Hội Nhà báo tỉnh Kon Tum: Nâng cao chất lượng hoạt động từ bộ máy chủ chốt đến cán bộ hội viên
Tiếp tục vệt bài “Khi chỉ thị 37 đi vào cuộc sống, Báo Nhà báo & Công luận giới thiệu về Hội Nhà báo Kon Tum đã có nhiều hoạt động hiệu quả, nâng cao chất lượng, đổi mới, phát huy tốt vai trò định hướng tuyên truyền, bồi dưỡng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên.
Kiện toàn củng cố tổ chức, bộ máy lãnh đạo Hội
Đánh giá về tầm quan trọng của Chỉ thị 37, đồng chí Trần Xuân Quyết – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo tỉnh Kon Tum cho biết: Kết quả nổi bật nhất của Chỉ thị 37 đối với HNB tỉnh Kon Tum đó là góp phần củng cố tổ chức Hội Nhà báo tỉnh Kon Tum hoạt động chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
Từ sau Chỉ thị, Hội đã thành lập được Văn phòng Thường trực riêng, từ đó có riêng những cán bộ chuyên trách báo chí của chứ không còn phải kiêm nhiệm và trưng dụng cán bộ từ các bộ phận khác.
Hội nhà báo tỉnh Kon Tum tiến hành Đại hội lần thứ 5 nhiệm kỳ 2015-2020
Thường trực Ban chấp hành sau đó đã tập trung củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực hoạt động của Văn phòng Hội Nhà báo tỉnh và các Chi hội trực thuộc, chia tách và thành lập các Chi Hội mới, tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động và quản lý hội viên.
Đến nay Hội Nhà báo tỉnh Kon Tum có 7 chi hội và 01 Câu lạc bộ trực thuộc là: Chi hội Văn phòng Hội Nhà báo tỉnh, Chi hội Đài Phát thanh và Truyền hình, Chi hội Báo Kon Tum, Chi hội Sở Thông tin và Truyền thông, Chi hội Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Chi hội các huyện, thành phố và Câu lạc bộ Nhà báo cao tuổi. Hoạt động của các chi hội dần đi vào nề nếp, tổ chức sinh hoạt định kỳ theo quy định của Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam, điển hình như Chi hội Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.
Cùng lúc, Hội Nhà báo tỉnh Kon Tum tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực hoạt động của các chi hội với vai trò là hạt nhân hoạt động của Hội, lấy chuyên môn làm nhiệm vụ trung tâm, công tác Hội làm phương tiện củng cố và phát huy vai trò, vị trí của Hội Nhà báo tỉnh.
Làm tốt công tác phát triển hội viên
Sau khi bộ máy tổ chức được kiện toàn, Hội đã có sự chú trọng đặc biệt trong việc phát triển đội ngũ cán bộ nhà báo, phóng viên, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, triển khai đồng bộ; thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thể chế hóa, cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của ảng Nhà nước, những quy định yêu cầu đối với người làm báo.
Video đang HOT
Trao giấy khen của Hội Nhà báo tỉnh cho các cá nhân có thành tích xuất sắc về nghiệp vụ và xây dựng Hội trong năm 2018.
Để nâng cao ổn định công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho hội viên – nhà báo nâng cao bản lĩnh chính trị, kiến thức pháp luật, kỹ năng nghề nghiệp, vai trò trách nhiệm xã hội, Hội Nhà báo tỉnh Kon Tum đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan chỉ đạo, quản lý hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh; thường xuyên tuyên truyền giáo dục, rèn luyện phẩm chất cách mạng, đạo đức nghề nghiệp cho hội viên nhà báo.
