Hội Khuyến học Việt Nam thăm Hội Khuyến học báo ASAHI Nhật Bản
Nhận lời mời của Hội Khuyến học Báo ASAHI Nhật Bản, Đoàn Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam do GS. TS Nguyễn Thị Doan Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam làm trưởng đoàn đã tới Nhật Bản thăm Hội Khuyến học Báo ASAHI.
Đoàn Hội Khuyến học Việt Nam đã đến thăm và làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản
Trong thời gian ở Tokyo, đoàn đã đến thăm và làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.
Tại cuộc gặp mặt Đại sứ và lãnh đạo Đại sứ quán, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam đã thông báo nội dung làm việc với Báo ASAHI về khuyến học, khuyến tài xây dựng cả nước trở thành xã hội học tập, thông báo về cuộc gặp gỡ học sinh, sinh viên đang học tập, sinh sống tại Nhật Bản.
Đại sứ hứa sẽ cố gắng phối hợp với phía Nhật Bản dành những chương trình khuyến học để giúp đỡ nhiều hơn nữa các học sinh nghèo vùng sâu, vùng xa của Việt Nam sang học tại Nhật.
Đoàn đã đến thăm và làm việc với Trường Nhật Ngữ Akamonkai nơi đào tạo, hỗ trợ học bổng tạo điều kiện cho học sinh nghèo vừa học, vừa làm và tạo cơ hội tìm việc làm tại các Công ty của Nhật tại Việt Nam. Mỗi năm Trường tiếp nhận từ 500 đến 1.000 em sang học. Sau 2 năm đào tạo có những em đã thi đỗ vào các Trường Đại học, Cao đẳng có tiếng tại Nhật.
Cuộc gặp và làm việc với Báo ASAHI, Trường Nhật ngữ Akamonkai đã mở ra một cơ hội mới về chương trình hợp tác và đào tạo giữa Việt Nam và Nhật Bản, góp phần nâng cao tình hữu nghị giữa hai nước.
Học sinh Việt Nam trong lễ tốt nghiệp tại Trường Nhật Ngữ Akamonkai
Cũng trong chuyến thăm này, đoàn thăm và dự lễ tốt nghiệp cho gần 400 em học sinh tốt nghiệp. Bà Nguyễn Thị Doan đã có bài phát biểu động viên và tri ân Báo ASAHI, Hội Khuyến học của Báo, Trường Nhật ngữ và các trường Đại học của Nhật Bản, các thày cô đã đồng hành, giúp đỡ các em học sinh Việt Nam, tạo điều kiện cho các em học tập tốt tại các Trường của Nhật Bản.
Bà Nguyễn Thị Doan nhấn mạnh: “Báo ASAHI là một trong những Nhật báo lớn có uy tín của Nhật Bản. Trong suốt những năm qua, ngoài nhiệm vụ chính là cung cấp thông tin kịp thời về mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội cho bạn đọc, báo còn làm tốt công tác xã hội.
Đặc biệt Báo đã quan tâm đến lĩnh vực giáo dục – đào tạo, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Thông qua Hội Khuyến học Báo ASAHI đã tài trợ hàng ngàn xuất học bổng toàn phần cho các du học sinh nghèo thuộc các nước đang phát triển trong khu vực, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người”.
Việt Nam là một trong những quốc gia nhận được các học bổng của báo từ rất sớm, sau hơn 20 năm hợp tác, với những đóng góp hiệu quả và tích cực từ hai phía, nhiều du học sinh Việt Nam đã vinh hạnh được hưởng lợi từ sự giúp đỡ quí báu này và đã thành công sau khóa học; có rất nhiều em tiếp tục sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, cũng không ít em chọn về nước để góp phần xây dựng quê hương.
Công ty CP ISSHIN là một trong những đơn vị được làm đại diện cho Hội khuyến học của báo tại Việt Nam. Với sự nỗ lực của ISSHIN, 7 năm qua, gần 400 du học sinh với ý chí và nghị lực, cầu tiến và chăm chỉ đã được ISSHIN tiến cử nhận học bổng này. Hy vọng chắc chắn rằng con số này sẽ được tăng lên vào thời gian tới.
Video đang HOT
Chủ tịch Doan cho biết, mối quan hệ giữa Việt Nam – Nhật Bản đang ngày càng phát triển. Báo ASAHI là một ví dụ điển hình về sự giúp đỡ quý báu này đối với Việt Nam.
