Hội Gióng Sóc Sơn: Vì sao “Tướng Bà” thường xuyên bị “bắt cóc”, phải được canh giữ nghiêm ngặt?
Hội Gióng Sóc Sơn đặc sắc nhất là ở màn rước “Tướng Bà”. Thế nhưng mọi năm, Tướng Bà thường xuyên được bảo vệ nghiêm ngặt, tránh tình trạng bị “bắt cóc”. Vì sao lại có tình trạng này xảy ra?
Hằng năm cứ ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch, người dân xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) lại tất bật mở hội tại Khu di tích đền Sóc thờ Thánh Gióng – Phù Đổng Thiên Vương. Lễ hội Gióng Sóc Sơn diễn ra trong ba ngày với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng và đặc biệt là màn rước “Tướng Bà”.
Hội Gióng Sóc Sơn diễn ra từ ngày mùng 6 đến mùng 8 tháng Giêng Âm lịch.
1. Nguồn gốc lễ rước Tướng Bà
Thực tế, trong một năm có khá nhiều nơi tổ chức Hội Gióng, song lớn nhất vẫn là Hội Gióng Sóc Sơn và Hội Gióng Phù Đổng. Nếu Hội Gióng Phù Đổng được tổ chức vào ngày mùng 8 và mùng 9 tháng 4 Âm lịch, tại nơi sinh ra người anh hùng huyền thoại “Phù Đổng Thiên Vương”, thì Hội Gióng Sóc Sơn lại tổ chức sớm hơn vào ngay những ngày đầu năm và tại nơi dừng chân cuối cùng trước khi Thánh Gióng về trời.
Nói tới Hội Gióng Sóc Sơn, không ai là không biết tới lễ rước Tướng Bà, một nghi lễ vô cùng quan trọng, góp phần làm lễ hội thêm náo nhiệt và đáng chú ý hơn bao giờ hết. Dù là nghi lễ quan trọng nhất trong Hội Gióng Sóc Sơn, song đến nay chưa có lý giải cụ thể nào về tích rước “Tướng Bà”.
Về phía BTC lễ hội, họ cũng chỉ giải thích qua, rằng nghi thức rước tướng của thôn Yên Tàng góp phần quan trọng, tao nên một lễ hội hoàn chỉnh về hình tượng người anh hùng Thánh Gióng.
Giữa lễ hội đông đúc du khách, nếu không có lớp bảo vệ nghiêm ngặt, có lẽ kiệu rước sẽ rất lâu mới tới nơi làm lễ, đặc biệt hơn là sự an toàn của “Tướng Bà”.
2. Tướng Bà là ai?
Theo truyền thống vào lễ hội chính hàng năm, thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) phải nộp tướng lên đền để chuẩn bị cho lễ hội. Tướng là một cô gái, độ tuổi từ 9 đến 12 có “Tứ đại đồng đường” song toàn, gia đình gương mẫu, gương mặt ưa nhìn, sáng sủa, học giỏi.
Những bé g.ái làm “Tướng Bà” sẽ là vinh hạnh của cả gia tộc, mang lại niềm tự hào cho gia đình vì phải hiếm lắm mới có được cơ hội trở thành “Tướng Bà”, được đưa rước trong ngày hội lớn đầu năm tại Sóc Sơn.
Video đang HOT
Công tác chuẩn bị cho lễ rước được thôn tiến hành từ đầu tháng Chạp. Kiệu rước cũng đầy đủ hoa quả, oản, chuối. Trước khi khởi hành, khách tham dự dâng tiền lên “Tướng Bà” một phần và phần khác nhờ “Tướng Bà” dâng lên Đức Thánh Gióng.
Lễ rước Tướng Bà được chuẩn bị vô cùng chu đáo trước khi khởi hành.
