Hội phụ huynh trả lại 332 triệu đồng của 48 khoản thu đầu năm
Ban đại diện cha mẹ học sinh trường Tiểu học Hoàng Diệu (Thủ Đức, TP.HCM) đã trả lại các khoản thu lên tới 332 triệu đồng cho phụ huynh đóng đầu năm học.
Thầy Trần Minh Định, Hiệu trưởng trường Tiểu học Hoàng Diệu (Thủ Đức, TP.HCM) cho biết liên quan bản dự thảo Công trình Hội cha mẹ học sinh năm học 2017-2018 với 48 khoản thu lên tới 332 triệu, ban đại diện cha mẹ học sinh đã tiến hành trả lại tiền cho các phụ huynh đã đóng.
Ông cho biết các mức thu này mới chỉ là dự thảo cần đóng góp ý kiến. Tuy nhiên, đại diện hội phụ huynh nhiều lớp triển khai chưa đúng, nhiều cha mẹ học sinh đã phải đóng luôn tại buổi họp dù chưa đồng thuận.
Trích bản dự thảo Công trình Hội cha mẹ học sinh trường Tiểu học Hoàng Diệu.
“Sắp tới, ban đại diện cha mẹ học sinh trường sẽ viết thư ngỏ vận động các mạnh thường quân. Gia đình nào có điều kiện hỗ trợ hoạt động của trường sẽ chủ động và tự nguyện đóng góp. Hiện tại, Ban đại diện Phụ huynh vạch ra khoản thu nên có trách nhiệm trả lại”, đại diện trường Tiểu học Hoàng Diệu chia sẻ.
Ông Định cũng thừa nhận trường sẽ gặp khó khăn trong nhiều hoạt động ngoại khóa nếu không có hỗ trợ tài chính từ phụ huynh.
Trước đó, tại đại hội trù bị cha mẹ học sinh đầu năm của trường Tiểu học Hoàng Diệu, bản dự thảo chi tiêu dự kiến cho các hoạt động từng tháng trong năm được đưa ra, chủ yếu dành cho lễ hội, văn nghệ như kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày Nhà giáo Việt Nam, Thành lập Đội, 30/4, 1/5…
Mỗi lớp cần đóng 9 triệu đồng, bình quân mỗi học sinh đóng 25.000 đồng/tháng, tổng cộng 332 triệu.
Theo Zing
Video đang HOT
Hội phụ huynh ở nước ngoài không thu hộ các khoản tiền đầu năm
Ở nhiều nước trên thế giới, cha mẹ học sinh bầu ra hội phụ huynh nhằm làm cầu nối liên lạc giữa gia đình và nhà trường.
Phần lớn hội phụ huynh trên thế giới đều được thành lập và hoạt động vì mục tiêu phối hợp với trường trong việc giáo dục học sinh. Liên quan vấn đề thu chi vốn gây tranh cãi tại nước ta trong thời gian gần đây, hội phụ huynh các nước cũng không có cách làm thống nhất. Nhưng ít nhất, trường hợp nhà trường dùng danh nghĩa hội phụ huynh để thu tiền hay đứng ra "thu hộ" hầu như không có.
Tình trạng lạm thu đầu năm học khiến một số người cho rằng nên dẹp bỏ hội phụ huynh. Ảnh chụp màn hình.
Hội phụ huynh thu - chi độc lập
Theo Đạo luật Phụ huynh Tham gia được ban hành năm 2006, tất cả trường học ở Scotland phải có diễn đàn phụ huynh. Tất cả cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh theo học tại trường tự động trở thành thành viên của diễn đàn.
Diễn đàn được quyền nhận thông tin từ trường, đồng thời chịu trách nhiệm quyết định việc thành lập hội đồng phụ huynh và cách thức nó hoạt động.
Hội đồng phụ huynh là tổ chức đại diện cho toàn bộ cha mẹ học sinh trong trường. Hội đồng không chịu sự quản lý của nhà trường hay chính quyền địa phương.
Hội đồng phụ huynh tại các trường ở Scotland họp ít nhất mỗi năm một lần. Ảnh: Glamis.
Tuy nhiên, Scotland quy định chính quyền địa phương phải hỗ trợ hội đồng phụ huynh về mặt tài chính, cũng như tư vấn về các vấn đề liên quan.
Để hội đồng phụ huynh hoạt động hiệu quả, vì học sinh, thực sự là tổ chức đại diện cho cha mẹ học sinh, Scotland ra hướng dẫn cụ thể về cách thức hội đồng hoạt động (nhưng không áp đặt). Theo đó, nhiệm vụ chính của hội đồng phụ huynh là hỗ trợ nhà trường và đại diện cho cha mẹ.
Cụ thể, hội sẽ phổ biến thông tin từ trường tới phụ huynh, ít nhất mỗi năm một lần, đảm bảo tất cả phụ huynh nắm được thông tin cần thiết và lấy ý kiến của họ, phản hồi lại phía nhà trường.