Các em đã được học ở các trường trên đất Nhật Bản, được truyền thụ những nét đẹp của nền văn hóa, văn minh đặc sắc – nơi đã đào tạo ra những con người có tri thức, có lòng yêu nước và luôn phải tôn trọng kỷ luật, kỷ cương trong lao động, trong cuộc sống của thời đại kinh tế tri thức đang phát triển. Tôi tin rằng trong thời gian các em học tập tại đây, các em đã trưởng thành, đã đạt được mục tiêu đề ra.
“Tôi mong muốn sau lễ tốt nghiệp hôm nay, các em cố gắng phát huy tinh thần học tập, đức tính lao động cần cù sáng tạo, luôn có khát vọng vươn lên của người Việt Nam, lại được đào tạo tại các trường Nhật Bản giàu kinh nghiệm, giàu tri thức, để góp phần xây dựng hai đất nước Việt Nam và Nhật Bản ngày càng phát triển. Các em cần tiếp tục học nữa, học mãi để bồi đắp thêm tri thức, đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay” – Chủ tịch Doan bày tỏ.
Trương Thị Mỹ Lệ
Theo Dân trí
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan: "Nguyện vọng, mơ ước của tôi là Chính phủ tập trung phát triển kinh tế tri thức"
Trao đổi với phóng viên báo Dân trí trong dịp xuân mới 2019, GS. TS Nguyễn Thị Doan - Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam (KHVN) đã bày tỏ niềm vui vì năm qua, công tác khuyến học đã hoàn thành kế hoạch, trong đó việc học tập cho người lớn được triển khai mạnh mẽ, mang lại nhiều hiệu quả đáng phấn khởi.
Nâng cao tri thức cho người lớn
Được biết, năm 2018 là một năm công tác khuyến học rất sôi động với nhiều chương trình hoạt động hiệu quả được xã hội đánh giá cao. Xin Chủ tịch cho biết, những điểm nhấn quan trọng trong các hoạt động này?
Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập năm 2018, có rất nhiều khởi sắc so với năm 2017, việc triển khai các mô hình "Gia đình học tập", "Dòng họ học tập", "Cộng đồng học tập" đạt kết quả tốt hơn năm 2017.
Cùng với yêu cầu phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước và việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo, Hội KHVN năm qua có những định hướng mới. Đó là tập trung vào nhiệm vụ khuyến học của người lớn, phát triển trung tâm học tập cộng đồng trên khắp cả nước nhằm tăng cường tích lũy tri thức cho mọi người, đưa Việt Nam phát triển bằng tri thức: Sáng tạo, áp dụng thành công thành quả của cách mạng số 4.0.
GS. TS. Nguyễn Thị Doan - Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam.
Đất nước muốn phát triển phải có 2 yếu tố:
Thứ nhất, hệ thống giáo dục đào tạo phải hoàn chỉnh theo đẳng cấp quốc tế.
Thứ hai, có nguồn nhân lực chất lượng cao, mà nguồn nhân lực này phải do giáo dục - đào tạo quyết định. Nguồn nhân lực này phải mang đầy đủ những yêu cầu về phẩm chất, kỹ năng của công dân toàn cầu.
Do đó, xác định hệ thống học tập người lớn do giáo dục đào tạo mà chủ yếu là các trường đại học quyết định nên TƯ Hội KHVN phối hợp với Bộ GD&ĐT tập trung vào mũi nhọn: Học tập người lớn và vai trò của các trường đại học.
Đến nay, từ những tuyên truyền và hiệu ứng lan tỏa của các hội thảo về học tập người lớn do TƯ KHVN phối hợp với Bộ GD&ĐT tổ chức, nhận thức của các cấp về học tập người lớn và vai trò của các trường đại học về vấn đề này đã có những thay đổi từ lãnh đạo các cấp đến người lớn trong các lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế - xã hội.
Hội KHVN đã quyết liệt "kéo" các trường đại học vào xây dựng chương trình theo hướng "tài nguyên giáo dục mở" (mở về không gian, thời gian, cơ hội, chương trình, giáo dục, nội dung và phương pháp dạy...) để chỉ với 1 smartphone (điện thoại thông minh) thì ngồi đâu người lớn cũng học được vì không phải cứ đến trường mới là đi học.
Được biết, Hội cũng đã không ít lần kiến nghị các cấp lãnh đạo tập trung suy nghĩ về giáo dục không thường xuyên và giáo dục phi chính quy, tích cực tham gia vào sửa Luật Giáo dục. Bên cạnh đó, TƯ Hội KHVN chỉ đạo các Hội Khuyến học địa phương cùng với Vụ Giáo dục thường xuyên (Bộ GD&ĐT) củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng?