Đồng thời với đó, việc tuyên truyền về các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Hội Nhà báo Việt Nam; ban hành các kế hoạch và tổ chức quán triệt và thực hiện các chỉ thị của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; gắn việc học tập và làm theo với thực hiện Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam, Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo; phát động đợt sinh hoạt chính trị- nghiệp vụ trong toàn Hội với chủ đề “Đạo đức nghề báo trong khai thác và xử lý nguồn tin”, “Nâng cao vai trò trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân và đạo đức nghề nghiệp của người làm báo” cũng được tiến hành một cách tích cực.
Tính đến nay, Hội Nhà báo tỉnh Kon Tum đã tổ chức và phối hợp tổ chức hàng chục lớp về nghiệp vụ báo chí cho hội viên. Đồng chí Trần Xuân Quyết nhấn mạnh: Việc bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng làm báo cho hội viên, người làm báo này đã được triển khai một cách có hiệu quả. Đến tháng 9-2019, đã mở được 9 lớp bồi dưỡng cho gần 300 lượt học viên tham gia. Các lớp bồi dưỡng về các chuyên đề như xây dựng chương trình phát thanh thực tế, sản xuất video – clip tin trên thiết bị di động, đồ họa cho báo điện tử. Nội dung đều lựa chọn thiết thực nhất, cập nhật những kiến thức, kỹ năng mới nhất của báo chí, truyền thông hiện đại để các nhà báo, hội viên, người làm báo nắm bắt kịp thời, vận dụng trong tác nghiệp.
Hội báo Xuân được Hội Nhà báo Kon Tum phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức thường niên.
Ngoài ra, Hội còn phối hợp với lãnh đạo các cơ quan báo chí trong tỉnh cử hội viên-nhà báo tham dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Hội Nhà báo Việt Nam và Hội Nhà báo các tỉnh Tây Nguyên-Nam Trung bộ tổ chức.
Trong hoạt động, Hội Nhà báo tỉnh Kon Tum còn tạo thuận lợi cho hội viên tham gia các giải báo chí do Trung ương Hội và các bộ ngành Trung ương tổ chức. Trên cơ sở đó, đã có nhiều nhà báo với nhiều tác phẩm báo chí đạt giải cao tại các giải báo chí.
Quan tâm, khích lệ hội viên kịp thời nhằm động viên tinh thần gắn bó, cống hiến với Hội với nghề
Một trong những hoạt động Hội Nhà báo tỉnh Kon Tum rất chú trọng là công tác quan tâm, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho hội viên. Ban Chấp hành Hội đã thường xuyên chỉ đạo Ban kiểm tra và các Chi hội nắm bắt tình hình, chủ động và báo cáo kịp thời can thiệp, bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của hội viên – nhà báo, kiên quyết đấu tranh và lên án các hành vi sai trái cản trở các nhà báo hoạt động đúng pháp luật.
Bên cạnh việc quan tâm, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho hội viên; Hội cũng tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi giúp hội viên nâng cao đời sống văn hóa tinh thần như hội thao, Hội thi Tiếng hát người làm báo khu vực Tây Nguyên.
Hội viên Hội Nhà báo tỉnh Kon Tum tham gia Hội thao Hội Nhà báo các tỉnh Tây Nguyen lần thứ IX năm 2019.
Cùng với đó việc thi đua, khen thưởng được thực hiện theo Luật Thi đua-Khen thưởng, Quy chế thi đua, khen thưởng của Hội Nhà báo Việt Nam một cách minh bạch, công bằng nhưng cũng hết sức tích cực. Hội Nhà báo Kon Tum đã thành lập Hội đồng Thi đua – Khen thưởng của Hội Nhà báo tỉnh; Hướng dẫn việc tổng kết và bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm theo Hướng dẫn của Thường trực Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam và Cụm thi đua Hội Nhà báo các tỉnh Tây Nguyên; Tổ chức đăng ký thi đua ngay từ đầu năm làm cơ sở xét thi đua, khen thưởng vào dịp cuối năm. Nhiều Bằng khen, cờ thi đua xuất sắc cho tập thể, cá nhân của Hội là những phần thưởng khích lệ tinh thần cho hội viên nhà báo tiếp tục gắn bó với công việc cũng như các phong trào và hoạt động của Hội.
