Hội nghị giao ban 5 thành phố lớn: Kiên quyết chấn chỉnh tình trạng lạm thu và dạy thêm học thêm
Song song với việc tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ năm học 2011-2012, các Sở GD-ĐT cần phải nghiêm túc chấn chỉnh tình trạng lạm thu đầu năm, dạy thêm và học thêm tại địa phương, kiên quyết xử lý các cơ sở giáo dục vi phạm.
Đó là một trong những vấn đề mà Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh tại hội nghị giao ban lần thứ nhất năm học 2011-2012 Cụm thi đua vùng 7 ngành GD-ĐT 5 thành phố gồm Cần Thơ, TPHCM, Đà Nẵng, Hải Phòng và Hà Nội được tổ chức sáng qua 14/10 tại Hà Nội.
Học sinh bỏ học giảm
Tại hội nghị, ông Nguyễn Hữu Độ – giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, Cụm trưởng cụm thi đua vùng 7 cho biết: Trong năm học 2011-2012, mạng lưới trường lớp học, quy mô học sinh các cấp học, bậc học của ngành GD-ĐT 5 thành phố trực thuộc TƯ tiếp tục được củng cố và phát triển, mở rộng. Có tổng số 5.757 trường học. Tổng số học sinh từ bậc học mầm non, phổ thông, Trung cấp chuyên nghiệp và Trung tâm GDTX của 5 đơn vị này 3.876.398 HS.
Quang cảnh hội nghị giao ban.
Tình trạng học sinh bỏ học tiếp tục được quan tâm khắc phục, tỷ lệ bỏ học trên địa bàn các Sở đều giảm so với cùng kỳ năm học trước. TP Cần Thơ có học sinh bỏ học cao nhất ở THPT chiếm tới 1,77%, tiếp đó là TPHCM, 0,43%. Về số lượng, dẫn đầu danh sách là TPHCM có 1.800 học sinh bỏ học Cần Thơ: 1.740 học sinh, Hà Nội 1.577 học sinh, ít nhất là Đà Nẵng, chỉ có 54 học sinh.
Video đang HOT
Theo đánh giá của Sở GD-ĐT thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học được đưa ra là rơi vào các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học lực yếu kém, không đủ điều kiện lên lớp, sức khỏe, bệnh tật…
Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia có bước phát triển đáng kể góp phần quan trọng vào nâng cao chất lượng giáo dục. Địa phương tiêu biểu trong Cụm phải kể đến trong công tác này là Hà Nội, tăng 23 trường chuẩn quốc gia, Hải Phòng 5 trường…
Ông Độ cũng cho biết thêm, công tác chuẩn bị cơ sở vật chất trường lớp học và SGK cho năm học mới được chú trọng. Các Sở GD-ĐT đã chủ động thực hiện Chương trình kiên cố hóa trường lớp học đảm bảo tiến độ, chất lượng phục vụ kịp thời năm học mới. Đã có tổng số 61 trường học, 8.448 phòng học mới đưa vào sử dụng trong năm học này.
Công tác quản lý giáo dục tiếp tục được đổi mới. Sở GD-ĐT tại các địa phương trong cụm tiếp tục được kiện toàn, chủ động thực hiện chức năng nhiệm vụ trên cơ sở tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Trong thời gian qua, các cơ quan này đã tổ chức thực hiện “3 công khai” nhằm thanh – kiểm tra, giám sát có hiệu quả công tác thi tuyển sinh, xây dựng cơ sở vật chất quyết liệt trong công tác quản lý thu chi đặc biệt là thu chi đầu năm học tại các cơ sở giáo dục. Có nơi đã mạnh dạn kỉ luật hiệu trưởng và giáo viên đã có biểu hiện thu chi không đúng mục đích các khoản thu đầu năm… tiêu biểu là TP Đà Nẵng.
Nóng chuyện lạm thu và dạy thêm học thêm
Một trong những vấn đề được các đơn vị thi đua cụm 7 đặc biệt quan tâm đó chính là vấn đề thu – chi đầu năm học. Trước bản dự thảo về Ban đại diện phụ huynh mà Bộ GD-ĐT đang công bố ý kiên ông Nguyễn Tiến Đạt – phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM góp ý: “Hiện nay kinh phí rót về các địa phương là tương đương nhau chính vì thế để có thể phát triển thì cần sự góp sức của các phụ huynh. Trong 10 khoản Bộ dự kiến Hội phụ huynh không được phép thu thì nên cân nhắc bỏ 3 khoản đó là đóng góp để phục vụ dạy và học, phát triển cơ sở vật chất”.
Theo ông Đạt, với phương thức như hiện nay thì nếu không có sự hỗ trợ từ phía phụ huynh thì một bóng đèn trong phòng học bị cháy thì có khi mất cả tháng trời mới thu được. Vấn đề thu có gây bức xúc hay không vẫn phụ thuộc vào cách thức thực hiện của Ban giám hiệu các trường. Nếu làm minh bạch, công khai thu chi một cách rõ ràng chắc chắn phụ huynh sẽ không phản đối.