Đúng như thế. Năm 2018, cùng với công tác tuyên truyền mạnh về khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, chúng tôi đã có các cuộc tập huấn ở cả 3 miền Bắc- Trung- Nam về việc vận động người lớn đi học trung tâm học tập cộng đồng và được hưởng ứng nồng nhiệt. Năm 2019 này, TƯ Hội tiếp tục có hội thảo "Phương pháp xây dựng tài nguyên giáo dục mở, phục vụ học tập suốt đời của người lớn", trong đó có học tập ở Trung tâm học tập cộng đồng.
Đồng thời, Hội sẽ tập trung ký kết các văn bản với các tổ chức chính trị xã hội và với các Bộ, ban ngành về giáo dục người lớn và thúc đẩy xây dựng đơn vị học tập, bởi trong bối cảnh hội nhập và khoa học kỹ thuật tri thức phát triển phải tập trung nâng cao tri thức cho các đối tượng này.
Hội đã chủ động xây dựng Bộ tiêu chí "Đơn vị học tập" để cùng Bộ GD&ĐT nghiên cứu ban hành triển khai; Hiện nay, mô hình "Thành phố học tập" đang được Hội KHVN nghiên cứu để triển khai ở TP.HCM và một số tỉnh.
Tập trung đào tạo lại người lớn trong ngành giáo dục
Năm qua là một năm "sóng gió" với ngành Giáo dục: gian lận thi cử bùng phát, giáo viên bị nghỉ việc nhiều, dạy thêm học thêm, uy tín giáo dục giảm sút... với vai trò "chấn hưng giáo dục" lãnh đạo Hội KHVN đã có hoạt động nào để tác động vào việc này, thưa bà?
Giáo dục của chúng ta hiện nay đúng là có vấn đề, có thể nói là lỗi hệ thống. Đường lối, nghị quyết chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ thì rất đúng nhưng lỗi hệ thống ở đây nằm ở khâu triển khai.
Thứ nhất, theo tôi, một thời gian dài chúng ta chưa quan tâm đúng mức đến giáo dục đạo đức trong nhà trường, kể cả các trường sư phạm. Do đó, vấn đề đạo đức xã hội, đạo đức người thầy như một số vụ vừa qua là có trách nhiệm của ngành giáo dục trong nhiều năm.
Thứ hai, chúng ta tập trung cho đổi mới thi cử nhiều quá, năm nào cũng đổi mới làm cho học sinh và phụ huynh không thể theo kịp. Chính vì thay đổi nhiều mà trong 2018, một số cán bộ địa phương đã lợi dụng sơ hở để sửa bài, nâng điểm cho thí sinh gây bức xúc dư luận.
Thứ ba, bệnh thành tích trong giáo dục chưa được khắc phục. Mặc dù, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã có chỉ đạo về khắc phục bệnh thành tích trong thi giáo viên giỏi gây sức ép cho thầy cô giáo như vừa qua nhưng lỗi quá trọng thành tích trong bình xét: giáo viên giỏi, số học sinh được lên lớp, trường tiên tiến... đến nay vẫn là nỗi lo cho giáo viên và nhà trường. Bây giờ chúng ta phải nghiên cứu sửa lỗi hệ thống này, làm sao đề cao đạo đức, phẩm chất và chuyên môn của người thầy, không mang tính hình thức nữa.
Vậy Hội KHVN đã làm gì, thưa bà?
TƯ Hội KHVN hiện nay cũng đang triển khai hoạt động khuyến học, khuyến tài ở các nhà trường. Khuyến học ở đây không chỉ là việc phát học bổng cho học sinh mà phải xây dựng nhà trường thành "đơn vị học tập" và mỗi thầy cô giáo phải là một tấm gương rèn luyện đạo đức và học tập.
Việc trao học bổng, động viên những thầy cô giáo tích cực học tập đang được Hội Khuyến học các cấp triển khai có hiệu quả.
Tôi thấy, đã có phụ huynh nói rằng "ước gì con tôi chỉ là học sinh không được cô khen", rõ ràng phụ huynh không cần khen ngợi nhiều, họ cũng cần đánh giá thực chất về con em mình. Đặc biệt, có phụ huynh tâm sự, họ không muốn cứ gần đến kỳ thi, cô giáo chỉ yêu cầu học sinh học thuộc lòng 10 bài văn mẫu, 10 bài toán mẫu để lớp cô đạt thành tích cao.
Một vấn đề nữa, theo tôi, khó khăn cho thầy cô giáo hiện nay là bảng lương cho giáo viên còn thấp. Tại sao dạy thêm, học thêm tràn lan? Tại sao có bệnh thành tích?... Tất cả những hiện trạng tiêu cực có thể được dư luận phân tích ra một phần do lương của giáo viên thấp quá. Cho nên, bắt buộc thầy cô phải nghĩ ra nhiều cách để học sinh đi học thêm.
