Hội phụ nữ với mô hình “Tiết dạy hay, bài giảng tốt”
Theo Trung tá Tô Thị Hương Lan, Chủ tịch Hội Phụ nữ (HPN) cơ sở giáo dục đào tạo, Trường Sĩ quan Pháo binh, triển khai thực hiện mô hình “Tiết dạy hay, bài giảng tốt” của HPN cơ sở giáo dục đào tạo, yêu cầu các giảng viên cần có phương pháp dạy học tích cực, kết hợp áp dụng các phương tiện dạy học hiện đại.
Trong quá trình thực giảng, giảng viên khắc phục tình trạng truyền thụ kiến thức một chiều, coi trọng mở rộng và nâng cao kiến thức, cũng như việc vận dụng kiến thức vào hoạt động thực tiễn của học viên.
Đại úy Lê Thị Dung hướng dẫn học viên trong giờ thực hành môn Vật lý .
Đại úy Lê Thị Dung, giảng viên môn Vật lý cho rằng, để mô hình có hiệu quả đòi hỏi mỗi giảng viên phải tâm huyết, trách nhiệm và sáng tạo trong từng bài giảng, tiết giảng. Do vậy, trước mỗi bài giảng, giảng viên cần nghiên cứu kỹ nội dung, phân bổ hợp lý giữa phần lý thuyết và thực hành; dành thời gian gợi mở vấn đề, đặt câu hỏi, nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo của người học. Thống nhất với các tiêu chí của mô hình “Tiết học hay, bài giảng tốt”, Ban chấp hành HPN cơ sở giáo dục đào tạo yêu cầu hội viên là giảng viên tăng thời lượng gợi mở để học viên đặt câu hỏi phản biện nội dung bài giảng, đồng thời, coi đây là căn cứ để nhận xét, đánh giá kết quả giảng bài của giảng viên, thái độ tiết học của đơn vị học viên. Đối với mỗi bài giảng, giảng viên phải soạn cụ thể, tỉ mỉ, đúng kế hoạch, nhất thiết phải có nội dung phát vấn. Mỗi tháng, có 1-2 giảng viên đăng ký thực giảng một lần, HPN mời Hội đồng sư phạm nhà trường, các hội viên đến dự. Sau mỗi tiết giảng đều có đánh giá, rút kinh nghiệm nghiêm túc nhằm không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng giờ giảng.
Từ những hoạt động trên, các hội viên đều thực hiện tốt quy chế giáo dục đào tạo, soạn bài giảng tích cực, đúng kế hoạch; coi thi, chấm thi đúng quy chế, quá trình giảng bài chủ động áp dụng các phương tiện dạy học hiện đại; tăng cường tham gia dự giờ giảng mở rộng, giảng mẫu, dự hội giảng chào mừng các ngày lễ kỷ niệm… nhằm rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giảng dạy. Cùng với chú trọng đổi mới và nâng cao chất lượng chuyên môn, chị em HPN cơ sở giáo dục đào tạo Trường Sĩ quan Pháo binh tích cực tham gia nghiên cứu đề tài khoa học các cấp. Đến nay, đã có 2 đề tài cấp ngành, 9 đề tài cấp trường, 40 chuyên đề cấp khoa được nghiệm thu và đưa vào ứng dụng trong giảng dạy; 10 nữ giảng viên của HPN đạt giảng viên giỏi cấp cơ sở, trong đó có một giảng viên nữ đạt giảng viên giỏi cấp Bộ Quốc phòng.
Theo đánh giá của lãnh đạo nhà trường, mô hình “Tiết dạy hay, bài giảng tốt” của HPN cơ sở giáo dục đào tạo, Trường Sĩ quan Pháo binh góp phần tích cực nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng tự tu dưỡng, rèn luyện của các nữ giảng viên, góp phần xây dựng nhà trường VMTD.
Video đang HOT
Bài và ảnh: NGUYỄN TUẤN ANH
Theo qdnd
Học sinh Hà thành truyền cảm hứng làm Robotics cho trẻ em
Các thành viên câu lạc bộ Robotics trường THPT FPT (Hà Nội) đã truyền cảm hứng cho những học sinh đam mê khoa học công nghệ.