3. Vì sao phải bảo vệ Tướng Bà?
Những năm trước, Nghi lễ quan trọng nhất là phần dâng hoa tre, dâng trầu cau lên đền thờ Thánh Gióng. Được biết, sau khi rước hoa tre và trầu cau, hai lễ sẽ được rước xuống đền Hạ và đền Mẫu. Tại đây, sau phần lễ tạ sẽ có nghi lễ tất lộc và xảy ra tình trạng “cướp lộc” sứt đầu mẻ trán.
Để đề phòng tình trạng “cướp lộc” tái diễn tạo nên những tình huống phản cảm, năm nay, BTC quyết định chỉ hạ một phần lộc hoa tre và trầu cau đưa xuống đền Hạ và đền Mẫu lễ tạ, còn lại đưa vào hậu cung đền Thượng chờ phát lộc.
Lễ rước lộc Hoa Tre bị lược bớt, thay vào đó sẽ tập trung vào kiệu rước chở “Tướng Bà” được đưa từ đình làng Yên Tàng (xã Bắc Phú) về đến đền Thượng. Đoàn rước kiệu “Tướng Bà” gồm các cụ cao tuổi, cán bộ đoàn thể trong xã và 12 thanh niên trên 18 tuổi bảo vệ kiệu.
Hình ảnh của kiệu rước giò hoa tre, một trong tám lễ vật được cung tiến. Những năm trước, tình trạng chen lấn, xô đẩy, tranh cướp diễn ra khiến hình ảnh lễ hội bị ảnh hưởng
Năm nay, tình trạng chen lấn, xô đẩy đã không còn nhờ những đổi mới trong cách tổ chức lễ hội của BTC.
Có thể thấy, công tác chuẩn bị cho lễ rước Tướng Bà là vô cùng nghiêm ngặt, đề phòng tình trạng Tướng Bà bị bắt cóc để đòi tiền chuộc như nhiều người dân nói. Theo lời người dân chia sẻ, những đoàn khác “bắt cóc” Tướng Bà để lấy lộc, và lộc ở đây chính là tiền chuộc mà người nhà và làng đem ra trả.
Họ cho rằng việc để Tướng Bà bị bắt đi là không may mắn, đâu chỉ gia đình hay cả xã phải chung tiền chuộc lại mà việc này xảy tới còn coi như bị xui xẻo cả năm.
Ngoài ra, công tác bảo vệ Tướng Bà được chú trọng sẽ giúp hạn chế tình trạng xô đẩy, chen lấn hòng chạm được tới Tướng Bà hay kiệu rước để… “lấy may”.
Chỉ một cái nắm tay thôi cũng đủ để du khách cảm thấy may mắn rồi. Bởi vậy, việc bảo vệ phải làm gắt gao hơn hòng đề phòng việc nhiều người chen lấn, xô đẩy tiếp cận gần kiệu rước tạo nên những hình ảnh phản cảm.
Sau khi hoàn thành lễ rước, cô bé đóng vai Tướng Bà vẫn được bảo vệ rất nghiêm ngặt. Theo người dân nơi đây, những năm trước đây đã xảy ra hiện tượng cướp “Tướng Bà” và đòi tiền chuộc nên năm nay mọi thứ được làm kỹ càng hơn.
Cũng nhờ công tác bảo vệ chu đáo mà năm nay, Hội Gióng Sóc Sơn đã không còn tình trạng chen lấn, tranh cướp lộc phản cảm.
4. Kết
Nhờ công tác chuẩn bị chu đáo, bảo vệ nghiêm ngặt mà năm nay, Hội Gióng Sóc Sơn đã không còn cảnh tranh cướp lộc phản cảm. Những hình ảnh Tướng Bà bị du khách bao vây gây ra tình trạng lộn xộn hay nỗi lo bị “bắt cóc” cũng không còn nữa. Hi vọng trong 2 ngày còn lại, lễ hội sẽ diễn ra suôn sẻ, trật tự, để Hội Gióng Sóc Sơn 2019 sẽ lưu giữ lại những hình ảnh đẹp nhất trong lòng du khách thập phương.