Có thể thấy rằng, Ban chấp hành Hội Nhà báo tỉnh Kon Tum xác định: Tổ chức và hoạt động của Hội Nhà báo tỉnh có được vững mạnh hay không tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, cả khách quan và chủ quan, trong đó sự nỗ lực, tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo của Ban chấp hành, Thường trực Hội, Ban Thư ký các chi hội trực thuộc và đóng góp, hưởng ứng nhiệt tình của Hội viên là rất quan trọng. Với những kết quả đạt được trong 15 năm thực hiện Chỉ thị 37, hy vọng trong những năm tới hoạt động của Hội Nhà báo tỉnh Kon Tum tiếp tục có được những thành tích đáng ghi nhận hơn nữa.
Minh Khuê
Theo Congluan
Đặt mục tiêu tái canh, ghép cải tạo thêm 40.000ha cà phê
Trong 5 năm qua, chương trình tái canh cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên đã thực hiện được hơn 118.000ha, đạt trên 98,5% kế hoạch, nhưng mới thực hiện chủ yếu ở 2 tỉnh Lâm Đồng và Đăk Nông.
Mặc dù các mô hình tái canh cà phê phát triển tốt, cho hiệu quả cao nhưng nhiều nông dân vẫn e ngại tái canh vì nhiều nguyên nhân.
Mới đây, tại TP.Đà Lạt, Bộ NNPTNT phối hợp UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức hội nghị "Tổng kết đánh giá kết quả chương trình tái canh cà phê giai đoạn 2014 - 2020 và bàn giải pháp tái canh cà phê hiệu quả trong thời gian tới".
Chương trình tái canh còn nhiều tồn tại
Ông Lê Văn Đức - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, đến hết tháng 9/2019, cả nước có 20 tỉnh trồng cà phê, tỉnh nhiều nhất là Đăk Lăk với gần 210.000ha, Lâm Đồng trên 170.000ha và Đăk Nông khoảng 130.000ha. Tây Nguyên đã trở thành vùng sản xuất cà phê tập trung chính của cả nước. Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất, xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới.
Ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ NNPTNT (trái) thăm vườn cà phê tại thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng. Ảnh: V.L
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh cho biết, các nước trên thế giới cũng đánh giá rất cao cách làm cà phê của Việt Nam. Điều này được chứng minh ở sản lượng cà phê trên cùng một đơn vị diện tích, hiện nay nước ta đã đạt bình quân 2,6 tấn/ha. Đặc biệt là tỉnh Lâm Đồng, đã có rất nhiều mô hình có sản lượng cao, đạt 8 - 9 tấn/ha.
Cũng theo Bộ NNPTNT, tổng diện tích cà phê trồng tái canh và ghép cải tạo tại các tỉnh Tây Nguyên tính đến tháng 6/2019 là 118.202ha (đạt trên 98,5%, kế hoạch đến năm 2020 là 120.000ha).
"Trong quá trình tái canh cây cà phê vẫn còn những khó khăn nhất định, điều chúng ta dễ thấy nhất đó là trong thời gian luân canh trước khi trồng và thời kì kiến thiết cơ bản cà phê thì người dân không có thu nhập. Bên cạnh đó, tái canh cà phê đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, rủi ro cao, ngoài nguồn vốn tự có người sản xuất tiếp cận nguồn vốn vay còn gặp nhiều trở ngại" - ông Đức nói.
Theo Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, hiện nay người nông dân nắm bắt về các tiến bộ kỹ thuật phục vụ tái canh chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ. Đặc biệt là lựa chọn loại vườn trước khi thanh lý để đưa ra thời gian luân canh hợp lý chưa đảm bảo, nguồn gốc giống cà phê không rõ ràng, sử dụng các loại cây giống chưa thích hợp làm ảnh hưởng đến hiệu quả của tái canh.