Bước ra từ cuộc thi FIRST Global Challenge 2018 - Đội Việt Nam bao gồm các thành viên đến từ câu lạc bộ Robotics, trường THPT FPT đã có nhiều hoạt động cộng đồng ý nghĩa.
Theo đó, đội Việt Nam đã đến trung tâm Panasonic Risupia tổ chức những hội thảo giúp các bạn nhỏ tìm hiểu và trải nghiệm thực tế về khoa học, công nghệ.
Lớp dạy lập trình là một trong những hoạt động hàng tháng của Đội Việt Nam tổ chức ở Panasonic Risupia. Với hình thức tổ chức rất thân thiện, khi tham gia lớp lập trình các em nhỏ sẽ được giới thiệu lý thuyết và thực hành luôn.
Phương Nam, Thảo Nguyên (lớp 11), Giang Nam (lớp 12) - 3 thành viên của đội Việt Nam trong cuộc thi FIRST Global tích cực chia sẻ đam mê Robotics với cộng đồng.
Bạn Thảo Nguyên (lớp 11A1 THPT FPT) cho biết: "Chúng mình đã tổ chức các lớp học lập trình bắt đầu từ tháng 9 năm ngoái và gần đây nhất đã có hai buổi hội thảo".
Thảo Nguyên cho biết thêm, lần đầu tiên bản thân đứng lớp thấy khá lo lắng vì chưa từng có kinh nghiệm tiếp xúc với các em nhỏ. Tuy nhiên, cô không gặp nhiều khó khăn lắm vì các em rất ngoan và hào hứng.
Cô bạn giới thiệu các chủ đề và các em đều tỏ ra hứng thú và đặt câu hỏi rất nhiều. Lúc này, các em được làm việc theo nhóm nên những bạn không biết lập trình sẽ lắp ráp các bộ phận của robot, còn bạn nào biết lập trình rồi sẽ thực hành.
Mỗi lớp đều có nội dung khác nhau, có buổi sẽ là lập trình đèn cảm biến ánh sáng, có buổi là robot có thể di chuyển được...
Hai buổi hội thảo gần đây nhất chúng mình đã chia sẻ cho các em nhỏ về thiết kế và lập trình của Fawkes - chú robot đã đạt huy chương Đồng về thiết kế trong cuộc thi FIRST Global Challenge 2018. Ngoài ra, chúng mình còn thảo luận về 14 thử thách Kỹ thuật của thế kỷ 21.
Đối tượng của hội thảo là các em nhỏ từ 5-13 tuổi tại Hà Nội.
Sau khi tham gia cuộc thi FIRST Global Challenge 2018, phối hợp cùng Maker Hanoi, Đội Việt Nam tiếp tục triển khai những kế hoạch và dự án nhằm lan tỏa đam mê về STEAM và tinh thần robotic đến với cộng đồng trẻ Việt Nam.
Đội Việt Nam dự định xây dựng một cộng đồng đam mê khoa học công nghệ cho tất cả những bạn có hứng thú đều có thể tham gia.
Các em tự tay lắp những mô hình đầu tiên.
Cộng đồng này sẽ không chỉ dành cho các bạn có sở thích về 5 lĩnh vực S.T.E.A.M (Khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học) mà còn giúp các bạn cải thiện kỹ năng mềm và khả năng sử dụng tiếng Anh.
Dự án này đã bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 3 và dự kiến bắt đầu truyền thông, tuyển thành viên mới vào đầu tháng 4.
Theo vtc
Đại học Quốc tế Hồng Bàng đưa vào đào tạo ngành An toàn thông tin trong năm 2019 Trong kỳ tuyển sinh năm 2019-2020, ĐH Quốc tế Hồng Bàng sẽ chính thức mở ngành An toàn thông tin với thời gian đào tạo chính quy 4 năm. Chương trình kết hợp chặt chẽ lý thuyết và thực hành. Lĩnh vực CNTT và An toàn thông tin đang cần nhiều nhân lực. Theo đại diện Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, với...