campuchia đã được thấy bị ảnh hưởng bởi "cơn khát" do các đập thủy điện của Trung Quốc gây ra. Các chuyên gia cho biết trong thời gian gần đây, hồ Tonle Sap, hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á và kết nối chặt chẽ với sông Mekong, bị giảm mực nước đáng kể.
Nhiều người dân ở hạ lưu sông Mekong khốn khổ vì lượng nước giảm kỷ lục. Ảnh:InternationalRiver
"Nhiều khả năng Biển Hồ của Campuchia sẽ bị thu hẹp diện tích đáng kể trong mùa mưa, làm suy giảm vai trò quan trọng của nó là nguồn thực phẩm rất lớn cung cấp cho người dân Campuchia thông qua các loài cá sinh sống trong hồ", ông Ossborne cho hay.
Liên minh Nghề cá Campuchia gần đây công bố báo cáo cho thấy những con đập của Trung Quốc trên sông Mekong đã "ảnh hưởng đến quần thể cá trong hồ Tonle Sap". "Khi các đập thủy điện được xây, người dân sống quanh hồ đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bởi chúng làm thay đổi nguồn cá, dẫn tới tình trạng suy giảm số lượng cá liên tục", báo cáo nhấn mạnh.
Nhưng theo các chuyên gia, có lẽ không nước nào ở tiểu vùng sông Mekong hứng chịu hậu quả nặng nề như Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, với vựa lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc rất lớn vào nguồn nước từ dòng sông này.
Ông Cronin cho rằng Đồng bằng sông Cửu Long là nơi sinh sống của khoảng 18 triệu người Việt Nam, đóng góp tới một nửa sản lượng lúa gạo cho đất nước, và là nơi dễ bị ảnh hưởng nhất bởi tình trạng nước biển dâng do biến đổi khí hậu. Tình trạng này càng trở nên trầm trọng hơn khi sông Mekong không cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân.
Trên thực tế, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang phải trải qua đợthạn hán và xâm nhập mặn lịch sử, khiến nước mặn lấn sâu vào đất liền tới 70-90 km, sâu hơn trung bình nhiều năm từ 15 đến 20 km, làm hàng trăm nghìn ha lúa của người dân bị thiệt hại.
"Việt Nam đang phải đối mặt với mối đe dọa từ hai phía khi Trung Quốc ngày càng có khả năng can thiệp lớn hơn vào dòng chảy của sông Mekong bằng các con đập lớn, đồng thời tăng cường sức ép bằng các hoạt động xây đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông", ông Cronin nhận định.
Nguy cơ gây bất ổn
Ông Cronin cho rằng tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các nước để tiếp cận với các nguồn tài nguyên phong phú trên khu vực Mekong không chỉ gây ra sự xuống cấp nghiêm trọng về môi trường tự nhiên, mà còn ảnh hưởng đến an ninh và ổn định của cả khu vực và toàn cầu.
Mới đây, truyền thông Singapore và Campuchia đưa tin Thái Lan đang hút một lượng nước lớn từ sông Mekong để dự trữ, đồng thời sắp xây một số cửa chắn nước từ các nhánh sông Mekong và xây ba hồ chứa nước dự trữ phục vụ nông nghiệp nước này.
Theo đó, Thái Lan đã bố trí 4 trạm bơm tạm thời để hút 47 triệu mét khối nước từ sông Mekong vào sông Huai Luang ở tỉnh Nong Khai, đồng thời huy động binh lính đào 4.300 giếng và 30 đập trữ nước mới. Somkiat Prajamwong, quan chức Bộ Thủy lợi Hoàng gia Thái Lan, cho hay một trạm bơm mới lớn hơn với công suất 150 mét khối mỗi giây sẽ tiếp tục được xây dựng để hút nước từ sông Mekong.
Việt Nam đã bày tỏ quan ngại về kế hoạch hút nước này và cũng đề nghị Thái Lan cung cấp thông tin cụ thể về dự án chuyển nước từ Huay Luang, một dòng nhánh của sông Mekong để sử dụng cho nông nghiệp.
Khi Trung Quốc tuyên bố xả nước từ các đập thủy lợi để giúp vùng hạ lưu chống hạn, các chuyên gia thuỷ lợi cho rằng người dân Việt Nam không nên quá lạc quan bởi nước trước khi về Việt Nam sẽ bị chặn lại hầu hết ở Thái Lan, Lào, Campuchia - những quốc gia cũng đang bị hạn hán nặng nề.
Theo nhận định của các chuyên gia, với tình hình hạn hán như hiện nay, sản lượng lúa gạo của các nước tiểu vùng sông Mekong sẽ sụt giảm, gây tác động nặng nề đến nền kinh tế toàn cầu. Khi vùng Mekong sản xuất ra ít lúa gạo hơn, giá cả lương thực ở những nước phải nhập khẩu lúa gạo nhiều khả năng sẽ tăng cao, kéo theo giá của nhiều mặt hàng thiết yếu khác.
Mất mùa, ngư dân sẽ phải bỏ nghề, trong khi người trồng lúa nhiều khả năng sẽ chuyển qua các hình thức canh tác khác như nuôi tôm nước mặn trên những cánh đồng từng trồng lúa. Các chuyên gia cảnh báo rằng giải pháp ngắn hạn này sẽ hủy hoại khả năng canh tác của nhiều diện tích đất, gây ra hậu quả khôn lường và lâu dài về môi trường, thậm chí ảnh hưởng đến an ninh lương thực của thế giới.
Các đập thủy điện đã và sắp được xây dựng trên sông Mekong. Đồ họa: Michael Buckley
Ủy hội Sông Mekong, một tổ chức quốc tế được lập ra từ năm 1995 để giám sát và chia sẻ thông tin về hoạt động khai thác nguồn lợi từ dòng sông này, đã nhiều lần phản đối các hoạt động ảnh hưởng đến dòng chảy của sông. Thế nhưng, ủy hội này lại không có quyền lực cần thiết để can thiệp, trong khi các quốc gia thành viên thường chỉ làm theo cách của mình.
Trong khi đó, dù hứng chịu những hậu quả nghiêm trọng từ hoạt động xây đập của Trung Quốc, chính phủ nhiều nước lại không mấy mặn mà với việc lên tiếng phản đối, ông Cronin nói. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu tài nguyên và nông sản khổng lồ của nhiều nước, trong khi Lào và Campuchia là những nước nhận được nguồn viện trợ phát triển cơ sở hạ tầng rất lớn từ Trung Quốc trong những năm gần đây, chuyên gia này chỉ ra.
Việc Trung Quốc mập mờ trong việc công bố thông tin về các đập thủy điện của nước này càng khiến tình hình tồi tệ hơn, nhưng nó cũng có thể tác động tiêu cực ngược trở lại với Bắc Kinh. "Việc Trung Quốc không đếm xỉa đến lợi ích của các nước láng giềng đang tạo ra tâm lý bất mãn ngày càng lớn cho các nước ở hạ lưu, khiến Bắc Kinh sẽ gặp khó khăn lớn hơn trong việc đạt được những mục tiêu dài hạn ở lưu vực sông Mekong nhằm gây ảnh hưởng lớn hơn lên khu vực này", Cronin nhấn mạnh.
Trí Dũng
Theo VNE
Báo Thái Lan lên án gay gắt dự án xây đập của Lào trên dòng Mekong Chính phủ Lào đang xúc tiến triển khai dự án xây đập thủy điện khổng lồ Don Sahong tại địa điểm gần biên giới với Thái Lan và Campuchia trong vài tuần tới, bất chấp phản đối của các nước láng giềng, theo bài viết đăng ngày 4.11 trên tờ Bangkok Post (Thái Lan). Người dân Thái Lan giăng băng-rôn phản đối dự...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Quê nhà ông Zelensky bị không kích, ít nhất 19 người chết