Cũng liên quan đến vấn đề lạm thu, tân Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT Nguyên Huy Bằng cũng thẳng thắn đánh giá: “Hiện nay vấn đề thu chi đầu năm học được xã hội đặc biệt quan tâm. Chính vì thế khi phát hiện sai phạm thì cần phải xử lý nghiêm khắc tránh tình trạng một số nơi vẫn còn buông lỏng. Nếu không xử lý mạnh mẽ thì chắc chắn khó xóa bỏ được tình trạng này. Đây là một căn bệnh nếu chúng ta còn “ôm ấp” hoặc “ưu ái” thì chắc chắn sẽ còn nặng hơn”.
Khẳng định về chủ trương của Bộ GD-ĐT, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh thêm, việc Bộ GD-ĐT đưa ra các khoản Hội phụ huynh không được phép thu nhằm chấn chỉnh một số nơi núp sau lưng của Hội này để làm những điều chưa đúng. Bộ không cấm các địa phương nhận đóng góp tự nguyện từ các đơn vị, các nhân thậm chí từ phía phụ huynh. Tuy nhiên, những khoản đóng góp tự nguyện này Hiệu trưởng phải đứng ra tiếp nhận và có hoạch toán thu chi rõ ràng.
Liên quan đến vấn đề dạy thêm học thêm, Thứ trưởng Hiển cũng lên tiếng nhắc nhở các Sở: “Hiện nay tình trạng dạy thêm học thêm đang bắt đầu nóng. Việc “nóng” ở đây xuất phát từ nhiều yếu tố chứ không phải là do giảm tải hay cắt bỏ chương trình. Năm học này Bộ GD-ĐT thực hiện giảm tải là bỏ những phần không phù hợp còn về kiến thức thì vẫn giữ nguyên. Chính vì thế các Sở cần quản lý mạnh mẽ về dạy thêm học thêm ngoài nhà trường hơn nữa”.
“Ở đây chúng ta đều có con hoặc cháu đi học thêm. Chúng ta biết căn bệnh của nó nên sẽ không khó để giải quyết vấn đề là ở chỗ có quyết tâm hay không” – Thứ trưởng Hiển nói.
Chốt các vấn đề tại Hội nghị, Thứ trưởng Hiển thẳng thắn đề nghị: “Sau hội nghị này các Sở cần nghiêm túc triển khai. Đây là các đơn vị tiên phong trong cả nước nếu chúng ta làm không tốt thì có khi lại trở thành tấm gương xấu để các đơn vị khác noi theo”.
Kết thúc hội nghị giao ban, 5 Sở GD-ĐT vùng 7 cũng đã phát động kí giao ước thi đua giữa các thành phố quyết tâm thi đua, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2011-2012.
Theo DT
TPHCM: Đẩy mạnh phân luồng để thu hút học sinh vào trung cấp
Chiều qua 26/8, Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2011-2012 công tác giáo dục chuyên nghiệp và ĐH của TP. Theo đó, Sở cũng nhìn nhận những khó khăn của tuyển sinh vào trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) và đề ra hướng phát triển trong năm tới.
Ông Huỳnh Minh Trí, Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp và ĐH, Sở GD-ĐT TPHCM cho biết trong năm học 2010-2011 toàn TP có hơn 71.000 học sinh (HS) đang theo học hệ trung cấp trường Cao đẳng và TCCN. Trong khi việc tuyển sinh đang gặp khó thì việc giữ HS càng khó khăn hơn, cụ thể năm học vừa qua có hơn 6.000 HS bỏ học.
Khi tuyển sinh học sinh học TCCN khó thì cần phải phân luồng tốt.
Theo ông Trí các trường TCCN phải đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, đổi mới chương trình đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo và thu hút người học. Đồng thời, các trường tiến hành triển khai đề án đào tạo theo nhu cầu xã hội giai đoạn 2011-2015 trong các trường chuyên nghiệp TP nhằm khảo sát nhu cầu, hợp tác và triển khai hợp đồng đào tạo, sử dụng HS tốt nghiệp từ trường TCCN.
Còn ông Phạm Ngọc Thanh, phó giám đốc Sở GD-ĐT thì nhấn mạnh rằng cần đẩy mạnh công tác phân luồng HS phổ thông trên địa bàn, tư vấn hướng nghiệp để thu hút nguồn học sinh vào học ở các trường TCCN. Bên cạnh đó, phải có biện pháp hữu hiệu chống bỏ, nghỉ học để duy trì quy mô HS là một trong 10 nhiệm vụ trọng tâm của Giáo dục chuyên nghiệp năm học 2011-2012.
Theo Dân Trí
Thiếu giáo viên tiếng Anh tiểu học: Bài toán chưa có lời giải Năm học 2011-2012 là năm thứ 13 Sở GD-ĐT TPHCM triển khai thí điểm chương trình tiếng Anh tăng cường tại các trường tiểu học trên địa bàn TP. Tuy nhiên, cho đến nay, bài toán tìm nguồn giáo viên vẫn quá khó giải khiến nhiều trường chưa thể tiếp cận các chương trình này. Năm học 2011-2012 là năm thứ hai thí...