Hời hợt như học tại chức
Dù dư luận đã lên tiếng mạnh mẽ cần phải nâng cao chất lượng đào tạo của hệ tại chức ( vừa làm vừa học) và Bộ GD-ĐT cũng hứa hẹn thay đổi nhưng khi chứng kiến giờ học của sinh viên (SV) hệ này mới thấy vẫn còn nhiều bất ổn.
Thầy, trò đều bớt giờ
Tối 16.12, chúng tôi có mặt tại một lớp tại chức ngành tâm lý giáo dục thuộc Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM). Khi hỏi một SV lớp này xem đã đi học được bao nhiêu buổi thì nhận được câu trả lời: “Vì bận nhiều việc quá nên đây là buổi đầu tiên mình đi học”. Trong khi đó một SV khác cho biết: “Lớp học được 5 buổi rồi. Bình thường chỉ đi được 1/3 lớp thôi, thầy không điểm danh nên không sao hết”. Cũng tại trường này, N.V.T – SV năm cuối ngành du lịch, cho biết: “Mình chỉ đi học vào buổi thi giữa và cuối kỳ thôi. Môn nào thầy điểm danh mới bắt buộc phải đi học”.
Đi học tại chức chủ yếu cần cái bằng thôi nên không nhất thiết phải đi học đầy đủ Một SV Trường ĐH Tôn Đức Thắng
Nhiều lớp tại chức của Trường ĐH Tôn Đức Thắng cũng trong tình trạng tương tự: Lớp học chỉ lác đác SV. Chúng tôi vào một lớp ngành lịch sử thì thấy ở trên thầy cứ đọc, ở dưới SV nào thích ghi chép gì thì ghi chép, SV bấm điện thoại, nói chuyện hay làm gì cũng được. T. – một SV của lớp cho biết: “Hôm nay là buổi ôn tập để chuẩn bị kiểm tra nên lớp mới đi được hơn một nửa chứ bình thường ít lắm. Với lại thầy chỉ đọc cho chép nên nhiều khi buồn ngủ, không đi mượn tập chép lại cũng được”. Giờ học đã gần 2/3 thời gian mới có nhiều SV vội vàng chạy đến lớp, có người mới vào học một lúc đã lẻn ra về giữa chừng. Một SV lớp tại chức kế toán trường này tâm sự thêm: “Đi học tại chức chủ yếu cần cái bằng thôi nên không nhất thiết phải đi học đầy đủ. Tôi đi làm về phải lo cơm nước, đón con nên nhiều hôm chẳng có thời gian mà đi học nữa”.
Trong khi đó, một SV ngành kế toán Trường ĐH Kinh tế TP.HCM bức xúc: “Không chỉ SV mà nhiều khi giảng viên cũng “ăn bớt” thời gian rất ghê gớm. Có khi vì muốn về sớm, giảng viên cho lớp học xuyên giờ giải lao (thời gian 15 phút) nhưng lại về sớm hơn giờ quy định tới cả tiếng”.
Video đang HOT
Lớp hệ vừa làm vừa học ngành kế toán tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng vào tối 17.1.
Nở rộ dịch vụ học, thi thuê
Tối 17.12 chúng tôi lại có mặt tại Học viện Hành chính. Không khí ở đây khá nhộn nhịp vì SV đang chuẩn bị cho đợt thi hết môn. Khi hỏi chuyện, chị M. – SV trong lớp chia sẻ: “Lớp học tại chức nên thầy cô du di lắm chứ không như mấy lớp chính quy đâu. Với lại tụi chị bận đi làm nên không phải hôm nào cũng đi học được”. Vừa nói chị M. vừa lúi húi lấy ra trong túi xách cuốn tài liệu về hành chính công. Chúng tôi tò mò xem thi kiểu gì mà lại mang tài liệu vào được thì chị M. cười: “Thi đề đóng nhưng nếu khéo léo vẫn xem tài liệu được. Chị còn chuẩn bị cả một xấp tài liệu nhỏ để dự phòng nữa”.
Cũng vì thi cử dễ dãi nên dịch vụ đi học thuê cũng trở nên khá phổ biến. L.T.N – SV Trường ĐH Nông nghiệp 1 cho biết: “Hầu như trường nào cũng có dịch vụ đi học thuê. Người thuê người khác đi học hộ là những người có điều kiện khá giả hoặc không có thời gian đi học”. Khi tìm hiểu, chúng tôi được biết giá của những buổi học hộ này từ 20 – 50 ngàn đồng/buổi. Nếu chỉ đi học để điểm danh mà không chép bài thì 20 ngàn đồng/buổi nhưng nếu học cả buổi có chép bài đầy đủ thì trung bình 50 ngàn đồng/buổi… Một SV khoa Kế toán Trường ĐH Lao động – Thương binh và xã hội Hà Nội, từng có nhiều kinh nghiệm trong việc đi học hộ, cho biết: “Mình thường đi học thuê các môn như triết học, kinh tế vĩ mô. Đến lớp học đông người lắm nên chẳng ai biết đâu. Khi nào thầy điểm danh xong thì về. Công việc này cũng nhàn hạ, chỉ tốn thời gian chứ không nặng nhọc gì mà thu nhập cũng hấp dẫn”.
