Hội nghị Ban Thường vụ TƯ Hội Khuyến học Việt Nam: “Đề xuất Bộ Chính trị tổng kết Chỉ thị 11-CT/TƯ trong năm nay”
Đây là nguyện vọng của các ủy viên ban thường vụ đưa ra tại Hội nghị Ban Thường vụ TƯ Hội Khuyến học Việt Nam lần thứ 5, khóa V diễn ra sáng ngày 18/7.
Hộii nghị đã nghe báo cáo đánh giá sơ kết công tác của Hội Khuyến học Việt Nam trong 6 tháng đầu năm và đặt ra phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018.
Các tỉnh, thành phố đồng loạt vượt chỉ tiêu đề ra
GS.TS Phạm Tất Dong, Tổng Thư kí TƯ Hội Khuyến học Việt Nam thay mặt Ban Thường vụ, tổng kết, tính đến ngày 30/6, số hội viên khuyến học cả nước hiện có gần 18 triệu hội viên, chiếm 19,2% dân số, tăng 0,75% so với cùng kỳ năm 2017. Số tổ khuyến học và ban khuyến học đều tăng ở khắp các địa phương, nhất là các cơ quan, các trường đại học.
GS.TS Phạm Tất Dong, Tổng thư kí TƯ Hội Khuyến học Việt Nam.
Đồng thời, GS Dong liệt kê một số thành tích đáng chú ý trong 6 tháng đầu năm nay, cụ thể: số mô hình Gia đình học tập có 12 triệu gia đình đăng kí, tăng gần 11% so với cùng kì năm ngoái; hơn 235.000 cộng đồng học tập được thành lập vượt 5,65% so với năm 2017… Cùng với nhiều mô hình mới, phong phú và được nhân rộng như phong trào nuôi heo đất, phong trào Tiếng kẻng học tập, Con gà khuyến học, Cây bưởi khuyến học tiếp tục được nhân rộng, đạt hiệu quả to lớn.
Toàn cảnh hội nghị.
Sau 6 tháng đầu năm, các địa phương vẫn tiếp tục phối hợp và hỗ trợ ngành Giáo dục – Đào tạo duy trì, đẩy mạnh hoạt động Trung tâm học tập cộng đồng; tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyển giao khoa học kỹ thuật; tổ chức dạy nghề, xóa mù chữ, tin học. Nhìn chung, về mặt chỉ tiêu thi đua, chương trình hành động, các tỉnh, thành Hội đều đăng ký đạt và vượt kế hoạch của Trung ương Hội đề ra, GS Dong nhấn mạnh.
Mong muốn Bộ Chính trị tổng kết Chỉ thị 11-CT/TƯ
Các Ủy viên Ban Thường vụ Hội nhất trí cao với báo cáo sơ bộ của GS.TS Dong, đồng thời một số ủy viên tham gia đóng góp ý kiến, hạn chế trong công tác Khuyến học, Khuyến tài trước hội nghị.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Thanh Cầm, Chủ tịch Hội Khuyến học Thái Bình.
Ông Nguyễn Thanh Cầm, Chủ tịch Hội Khuyến học Thái Bình cho rằng, bên cạnh những cố gắng, thành tích của các cấp Hội, thì nhiều cơ sở địa phương vẫn chưa được công nhận là hội đặc thù, kinh phí hoạt động rất khó khăn. Mặc dù đã có thông tư 07/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn và sử dụng kinh phí cho đề án 281 nhưng hầu như địa phương nào cũng gặp vướng mắc ở khâu này.
Ngoài ra, vấn đề học tập cộng đồng, học tập ở người lớn nhiều địa phương cơ sở không được chính quyền coi trọng, chỉ coi đó là một việc nhỏ, thực hiện qua loa, cho nên dẫn đến tình trạng nhiều người dân vẫn chỉ hiểu Hội khuyến học là Hội để đi vận động ủng hộ, giúp đỡ học sinh nghèo khó…, ông Cầm nhấn mạnh.
Bà Nguyễn Thị Kim Hải, Chủ tịch Hội Khuyến học Phú Thọ.