Tất cả vấn đề liên quan lợi ích của con em, bao gồm chính sách của trường về những vấn đề như bạo lực học đường, sức khỏe giới tính, bài tập về nhà, đồng phục, đều được hội đồng đưa ra thảo luận.
Hội đồng phụ huynh cũng phối hợp trường để tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ sau giờ học cho học sinh.
Ngoài ra, hội có trách nhiệm đại diện cho diễn đàn cha mẹ học sinh, nêu quan điểm, ý kiến của họ tới các nhà chức trách giáo dục và cơ quan liên quan về vấn đề giáo dục học sinh. Hội đồng phụ huynh cũng có quyền tham gia vào quá trình bổ nhiệm hiệu trưởng hay các nhân viên cấp cao của trường.
Ngoài ra, tổ chức này cũng đứng ra tổ chức các hoạt động vì cộng đồng hoặc gây quỹ phục vụ các sự kiện dành cho học sinh. Việc thu các khoản tiền này hoàn toàn tự nguyện và do phụ huynh phụ trách, không liên quan đến nhà trường.
Giám sát hoạt động thu chi của hội phụ huynh
Nếu Scotland cấp quyền để hội đồng phụ huynh hoạt động độc lập, tháng một năm nay, chính quyền bang Victoria, Australia, lại ra chủ trương giám sát hoạt động tài chính của hội phụ huynh.
Theo đó, các khoản tiền do hội phụ huynh thu dưới danh nghĩa phục vụ hoạt động của con em tại trường sẽ được giám sát kỹ lưỡng hơn. Đại diện bang Victoria cho biết sự thay đổi này nhằm tăng tính minh bạch, giảm bớt nguy cơ quỹ chung bị sử dụng sai mục đích hoặc bị chiếm dụng.
Quy định mới về giám sát thu - chi của hội phụ huynh do chính quyền bang Victoria đưa ra gây nhiều ý kiến trái chiều. Ảnh: Herald Sun.
Tuy nhiên, quy định mới khiến cộng đồng phụ huynh ở bang này cảm thấy bị "sỉ nhục", cho rằng chính quyền không tin tưởng họ.
Ngược lại, Gail McHardy, điều hành của hội phụ huynh Victoria, cho biết hội lo ngại điều này khiến họ mất khả năng kiểm soát hoạt động thu - chi khi không còn nắm tài chính. Thay vào đó, quỹ của hội bị gộp vào tài khoản chung của trường. Tất cả việc chi tiền phải nhận được sự chấp thuận từ lãnh đạo trường.
Theo bà McHardy, việc tước quyền tự quản kinh phí của hội phụ huynh ảnh hưởng nghiêm trọng tới vai trò của hội. "Quy định mới khiến phụ huynh cảm thấy họ đánh mất cơ chế duy nhất để đóng góp ý kiến vào việc chi tiền quỹ cha mẹ học sinh đóng góp như thế nào", bà nói.
Trong khi đó, phát ngôn viên của Bộ trưởng Giáo dục James Merlino cho biết hiện tại, toàn bang có 540 hội phụ huynh hoạt động, trong đó, 24 hội nắm tài chính.
"Sự thay đổi trong cách thức nắm quỹ sẽ tăng cường tính minh bạch và đảm bảo cộng đồng có thể tin tưởng hoàn toàn vào hội phụ huynh cũng như hệ thống giáo dục", người này nói.
Ở góc nhìn khác, đại diện giáo dục của phe đối lập, ông Nick Wakeling, nhận định động thái này "tấn công vai trò của phụ huynh tại trường" và "đặt ra nghi vấn về tính xác thực trước nay của hội phụ huynh".
Tuy nhiên, ông Henry Grossek, Hiệu trưởng trường Tiểu học Berwick Lodge, lại lên tiếng ủng hộ chính sách mới. Theo ông, trường học có quyền giám sát những quỹ được thu dưới danh nghĩa phục vụ hoạt động giáo dục của trường.
Sarah Angelini, một phụ huynh ở bang Victoria, cũng cho rằng đây là cách làm hợp lý, minh bạch, để cha mẹ học sinh nắm được tiền quỹ được thu vì mục đích gì và được chỉ vào những hoạt động nào.
Theo Zing
Ông bố ở Sài Gòn gửi đơn đến Chính phủ kiến nghị dẹp hội phụ huynh Cho rằng lạm thu diễn ra trong trường học núp bóng danh nghĩa ban đại diện cha mẹ học sinh, ông Võ Quốc Bình đã gửi đơn tới Văn phòng Chính phủ kiến nghị dẹp bỏ hội phụ huynh. Ngày 21/9, chia sẻ với Zing.vn, ông Võ Quốc Bình có con đang theo học tại trường Tiểu học Hòa Bình, quận 1, TP.HCM,...