‘Hội phụ huynh’ được đề xuất loại khỏi luật Giáo dục sửa đổi
Việc có ban đại diện cha mẹ học sinh hay không là sự tự nguyện, không nên thuộc nhóm đối tượng quản lý của Bộ Giáo dục.
TS Thái Thị Tuyết Dung. Ảnh: Mạnh Tùng.
Ngày 16/1, góp ý các quy định về tự chủ và quản lý nhà nước trong dự thảo Luật giáo dục (sửa đổi), TS Thái Thị Tuyết Dung (trưởng môn Luật Hành chính, Đại học Luật TP HCM) cho rằng, nên bỏ quy định về việc “ban hành điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh” tại khoản 2 Điều 102. Bởi các cơ sở giáo dục tư thục hiện nay không có ban đại diện cha mẹ học sinh vẫn hoạt động bình thường. Có hay không ban đại diện là sự tự nguyện, không nên thuộc nhóm đối tượng quản lý của Bộ Giáo dục.
“Trong bối cảnh xã hội phát triển về công nghệ thông tin hiện nay, sự liên lạc giữa gia đình và nhà trường rất thuận lợi, hội cha mẹ học sinh chỉ nên là tổ chức tự nguyện”, bà Dung nói. Trong trường hợp bắt buộc phải có ban đại diện cha mẹ với cơ sở giáo dục thì cần xác định rõ, nếu không thành lập thì có bị xử lý gì hay không.
Bà Trịnh Anh Nguyên (hơn 10 năm làm trong hội phụ huynh) chia sẻ, ban đại diện có hay không là tùy thuộc trường công hay tư. Nên nếu thấy sự tích cực của ban sẽ góp sức xây dựng và ngược lại. “Tôi đồng ý là có nhiều điểm chưa tốt ở ban đại diện tại nhiều trường. Nếu ban không chuyên nghiệp, tôi không tham gia”, bà Nguyên nói và góp ý ban đại diện cha mẹ học sinh cần được bồi dưỡng kỹ năng hoạt động, phát ngôn, ứng xử với phụ huynh.
Dưới góc nhìn của nhà quản lý, ông Nguyễn Hùng Khương, Phó hiệu trưởng trường THPT Bùi Thị Xuân (TP HCM) cho rằng, cần giữ quy định ban đại diện trong dự thảo luật, bỏ sẽ không thể ban hành các văn bản dưới luật quy định cụ thể điều lệ hoạt động của tổ chức này.
Trong thực tế, ông Khương đánh giá cao vai trò ban đại diện cha mẹ học sinh. Để ban này hoạt động hiệu quả, hướng tới các mục tiêu tích cực cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa đại diện phụ huynh, nhà trường.
Video đang HOT
Khác quan điểm với bà Tuyết Dung, PGS Phan Nhật Thanh (Khoa Luật Hành chính – Nhà nước, Đại học Luật TP HCM) nói không thể bỏ ban đại diện cha mẹ học sinh, bởi nếu xã hội hóa giáo dục mà không có ban thì ai sẽ làm. Điều cần thiết là làm rõ vai trò của họ hơn để hỗ trợ mục tiêu này.
“Không thể quy chụp tất cả các ban đại diện lợi dụng quyền hạn để lạm thu. Ban này có vai trò lớn phối hợp với trường, tìm ra những cách thức để học sinh có môi trường học tập tốt hơn”, ông nói.
Việc giữ hay bỏ hội phụ huynh trong trường phổ thông được dư luận đặc biệt quan tâm hồi đầu năm học 2017-2018, khi một phụ huynh gửi đơn lên chính quyền TP HCM và cơ quan quản lý giáo dục đề nghị “giải tán Ban đại diện cha mẹ học sinh”.
Ông Nguyễn Hùng Khương phát biểu góp ý. Ảnh: Mạnh Tùng.
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận về quy định tự chủ và quản lý nhà nước. PGS Nguyễn Văn Vân (Đại học Luật TP HCM) nêu quan điểm, trái khái niệm tự chủ ở bậc đại học là tài chính, nhân sự – tổ chức và chuyên môn nghiệp vụ, ở bậc phổ thông cần có giới hạn.
Nói về khái niệm tự chủ trong giáo dục, các nước tiên tiến thường dùng từ “tự trị”, xuất phát từ tư tưởng tự do học thuật. Trong khi đó, ở Việt Nam, tự chủ chỉ bó hẹp trong tài chính. “Chúng ta đang lấy tài chính làm trục chính để nói về tự chủ, có tiền là có quyền, rất là thực dụng”, ông thẳng thắn.
Nếu ở bậc đại học, tự chủ tài chính là tự chủ tạo lập, sử dụng nguồn thu thì ở bậc phổ thông phải là sự tự chủ phân phối nguồn tài chính, không tạo lập. Trao quyền tạo lập nguồn thu cho trường – sẽ dễ xảy ra tình trạng lạm thu.