Trung Quốc phóng thử nghiệm 16 tên lửa đạn đạo

Tiền rial của Iran mất giá kỷ lục so với USD giữa căng thẳng Tehran-Washington

Manila phản ứng vụ Trung Quốc bắt 3 công dân Philippines bị nghi làm gián điệp

Tổng thống Ai Cập, Pháp kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức ở Gaza

Ông Zelensky nói sắp đạt thỏa thuận về lực lượng gìn giữ hòa bình tại Ukraine

Cách Mỹ - Anh liên thủ hỗ trợ quân đội Ukraine đối phó Nga

Nga thử nghiệm UAV chuyên săn diệt phương tiện mặt nước không người lái

Tiếp viên bị cắn, trễ chuyến bay vì cãi cọ mùi cơ thể

Thái Lan cử phái đoàn đàm phán thương mại tới Mỹ

Động đất tại Myanmar: Sân bay quốc tế Mandalay hoạt động trở lại

Động đất tại Myanmar: Số người thiệt mạng lên tới hơn 3.470
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Thanh Hà nói lý do muốn đồng hành cùng Cúp xe đạp truyền hình TP.HCM
Sao việt
22:43:32 06/04/2025
Ca sĩ Quang Linh 'lột xác' ở tuổi 60
Nhạc việt
22:40:16 06/04/2025
Tài xế, thợ cắt tóc lập sòng đánh bạc giữa hoa viên TP Buôn Ma Thuột
Pháp luật
22:38:26 06/04/2025
'Chảo lửa' thương chiến Mỹ - Trung

Phim 'Địa đạo' càn quét phòng vé, thu 50 tỷ chỉ sau 3 ngày
Hậu trường phim
22:28:53 06/04/2025
Muller chia tay Bayern Munich sau 25 năm cống hiến
Sao thể thao
22:14:07 06/04/2025
"Streamer phú bà" không vui, dân tình lầy lội réo gọi tình cũ
Netizen
21:58:43 06/04/2025
Khoảnh khắc bé trai 3 tuổi hốt hoảng báo tin bạn đuối nước khiến triệu người thót tim
Tin nổi bật
21:27:47 06/04/2025
Rùa khổng lồ lần đầu làm mẹ ở tuổi 100
Lạ vui
21:01:23 06/04/2025
Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 nghỉ 3 ngày, không thể bỏ qua những món ăn này nếu gia đình bạn đang 'bám trụ Thủ đô'
Ẩm thực
20:41:17 06/04/2025