Chung quy, bệnh thành tích và thu nhập thấp làm giáo viên phải nghĩ ra đủ kiểu để tăng thu nhập. Nghề giáo, nghề bác sĩ là nghề cao quý của xã hội, song hình ảnh người thầy trong con mắt mọi người không được như xưa. Đáng phải suy nghĩ.
Bên cạnh đó, thời gian dài tuyển sinh đầu vào sư phạm quá thấp, đào tạo trong trường sư phạm chưa đảm bảo để số đông cử nhân ra trường trở thành những thầy cô giáo đủ phẩm chất, đủ chuyên môn. Do đó, khi nói về vấn đề giáo dục đạo đức trong các nhà trường sư phạm, hình mẫu thầy cô giáo nhiều nơi chưa đạt chuẩn, dẫn đến những hệ lụy như vừa qua.
Tôi rất mừng là hiện nay Bộ GD&ĐT đã nâng vị trí của môn đạo đức ở trong nhà trường lên. Nhiệm vụ của Hội Khuyến học cũng sẽ phối hợp cùng với địa phương quản lý học sinh ngoài nhà trường.
Đất nước sẽ tụt hậu nếu không phát triển kinh tế tri thức
Thưa Chủ tịch, trong những năm làm công tác khuyến học vừa qua, Chủ tịch có trăn trở suy nghĩ gì?
Rất nhiều trăn trở. Thứ nhất, người lớn nhiều nơi chưa chịu học. Người lớn ở đây là ai? Khái niệm người lớn trong học tập suốt đời là những người đang tham gia lao động trong tất cả mọi lĩnh vực.
Họ là những người đã tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, cao học, học nghề hoặc những người chưa được học bất cứ bằng gì nhưng đang làm việc ở mọi lĩnh vực. Có nhiều người chưa chịu học tập nâng cao tri thức, trình độ và cũng chưa có một điều kiện gì để bắt buộc họ phải học, đành rằng học là do quyền lợi, do tự nguyện. Nhưng nếu trông chờ vào sự tự nguyện, tự giác học tập ở mỗi con người thì khó có thể đạt được một xã hội tri thức vì hiện nay một bộ phận (nhất là thanh niên) rất lười học.
Họ vẫn sống được nhưng sẽ "chết dần chết mòn" do kém hiểu biết, bị loại khỏi hệ thống xã hội với khoa học công nghệ phát triển như hiện nay. Điều đó sẽ kéo theo nhiều hệ lụy cho đất nước, suốt đời đi làm thuê. Đó là điều tôi trăn trở nhất. Cho nên đề nghị lãnh đạo Đảng và Nhà nước tập trung cho giáo dục người lớn.
Thứ hai, các địa phương chưa quan tâm đầu tư cho Trung tâm học tập cộng đồng và Trung tâm giáo dục thường xuyên vì đây là những thiết chế giáo dục, người lớn ở nông thôn muốn học tập thì phải đến Trung tâm học tập cộng đồng. Nhưng nhiều địa phương chưa quan tâm mà đang sáp nhập vào Trung tâm văn hóa thể thao du lịch mà chưa hề có đánh giá, tổng kết mô hình.
Tiếp nữa là phương pháp đào tạo của các trường. Lao động trẻ ra trường không đáp ứng yêu cầu của thị trường là thực trạng phổ biến. Nếu các trường cứ giữ mãi cách tuyển sinh, phương pháp và nội dung đào tạo như hiện nay sẽ làm cho đất nước tụt hậu.
Trong năm 2019, một nguyện vọng, mơ ước của tôi là Chính phủ tập trung phát triển kinh tế tri thức như Thủ tướng đang chỉ đạo để sáng tạo và áp dụng công nghệ mới, sáng tạo ra công nghệ hiện đại, để dần đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Theo một nghiên cứu, hiện nay 23 lao động Việt Nam mới bằng 1 lao động Singapore (con số này năm ngoái là 15 lao động Việt Nam bằng 1 lao động Singapore). Đó là con số đáng phải suy nghĩ. Có phải đất nước vẫn phát triển nhưng vẫn đang tụt hậu?
Xin trân trọng cám ơn Chủ tịch!
Hồng Hạnh - Lệ Thu
Theo Dân trí
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ làm Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Sáng nay (27/12), tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam lần thứ 4, khóa V. Hội nghị đã bầu bổ sung Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ vào Ban Thường vụ và giữ chức vụ Phó Chủ tịch TƯ Hội Khuyến học Việt Nam khóa V nhiệm kỳ 2016-2021. Cùng dự...