TS Phạm Thị Ly (Đại học Nguyễn Tất Thành) nhận xét, dự thảo Luật giáo dục hiện chứa đựng những điểm tích cực, tiến bộ, trong đó sự đa dạng, tôn trọng điều khác biệt, khuyến khích đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, chương trình phổ thông hiện nay nặng bởi các trường không có quyền thay đổi. Một mặt họ phải dạy đủ chương trình chung, mặt khác phải dạy các chương trình mà phụ huynh, xã hội cần.
Ngoài ra, nhiều đại biểu cũng góp ý cần bổ sung quy định để khẳng định Bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan khác phải chịu trách nhiệm giải trình về hoạt động và chất lượng giáo dục tại các cơ sở trực thuộc trong phạm vi được giao. Trên thực tế, các cơ sở giáo dục không thuộc Bộ Giáo dục thì bộ không kiểm soát được những nội dung như tổ chức, nhân sự, chất lượng giáo dục.
Một số đại biểu lại đề xuất cần thêm nội dung của UBND cấp tỉnh, huyện để cụ thể vai trò quản lý với các cơ sở giáo dục, phân cấp và chịu trách nhiệm cụ thể với đối tượng quản lý.
Mạnh Tùng
Theo VNE
Nghệ An: Nhà trường, phụ huynh phải giám sát hoạt động chia tay cuối khóa của học sinh
Hoc sinh cuôi khoa co nguyên vong găp măt chia tay, tri ân thây cô giao, phải có sự bàn bạc, thống nhất giữa lãnh đạo nhà trường và Hội Cha mẹ học sinh. Các hoạt động này phai đươc đăt dươi sư chi đao giam sat cua nha trương va ban đai diên cha me hoc sinh trương lơp.
Trong nhưng năm gân đây, vao dip cuôi năm hoc, hoc sinh cuôi câp tại Nghệ An thương tô chưc cac buôi liên hoan, chup anh lưu niêm, tô chưc cac hoat đông da ngoai... Trong cac buôi liên hoan, da ngoai đa co trương hơp xay trường hợp tử vong do đuổi nước, tai nan giao thông...
Trước tình trạng đó, Sở GD&ĐT Nghệ An đã ban hành công văn tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh dịp cuối năm học.
Sau khi xảy ra sự việc một nam sinh tử vong khi chụp kỉ yếu cuối khóa năm học 2016-2017, Sở GD&ĐT Nghệ An đã "siết chặt" hoạt động liên hoan, chụp ảnh kỉ niệm cuối năm của học sinh
Để kịp thời chấn chỉnh, phòng ngừa và đảm bảo an toàn cho học sinh, nhất là thời điểm cuối năm học, Sở GD&ĐT Nghệ An yêu cầu Phòng GD&ĐT các huyện, các đơn vị trực thuộc thưc hiên nghiêm tuc kê hoach thơi gian năm hoc 2017-2018; quan triêt tinh thân cho đôi ngu sư pham nha trương va hoc sinh thưc hiên nghiêm nê nêp ky cương trương hoc; đam bao thưc hiên nghiêm tuc quy chê chuyên môn tai đơn vi trươc va sau thi hoc ky.
Các trường phải đam bao viêc giang day theo thơi khoa biêu, cac hoat đông giao duc toan diên do nha trương tô chưc đa đươc thông bao đên hoc sinh va phu huynh hoc sinh, đê phu huynh cung phôi hơp vơi nha trương trong công tac quan ly hoc sinh; thông tin va lưu y đên phu huynh luôn quan tâm đên cac hoat đông hoc tâp, sinh hoat va vui chơi cua con em trong thơi điêm năm hoc kêt thuc va trươc nghi he 2018, tranh xay ra trương hơp đang tiêc co liên quan đên công tac an toan cho hoc sinh.
Nêu hoc sinh cuôi khoa co nguyên vong găp măt chia tay, tri ân thây cô giao, Sở GD&ĐT Nghệ An yêu câu lanh đao nha trương phai xây dưng kê hoach, tô chưc hop ban, thông nhât vơi hôi cha me hoc sinh vê cach thưc, hinh thưc tô chưc. Các hoạt động này phai đươc đăt dươi sư chi đao giam sat cua nha trương va ban đai diên cha me hoc sinh trương, lơp.
Đặc biệt, Sở GD&ĐT Nghệ An nghiêm cấm học sinh sử dụng rượu, bia và các đồ uống có cồn khi tổ chức liên hoan cuối khóa.
Hoàng Lam
Theo Dân trí
Học sinh trường ở Hà Nội uống nước nhiễm trực khuẩn mủ xanh: Hiệu trưởng nói gì? Trước sự việc nhiều phụ huynh trường Tiểu học Chu Văn An, quận Hoàng Mai, Hà Nội bức xúc khi con phải sử dụng nước uống không đảm bảo, hiệu trưởng nhà trường đã lên tiếng. Sáng 28/12, Bà Lê Thị Thêu, Hiệu trưởng trường Tiểu học Chu Văn An, quận Hoàng Mai, Hà Nội cho biết, đơn vị cung cấp nước Việt...