Chia sẻ về kinh nghiệm triển khai chương trình tái canh cà phê, ông Nguyễn Văn Châu - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Lâm Đồng cho biết, Lâm Đồng là tỉnh có diện tích tái canh cà phê lớn nhất Tây Nguyên với khoảng 58.000ha và đang phát triển tốt. Địa phương cũng đã xác định, tái canh cà phê không chỉ là trách nhiệm của ngành nông nghiệp mà là nhiệm vụ của cả các cấp chính quyền, người dân.
"Để cây cà phê phát triển tốt, khâu đầu tiên cần xác định là sử dụng các loại giống tốt, giống đảm bảo chất lượng. Hiện tỉnh đang thực hiện các giải pháp về bổ sung kỹ thuật lẫn kiến nghị hỗ trợ vốn vay để nông dân có thể tái canh hiệu quả" - ông Châu cho biết.
Tái canh - quá trình thường xuyên
Đại diện Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết thêm, để tái canh cà phê bền vững, dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững VnSAT đã tham gia tổ chức đào tạo, tập huấn cho 19.614 hộ nông dân về các giải pháp kỹ thuật nhằm tái canh trên 19.000ha theo hướng bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu. Diện tích cà phê tái canh chủ yếu trồng bằng giống mới, đã từng bước phát huy tiềm năng về năng suất, chất lượng cà phê nhân, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu.
Theo ông Lê Văn Đức, để khai thác hiệu quả lợi thế của ngành cà phê, cần tập trung xây dựng ngành này theo hướng hiện đại, đồng bộ, bền vững, có tính cạnh tranh cao với việc đa dạng sản phẩm, giá trị gia tăng cao, từ đó nâng cao thu nhập cho nông dân và doanh nghiệp. Đến năm 2025, duy trì ổn định diện tích cà phê khoảng 600.000ha, năng suất 2,7-2,9 tấn/ha. Bên cạnh đó, tiếp tục tái canh và ghép cải tạo các vườn cà phê già cỗi, phấn đấu đến 2025 tái canh và ghép cải tạo thêm từ 30.000 - 40.000ha.
Ông Lê Quốc Doanh - Thứ trưởng Bộ NNPTNT nhận định: "Cà phê là cây chủ lực của nông sản Việt Nam, một cây trồng rất quan trọng tập trung chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên, vừa là sinh kế, vừa giúp người dân địa phương làm giàu. Trong quá tình tái canh, Bộ NNPTNT cũng khuyến khích, những nơi nào cà phê già cỗi, đất đai không phù hợp với cà phê thì nên chuyển đổi sang cây trồng khác để có hiệu quả cao hơn".
"Tái canh không chỉ một giai đoạn mà là cả một quá trình thường xuyên, là quy luật nên chúng ta cần xác định để tiếp tục thực hiện tái canh. Chúng ta có rất nhiều bài học từ các tỉnh Tây Nguyên, vì vậy ngành nông nghiệp và các viện nghiên cứu nên đúc kết, đánh giá lại từng mô hình, kinh nghiệm để làm tốt hơn trong thời gian tới. Bên cạnh đó, các tỉnh cũng cần xây dựng kế hoạch tái canh cụ thể sau năm 2020"- Thứ trưởng Lê Quốc Doanh chỉ đạo.
Theo Danviet
Bộ GD-ĐT phân công người phụ trách thay cố Thứ trưởng Lê Hải An Ngày 28/10, Bộ GD-ĐT có thông báo về việc điều chỉnh phân công nhiệm vụ thay những nhiệm vụ mà cố Thứ trưởng Lê Hải An từng phụ trách. Cụ thể, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ sẽ phụ trách thêm về các lĩnh vực báo chí, truyền thông giáo dục, phụ trách đơn vị báo Giáo Dục Thời Đại. Thứ trưởng Nguyễn Hữu...