Đồng tình với ý kiến, bà Nguyễn Thị Kim Hải, Chủ tịch Hội Khuyến học Phú Thọ cho rằng, “khó khăn lớn nhất các địa phương đang gặp phải là sự nhận thức của cấp ủy Chính quyền về vai trò, vị trí của Hội. Cho tới thời điểm này, hầu hết các tỉnh, thành phố đều đã thực hiện tổng kết Chỉ thị 11-CT/TƯ, là cơ sở rất tốt để Hội đề xuất lên Bộ Chính trị, Ban Bí thư TƯ Đảng, đứng ra, tổ chức tổng kết Chỉ thị 11 quy mô toàn quốc. Từ đó, mới tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong hệ thống chính trị trước vấn đề khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Ông Nguyễn Huy Cận, Chủ tịch Hội Khuyến học TPHCM cho hay, chính từ sự nhận thức của các cấp ủy chính quyền còn hạn chế, cho nên, có nơi xã, phường không có cán bộ chuyên trách khuyến học, không có kinh phí hoạt động. Nhiều nơi đã giảm cán bộ, có nơi 6 tháng đầu năm nay gần như không hoạt động. Rất mong Hội tìm giải pháp sớm tham mưu, đề xuất Bộ Chính trị tổng kết Chỉ thị 11, tìm hướng đi mới cho khó khăn ở cơ sở như hiện nay.
Nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018
GS.TS Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam.
Tiếp thu các ý kiến đóng góp của Ủy viên Ban thường vụ, GS.TS Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam hứa sẽ cùng Hội tiếp tục đề xuất lên TƯ, để được tổng kết, kết luận 10 năm thực hiện Chỉ thị 11 trong thời gian sắp tới, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở Hội được hoạt động hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, GS Doan cũng mong muốn, Hội sẽ tập trung quyết tâm cao độ kết hợp với Bộ GD -ĐT xây dựng các mô hình “công dân học tập”, “thành phố học tập” để nhân rộng ra toàn quốc. Đề nghị, Bộ GD-ĐT, khẩn trương tổ chức hội thảo các bộ tiêu chí đánh giá để làm căn cứ cho tỉnh, thành Hội cùng thực hiện, cùng rút kinh nghiệm.
Đồng thời, GS Doan đưa ra nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018, Hội sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Chỉ thị 11-CT/TW; tăng cường công tác phát triển tổ chức hội và hội viên, trong đó phát triển hội viên là đảng viên làm nòng cốt. Chuẩn bị sơ kết 3 năm triển khai thực hiện đề án 281/QĐ-TTg trong toàn hội; Triển khai có hiệu quả hơn, các chương trình phối hợp đã được ký kết với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội. Tăng cường công tác kiểm tra chấp hành Điều lệ Hội, các hoạt động hỗ trợ gia đình trong và ngoài nhà trường; kiểm tra việc sử dụng các loại quỹ, các nguồn tài trợ.
Trong 6 tháng đầu năm nay, Hội Khuyến học Việt Nam đã làm thủ tục đề nghị và xét cho Hội Khuyến học 58 tỉnh, thành đề nghị khen thưởng cụ thể:
- 1 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Hội Khuyến học Khánh Hòa
- 2 cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ cho Hội khuyến học Quảng Trị, Bắc Ninh
- 1 huân chương lao động hạng Nhì cho Hội Khuyến học Ninh Bình
- 1.437 bằng khen cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc
- 1.642 kỉ niện chương “Vì sự nghiệp khuyến học” cho cán bộ, hội viên.
Ngoài ra, TƯ Hội phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam làm phim tài liệu “Hội Khuyến học Việt Nam – 10 năm thực hiện thắng lợi Chỉ thị 11- CT/TƯ của Bộ Chính trị” dự kiến ra mắt vào ngày Khuyến học Việt Nam.
