Hội nghị thượng đỉnh EU tập trung vào các ưu tiên quốc phòng mới
Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) ngày 27/6 đã dành phần lớn thời gian để thảo luận về các vấn đề quốc phòng với sự tham dự của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
(Từ trái sang) Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen ký thỏa thuận an ninh tại Hội nghị thượng đỉnh EU ở Brussels, Bỉ ngày 27/6/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Tổng thống Ukraine đã ký thỏa thuận an ninh với EU, động thái được coi là một bước tiến hướng tới “hòa bình và thịnh vượng” cho “Lục địa già”. Thỏa thuận này bổ sung cho các cam kết hỗ trợ quân sự, tài chính, nhân đạo và chính trị mà Ukraine đã nhận được từ những quốc gia khác, bao gồm Mỹ, Pháp, Đức, Anh và Nhật Bản. Ông Zelensky cũng kêu gọi tăng cường hỗ trợ năng lực phòng không cho Ukraine.
Trong khi đó, Ba Lan và 3 quốc gia Baltic – gồm Estonia, Latvia và Litva – đã kêu gọi EU hỗ trợ tăng cường an ninh biên giới của các nước này với Belarus và Nga, đồng thời đề xuất xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phòng thủ dọc theo biên giới phía Đông của EU.
Tại hội nghị Các nhà lãnh đạo EU cũng đã thảo luận về những ưu tiên quốc phòng chung trong giai đoạn 2024-2029. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đề nghị tăng cường đầu tư phát triển và mua sắm chung các thiết bị quân sự. Mục tiêu là giảm sự phụ thuộc của EU vào vũ khí Mỹ và tạo ra một thị trường nội bộ cho ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu. Tuy nhiên, các quốc gia thành viên EU vẫn chưa thống nhất được về cách thức tài trợ cho các dự án quốc phòng chung.
Đáng chú ý, Pháp ủng hộ ý tưởng sử dụng “trái phiếu euro” để tài trợ cho các khoản đầu tư quốc phòng, song một số quốc gia, trong đó có Đức, phản đối ý tưởng này.
Trong khi đó, Thủ tướng Estonia Kaja Kallas đã đề xuất kế hoạch đầu tư 100 tỷ euro vào quốc phòng được tài trợ bằng nợ chung. Ủy viên châu Âu Thierry Breton cũng ủng hộ kế hoạch này.
Mặc dù hội nghị không đưa ra bất kỳ quyết định cụ thể nào, nhưng đã đặt nền tảng cho hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn giữa các quốc gia thành viên EU trong những năm tới. Đây là bước quan trọng nhằm nâng cao năng lực phòng thủ của châu Âu trước các mối đe dọa an ninh ngày càng nghiêm trọng.
Căng thẳng Nga - Armenia tiếp tục gia tăng
Nga đã triệu tập đại sứ Armenia hôm 8.9 để phản đối "những động thái không thân thiện" của Yerevan giữa lúc căng thẳng ở Nam Kavkaz gia tăng vì khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh.
Chỉ trong vài tiếng sau đó, Bộ Ngoại giao Armenia đã ra tuyên bố bày tỏ sẵn sàng giải quyết tranh chấp với Azerbaijan về khu vực Nagorno-Karabakh, tâm điểm của hai cuộc chiến tranh trong 30 năm qua. Tuyên bố không đề cập đến những phàn nàn của Nga, theo Reuters.
Bộ Ngoại giao Azerbaijan, trong một loạt tuyên bố, cho rằng chính Armenia đang đe dọa sự ổn định của khu vực bằng cách tiếp tay cho phong trào ly khai ở Nagorno-Karabakh.
Một binh sĩ người sắc tộc Armenia tại Nagorno-Karabakh
REUTERS
"Armenia theo đuổi một mục tiêu: duy trì phong trào ly khai trên lãnh thổ Azerbaijan thông qua mọi phương tiện có thể bao gồm ý thức hệ, chính trị, quân sự, tài chính và các phương tiện khác", Bộ Ngoại giao Azerbaijan cáo buộc.
Armenia và Azerbaijan hôm 7.9 cáo buộc nhau điều động quân đến gần biên giới chung giữa hai nước.
Nga ngày 8.9 đã thể hiện sự phản đối "nghiêm khắc" với đại sứ Armenia về việc Yerevan tham gia Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), cơ quan đã ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Thủ tướng Armenia nói chỉ dựa vào Nga về an ninh là 'sai lầm chiến lược'
Họ cũng không hài lòng với việc Armenia đồng ý tổ chức một cuộc tập trận quân sự với Mỹ, cũng như việc phu nhân thủ tướng Armenia thăm Ukraine trên danh nghĩa nhân đạo.
Armenia là nơi Nga đặt một căn cứ quân sự và gần như phụ thuộc hoàn toàn vào Nga về nguồn cung quốc phòng.
Thủ tướng Nikol Pashinyan cho biết trong một cuộc phỏng vấn được công bố tuần này rằng chính sách chỉ dựa vào Nga để đảm bảo an ninh của Armenia là một sai lầm chiến lược. Ông nói Moscow đã không thể thực hiện các cam kết và đang giảm bớt vai trò của mình ở Nam Kavkaz vì phải tập trung vào cuộc chiến ở Ukraine.
Khu vực Nagorno-Karabakh từ lâu đã được công nhận là một phần lãnh thổ của Azerbaijan nhưng đa số cư dân ở đây là người thuộc sắc tộc Armenia.
Lực lượng Armenia đã chiếm được lãnh thổ xung quanh Nagorno-Karabakh khi Liên Xô sụp đổ vào những năm 1990, nhưng Azerbaijan đã chiếm lại các khu vực này trong cuộc xung đột kéo dài sáu tuần vào năm 2020, kết thúc bằng một thỏa thuận ngừng bắn do Nga làm trung gian. Các cuộc đàm phán cho đến nay vẫn chưa thể mang lại một nền hòa bình lâu dài.
Armenia cho rằng lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga giám sát thỏa thuận ngừng bắn năm 2020 đã không thể chấm dứt việc Azerbaijan phong tỏa Nagorno-Karabakh. Họ cũng công khai đặt câu hỏi liệu có nên tiếp tục tham gia Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), liên minh quân sự do Nga lãnh đạo gồm sáu nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ hay không.
Nga khẳng định họ vẫn sẽ tiếp tục giữ vai trò "người bảo đảm an ninh" chính ở Kavkaz.
Anh và Tây Ban Nha phản đối cung cấp bom chùm cho Ukraine Hai nước trên không tán thành quyết định của Mỹ cung cấp cho Ukraine bom chùm để giúp phá vỡ các tuyến phòng thủ của Nga. Mỹ quyết định gửi bom chùm tới Ukraine bất chấp cảnh báo nhân đạo. Ảnh: nationalpost.com Mạng tin châu Âu Euronews.com dẫn lời Thủ tướng Anh Rishi Sunak ngày 8/7 nhắc lại rằng London phản đối việc...