Hỏi là việc đầu tiên của học
Thời 4.0 hỏi là việc đầu tiên của sự học. Thực tế cho thấy, có những câu hỏi làm thay đổi thế giới
Cựu CEO của Google Eric Schmidt từng nói: “Chúng tôi điều hành công ty bằng những câu hỏi chứ không phải câu trả lời’.
Ông tin rằng biết cách đặt những câu hỏi cho chính mình và đồng sự giúp công ty nhìn thẳng vào các vấn đề mắc phải thay vì cố tìm cách lẩn tránh chúng. Từ đó, một công ty có thể vượt qua những khó khăn để tồn tại và phát triển bền vững.
Eric Schmidt là một trong những nhà quản trị đưa Google trở thành một trong những công ty hàng đầu thế giới.
Thời 4.0 hỏi là việc đầu tiên của sự học.
Mới đây, ngày 19/10/2022, phát biểu tại Lễ khai giảng năm học 2022-2023 của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cũng đã chia sẻ rất thú vị về hỏi để học.
Video đang HOT
Bộ trưởng nói: Các cụ nhà mình nói: Học hỏi. Đa số các nước khác không có từ này.
Hỏi là tư duy. Học mà không hỏi là học mà không tư duy.
Hỏi là tiêu hóa, học là ăn. Học mà không hỏi là ăn mà không tiêu hóa”.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phân tích thêm, hỏi là tìm cái gốc. Học là cái ngọn. Học mà không hỏi là có ngọn mà không có gốc. Hỏi là để hiểu. Học là để nhớ. Nhớ nhiều mà không hiểu thì gọi là học vẹt.
Không chỉ vậy, theo Bộ trưởng TT&TT, hỏi là làm cho ít đi. Học là làm cho nhiều lên. Ít đi thì nhớ, nhiều lên thì không nhớ. Người uyên thâm thì bao giờ cũng tìm đến sự ít.
Hỏi để sinh ra tri thức mới. Học là nhận vào tri thức cũ. Học sinh mà hỏi thì giáo viên sẽ tư duy và vì thế mà sinh ra tri thức mới. Người giáo viên đến lớp mỗi ngày thấy thú vị là do học sinh hỏi. Không có sự thú vị mỗi ngày thì bài giảng cũng không hay được. Vậy là bằng cách hỏi, các em đã biến lớp học thành một môi trường sáng tạo.
Hỏi là để giáo viên học ở học sinh. Học là để học sinh học ở giáo viên.
Thời 4.0, Google sẽ không nói gì nếu chúng ta không hỏi. Hỏi mà không trúng thì Google cũng nói những thứ không liên quan, tức là rác. Hỏi mà trúng thì Google cái gì cũng biết.
Bởi vậy mà thời 4.0 thì hỏi là việc đầu tiên của học.
Thực tế cho thấy, có những câu hỏi làm thay đổi thế giới.
CEO Bybit kêu gọi Phố Wall tham gia vào lĩnh vực tiền mã hóa
Chia sẻ tại Hội nghị Thượng đỉnh Blockchain Pantera Châu Á, nhà đồng sáng lập và CEO của Bybit - ông Ben Zhou cho rằng: "Phố Wall nên tìm cách thích nghi thay vì lẩn tránh tiền mã hóa".
Ben Zhou - đồng sáng lập và CEO của Bybit đã kêu gọi các thị trường truyền thống chấp nhận sự thay đổi được thúc đẩy bởi tiền mã hóa. Bybit hiện thuộc top 3 sàn giao dịch tiền mã hóa hàng đầu trên thế giới xếp theo lưu lượng truy cập web.
Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Blockchain Pantera Châu Á, Ben Zhou đã thảo luận về sự hội tụ ngày càng tăng giữa các tổ chức tài chính truyền thống và tiền mã hóa. Ông nhận xét: "Cơ sở hạ tầng dành cho lĩnh vực này đã có sẵn, các tổ chức lớn đang khám phá và tham gia vào tiền mã hóa ở nhiều cấp độ. Phố Wall có thể làm nhiều hơn nữa để đón nhận sự đổi mới trên thị trường".
Ben Zhou là nhà đồng sáng lập Bybit vào năm 2018. Công ty này có xuất phát điểm như một sàn giao dịch tiền mã hóa phái sinh với một số cặp giao dịch. Kể từ đó, sàn giao dịch này đã phát triển thành "trạm một cửa" cho tất cả mọi thứ về tiền mã hóa với khoảng 10 triệu người dùng.
Ben Zhou cho rằng tiền điện tử sở hữu tốc độ và khả năng đổi mới. (Ảnh: Cryptopotato)
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Blockchain Pantera Châu Á, Ben cho rằng các công ty dịch vụ tài chính truyền thống có nguy cơ phải đối mặt với số phận tương tự như Nokia. "Phố Wall sẽ đạt được nhiều hơn nếu chấp nhận tiền mã hóa, thay vì ngược lại", ông chia sẻ.
Trong câu chuyện của mình, CEO Bybit ám chỉ cách tiếp cận truyền thống của Phố Wall đang ngày càng trở nên lỗi thời. Đó là lúc sự đổi mới bị bóp nghẹt bởi các quy trình và hạn chế nội bộ.
Theo vị CEO này, một mô hình dịch vụ tài chính mới cho thế giới đang phát triển nhanh chóng. Năng lượng, sự đổi mới và động lực đều có trong tiền mã hóa. Trước mức độ ảnh hưởng và nguồn nhân lực dồi dào của ngành công nghiệp tiền mã hóa, ông cho rằng Phố Wall cần phản ứng nhanh và bắt kịp cuộc đua để không chậm chân so với các nhà giao dịch hàng đầu.
Cùng quan điểm với Ben Zhou, Frankin Bi - Nhà đầu tư & Giám đốc phát triển danh mục đầu tư tại Pantera Capital cho rằng, ngày nay các nhân tài bị thu hút bởi tiền mã hóa vì môi trường có nhịp độ nhanh hơn và khả năng đổi mới không hạn chế của nó. Phố Wall sẽ mất 2 đến 3 năm để đưa một sản phẩm mới ra thị trường, trong khi đó, với ngành công nghiệp tiền mã hóa, điều này thậm chí có lúc chỉ mất từ 2 đến 3 tuần.
Đổi mới đúng nghĩa Tính đến năm học 2022 - 2023, các trường học trên cả nước đã triển khai Chương trình GDPT 2018 được 6 khối lớp, trong đó nhiều nhất là tiểu học Ảnh minh họa Internet. Tính đến năm học 2022 - 2023, các trường học trên cả nước đã triển khai Chương trình GDPT 2018 được 6 khối lớp, trong đó nhiều nhất...