Cùng với đó, Quỹ Khuyến học Việt Nam đã tiếp nhận trên 4,1 tỷ đồng từ các tổ chức, các cá nhân ủng hộ; với số tiền này Quỹ đã giành trên 3,2 tỷ đồng cấp học bổng tương đương với 5.150 suất cho các em học sinh nghèo vượt khó, thắp sáng niềm tin, tiếp sức em tới trường.
Hà Cường
Theo Dân trí
Giải tán phòng giáo dục: Có 'nhũng nhiễu' thì thay lãnh đạo chứ không loại bỏ
"Nếu như muốn loại bỏ sự nhũng nhiễu của Phòng giáo dục thì phải loại bỏ người đứng đầu chứ không phải loại bỏ tổ chức" - đây là khẳng định của GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam.
GS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam.
Theo đó, GS.TS Phạm Tất Dong nếu như vẫn còn cấp huyện thì không thể bỏ Phòng Giáo dục đi được, ví dụ như khi thành phố yêu cầu báo cáo thì không thể gọi tất cả hàng trăm trường lên báo cáo cùng lúc được.
Muốn bỏ một cấp nào đi cũng không thể cứ thế mà bỏ được, một giám đốc sở không thể quản lý mấy trăm trường được. Sở giáo dục sẽ bị quá sức, không thể đủ người quản lý được đến cấp trường, độ với là quá lớn.
Trước những ý kiến của dư luận cho rằng phòng giáo dục hiện nay đang gây nhiều "nhũng nhiễu" cho thầy cô, nhiều giáo viên than phiền vì tổ dự giờ của phòng về quá nhiều, gây áp lực cho nhà giáo, hoạt động thanh kiểm tra của phòng giáo dục chưa đạt được hiệu quả, GS.TS Phạm Tất Dong cho rằng không thể đánh đồng hai vấn đề với nhau được.
"Nếu ở nơi nào phòng giáo dục gây "nhũng nhiễu" cho thầy cô được phát hiện thì cần thay trưởng phòng, thay phó phòng. Ở đây cần phân tách năng lực quản lý chuyên môn và đức độ của người quản lý" - GS.TS Dong khẳng định.
GS.TS Phạm Tất Dong phân tích thêm, cấp phòng giúp Sở Giáo dục quản lý các trường là rất cần thiết, còn nếu không quản lý được, gây khó dễ cho nhà trường thì phải thay đổi nhân sự chứ không phải thay đổi tổ chức. Việc đánh giá phòng giáo dục có cần thiết hay không thì phải thông qua nghiên cứu, xem xét đánh giá toàn diện.
Ông Dong khẳng định rằng, sự nhũng nhiễu có ở khắp nơi, không chỉ riêng cấp phòng. Nếu như muốn loại bỏ sự nhũng nhiễu này thì phải loại bỏ người đứng đầu chứ không phải loại bỏ tổ chức.
Đồng quan điểm, thầy giáo Nghiêm Quý Bình - Hiệu trưởng trường THPT Đông Anh, Hà Nội cho rằng việc bỏ Phòng Giáo dục rất khó khả thi. Nếu không có Phòng giáo dục thì việc quản lý các cấp học từ THCS đến mầm non là rất khó khăn, ở mỗi quận huyện số lượng trường rất lớn do đó nếu không có Phòng giáo dục thì nhà trường cũng "không biết nhìn vào đâu".
Tuy nhiên, thầy Bình cho rằng, Phòng Giáo dục là cơ quan chuyên môn, hiện nay số lượng cán bộ ở các Phòng Giáo dục đang khá đông, nên có sự tinh giản đến mức tối đa để bộ máy đỡ cồng kềnh.
Theo Laodong.vn
Cha mẹ thông minh không bao giờ mắc phải 8 thói quen dạy con này, sửa đổi ngay trước khi trẻ trưởng thành Trong cuộc sống, hành vi vô ý của cha mẹ và những thói quen xấu dưới đây cũng giống như "tấm kính ngăn cản" con cá lớn và đẩy đứa trẻ đến một vị trí ngày càng càng chậm phát triển hơn. Các nhà khoa học đã thực hiện một thí nghiệm: họ đặt một con cá lớn vào hồ bơi nhỏ với...