Tại trang raovat123, nick name meosutc2@… com đăng tin: “Nhận đi học thuê trong khu vực nội thành Hà Nội. Nếu học ngành tài chính ngân hàng hay ngành kinh tế thì càng tốt. Giá cả phải chăng theo thỏa thuận (khoảng 300 ngàn đồng/tháng là OK rồi)”. Tại trang haiphongcity.jaovat cũng đăng tin về dịch vụ học thuê giá rẻ và được xếp vào nhóm việc làm bán thời gian: “Với mong muốn phục vụ các anh, chị, em đang bận bịu với công việc và không có nhiều thời gian, hiện tại chúng tôi mở ra dịch vụ đi học thuê từ ĐH chính quy đến các hệ văn bằng 2 hoặc tại chức”. Đặc biệt hơn trên trang hocthue.net còn đăng tin tuyển cộng tác viên học thuê, các ứng viên muốn được tuyển phải viết CV (lý lịch cá nhân) rõ ràng, năng động nhạy bén và có mong muốn giải bài tập thuê.
Mẫu phôi bằng khác nhau, nghi sinh viên dùng bằng giả Một số bạn đọc phản ảnh hiện nhiều phòng công chứng nghi ngờ về tính xác thực của mẫu bằng tốt nghiệp ĐH. Những sinh viên này tốt nghiệp tại 2 trường ĐH khác nhau. Chẳng hạn bạn đọc T.P tốt nghiệp Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM ngày 19.5.2011, sau đó cũng tốt nghiệp Trường ĐH Tài chính – Marketing ngày 25.11.2011. Hai mẫu bằng này có nhiều nội dung khác nhau nên dẫn đến sự nghi ngờ này.
Hai mẫu phôi bằng của Bộ GD-ĐT Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngày 24.5.2011, Bộ GD-ĐT có Thông tư số 19/2011/TT-BGDĐT ban hành mẫu bằng tốt nghiệp mới. Thông tư này thay thế cho Thông tư số 22/2009/TT-BGDĐT (mẫu bằng tốt nghiệp cũ) ban hành ngày 12.8.2009 trước đó. Vì vậy, bằng của các sinh viên được cấp trong 2 thời điểm khác nhau nên có mẫu khác nhau. Tuy nhiên cả hai đều có giá trị như nhau và được Bộ GD-ĐT chứng nhận. Đăng Nguyên
Theo TNO
Thanh tra đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ
Năm học này, Bộ GD-ĐT tập trung thanh tra công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng các hệ chính quy, vừa làm vừa học, liên thông, từ xa, văn bằng 2 ... đặc biệt là công tác đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ.
Theo đó, Bộ GD-ĐT sẽ thanh tra việc xây dựng văn bản thực hiện quy chế đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ. Thanh tra công tác tuyển sinh, đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ.
Đây là một trong những nội dung trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra năm học 2011-2012 đối với các trường ĐH, CĐ Bộ GD-ĐT vừa ban hành ngày 13/12.
Bên cạnh đó, năm học này, Bộ chú trọng tới việc tổ chức rà soát các cơ sở đào tạo trình độ thạc sĩ theo tiêu chí đã ban hành. Kết quả của việc rà soát làm căn cứ để xem xét xác định chỉ tiêu hoặc đình chỉ tuyển sinh đối với các cơ sở đào tạo trình độ thạc sỹ hoặc các chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sỹ nếu không đủ điều kiện tối thiểu theo quy định.
Ngoài ra, Bộ đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện việc đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2012, xây dựng và hoàn thiện chương trình hành động đổi mới quản lý nâng cao chất lượng đào tạo, cam kết chất lượng, tổ chức rà soát tình hình giáo trình hiện có, xây dựng lộ trình quy hoạch cụ thể để phát triển đội ngũ giảng viên về số lượng, chất lượng, xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp.
Bộ tiếp tục thanh tra, kiểm tra việc xây dựng, tổ chức triển khai các điều kiện cho việc chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Tăng cường tự kiểm tra, thanh tra các điều kiện đảm bảo chất lượng theo cam kết thành lập trường. Thanh tra hoạt động liên kết đào tạo trong nước và với nước ngoài, tăng cường công tác thanh tra hoạt động liên kết đào tạo hình thức vừa làm vừa học; việc bảo đảm cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo; chương trình, giáo trình và tài liệu tham khảo từng ngành, chuyên ngành đào tạo; thanh tra việc tổ chức đánh giá kết quả học tập và rèn luyện, thi, kiểm tra học phần, thi tốt nghiệp; thanh tra việc đào tạo theo nhu cầu xã hội, theo địa chỉ sử dụng.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Có ngành học chỉ một giảng viên, chưa bằng trường THPT Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cho biết, một số trường đại học chất lượng rất yếu kém; có ngành học chỉ một hay ba giảng viên, cơ sở vật chất hoàn toàn thuê mướn. Ảnh minh họa: Hồng Vĩnh.Đây là những thông tin được đưa ra tại hội nghị trực tuyến sơ kết 1,5 năm thực hiện Chỉ thị số 296/CT-TTG...