Theo Thể Thao Văn Hóa
Nghi can cứa cổ tài xế taxi ở Mỹ Đình trốn ở đâu khi bị bắt?
Tối qua (3.2), Cục Cảnh sát Hình sự (Bộ Công an) đã phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ của Công an TP.Hà Nội, Công an quận Nam Từ Liêm bắt giữ nghi can đã giết chết tài xế taxi trước cổng phụ sân vận động Mỹ Đình.
Cụ thể, vào thời gian nêu trên, Cục Cảnh sát Hình sự (Bộ Công an), Phòng Cảnh sát Hình sự (Công an thành phố Hà Nội), Đội Cảnh sát Hình sự (Công an quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) bắt giữ đối tượng Nguyễn Cảnh An (SN 16.8.1999, trú tại xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An), nghi can trọng vụ sát hại lái xe Hãng taxi Linh Anh vào tối 29.1.
Thời điểm bị bắt, An đang lẩn trốn tại tỉnh Hòa Bình. Cơ quan chức năng đã khẩn trương triển khai các biện pháp nghiệp vụ để làm rõ vụ án nghiêm trọng.
Trước đó, như Dân Việt đã đưa tin, vào khoảng 19h45 ngày 29.1, tại khu vực quảng trường sân vận động Mỹ Đình lái xe taxi Nguyễn Văn Duy mở cửa chạy 4-5 bước thì ngã gục xuống đất, tử vong tại chỗ. Vào lúc này, trên xe có hai người nhưng đã nhanh chóng rời khỏi hiện trường.
Giết chết tài xế Duy, sau khoảng thời gian trốn chạy, nghi can An đã bị bắt khi đang lẩn trốn ở Hoà Bình.
Được biết, lái xe Nguyễn Văn Duy điều khiển xe ô tô mang BKS 30A-90937 thuộc hãng taxi Linh Anh. Hiện tại, lực lượng chức năng đang khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ việc.
Theo đồng nghiệp của nạn nhân, anh Duy mới lập gia đình năm ngoái, hai vợ chồng đã có một con nhỏ.
Liên quan đến sự việc lái xe taxi nghi bị sát hại tại khu vực sân vận động Mỹ Đình (giáp ranh giữa phường Phú Đô và Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội), tối 29.1, đại diện hãng taxi Linh Anh xác nhận sự việc lái xe của hãng tử vong tại khu vực sân vận động Mỹ Đình.
An bị bắt khi đang lẩn trốn tại Hoà Bình.
Vị đại diện hãng taxi cho hay, theo thông tin từ định vị GPS, lái xe Nguyễn Văn Duy (SN 1993) đón khách từ Trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật Đa ngành Sóc Sơn (gần khu công nghiệp Nội Bài, Sóc Sơn, Hà Nội).
Sau đó, anh Duy trả khách ở đường Nguyễn Hoàng giao với Phạm Hùng (Nam Từ Liêm, Hà Nội). Dừng tại đây 2 phút, anh Duy di chuyển xe ra khu vực sân vận động Mỹ Đình thì xảy ra sự việc.
Ở quê nhà, khi xảy ra sự việc đau lòng, tài xế Duy hiện đang còn bố mẹ và vợ con. Đau lòng, vợ nạn nhân hiện đang mang bầu em bé thứ 2 khoảng 5 tháng. Hiện gánh nặng đang đè nặng lên vai người quả phụ trẻ này.
Theo Danviet
Hé lộ nhân thân hung thủ cứa cổ tài xế taxi tại Mỹ Đình Hung thủ cứa cổ tài xế taxi dã man tại cổng phụ sân vận động Mỹ Đình vừa bị bắt. Theo nguồn tin của PV báo Người ĐưaTin, hung thủ này sinh năm 1999. Theo một nguồn tin riêng của PV, công an quận Nam Từ Liêm vừa bắt được hung thủ sát hại tài xế taxi cạnh sân vận động Mỹ Đình...