Hội giảng – “sân chơi” bổ ích cho giáo viên dạy nghề
Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp các cấp được tổ chức thường niên đã trở thành “sân chơi” bổ ích, thiết thực để các nhà giáo “tỏa sáng”, “phô diễn” tài năng, trí tuệ, bản lĩnh, lòng yêu nghề; giao lưu, học hỏi kinh nghiệm…
Từ đó nâng cao hiệu quả giảng dạy trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, góp phần đào tạo nguồn lao động chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập.
Thầy giáo Đặng Văn Cường (người đứng giữa) trong giờ lên lớp.
Thầy giáo Đặng Văn Cường, giảng viên nghề điện công nghiệp Trường Cao đẳng Nghề số 4 – Bộ Quốc phòng tại Thanh Hóa, người từng đạt nhiều giải thưởng tại các hội thi, hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, chia sẻ: Mỗi cuộc thi là một cơ hội lớn để bản thân được trải nghiệm, học tập, nghiên cứu. Và lần nào cũng vậy, tôi đều cố gắng, nỗ lực hết mình. Trước tiên là lựa chọn nội dung bài giảng phù hợp, trên cơ sở đó xây dựng ý đồ sư phạm, soạn giáo án, đặc biệt là khâu thiết kế, gia công mô hình học cụ phục vụ bài giảng, để bảo đảm bài giảng vừa chuẩn kiến thức kỹ năng, vừa đúng phương pháp, lại phải hay, sáng tạo và phong phú… Cứ thế tích lũy thêm kiến thức mang tính xu thế mới để tránh bị tụt hậu, trì trệ. Không những thế, hội giảng còn tạo cơ hội để chúng tôi được cọ xát, có thêm kinh nghiệm, kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là kỹ thuật, kỹ năng giảng dạy.
Thầy Cường tâm sự “Giáo viên đi thi đều lo lắng và có cả nỗi niềm! Nhưng nếu không có các cuộc thi, không bắt mình thử sức, cố gắng thì làm sao tiến bộ được về chuyên môn nghiệp vụ. Đạt giải nhất tại hội giảng nhà giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2021 là động lực, niềm tin để tôi tiếp tục học hỏi, trau dồi, rút kinh nghiệm, tiếp tục giữ vững và phát huy để cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao”.
Video đang HOT
Là giáo viên giảng dạy nghề công nghệ hàn tại Trường Trung cấp Nghề Nga Sơn, người vừa đạt giải 3 tại hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2021, thầy Phạm Văn Trọng, chia sẻ: Do yêu nghề, tâm huyết với nghề nên bản thân luôn cố gắng học tập, trau dồi nâng cao kiến thức để truyền đạt lại cho các em học sinh. Vinh dự được tham gia hội giảng chính là cơ hội tốt, bổ ích, rất tự hào song cũng là một thử thách lớn với bản thân. Do đó tôi đã đầu tư thời gian, trí tuệ, xây dựng giáo án và tranh thủ ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để hoàn thiện. Điểm nhấn trong bài giảng của tôi là sử dụng phương pháp tích hợp trong giảng dạy, giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ và tiếp thu được nhiều kiến thức hơn so với phương pháp giảng dạy trước đây. Qua hội giảng tôi học hỏi được nhiều kiến thức, phương pháp giảng dạy mới từ các đồng nghiệp xuất sắc trong toàn quốc…
Cũng tham gia hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2021 và đạt giải 3 nghề may, cô giáo Lê Thị Xinh, giáo viên Trường Cao đẳng Nghề Nghi Sơn, cho biết: Tham gia “sân chơi” nghề nghiệp cấp quốc gia chính là một trải nghiệm thú vị, để cọ xát, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp ở các địa phương. Từ đó có sự đổi mới trong phương pháp truyền đạt nhằm thu hút, tạo sự hứng thú, phát hiện tính sáng tạo, tương tác của học sinh. Nếu không có sự đầu tư, đổi mới mà cứ dạy theo mô tuýp có sẵn của năm cũ sẽ khó để đào tạo ra lực lượng lao động có chất lượng.
Theo ông Nguyễn Quang Huy, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp các cấp là cơ hội thể hiện sự gương mẫu, sáng tạo, đổi mới, vượt khó của các thầy, cô giáo, cũng như giữ ngọn lửa nhiệt tình, đam mê nghề nghiệp, chia sẻ cách làm hay, kinh nghiệm quý trong quá trình giảng dạy. Đây cũng là một “sân chơi” bổ ích trong đào tạo nghề nghiệp theo hướng mở linh hoạt, tập trung, sát thực tiễn, góp phần hiệu quả đáp ứng nhu cầu cung – cầu thị trường lao động. Đây cũng là dịp để tôn vinh các nhà giáo có nhiều đóng góp quý báu cho sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp. Đặc biệt, tại hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2021 vừa diễn ra, tỉnh có 12 giáo viên tham gia và đều đạt giải. Trong đó có 1 giải nhất, 2 giải ba và 9 giải khuyến khích, là hội giảng mà đoàn Thanh Hóa đạt được nhiều giải thưởng nhất từ trước đến nay.
Màn pha chế 'bốc lửa' giúp thầy giáo 9X giành giải Nhất toàn quốc
Nhận được số điểm 90.3/100 với bài giảng về "Pha chế cocktail Flaming Lamborghini", anh Trương Trí Thông đã giành giải Nhất tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề toàn quốc năm 2021.
Màn pha chế 'bốc lửa' của thầy giáo Kiên Giang tại Hội giảng Nhà giáo giáo dục toàn quốc năm 2021
Anh Trương Trí Thông sinh năm 1994, hiện công tác tại khoa Du lịch, Trường Cao đẳng Kiên Giang. Trong một chuyến đi thực tập khi đang theo học ngành Du lịch, Trường Đại học Cần Thơ, anh Thông bắt đầu để ý đến nghề pha chế.
"Mình rất thích thú khi nhìn thấy người pha chế tung hứng cốc điêu luyện, tạo ra những ly rượu đẹp mắt và có hương vị đặc biệt. Thời đại học mình tranh thủ đi học thêm về nghề pha chế và phụ việc tại các cửa hàng", anh Thông chia sẻ.
Tốt nghiệp thủ khoa năm 2018, anh Thông đi làm pha chế tại một khách sạn nổi tiếng ở Cần Thơ. Nhưng một cơ duyên khác lại đến, cuối năm 2018 anh Thông nộp hồ sơ ứng tuyển vị trí giảng viên của Trường Cao đẳng nghề Kiên Giang và được lựa chọn. Kể từ đó đến nay anh gắn bó với nghề giáo, phụ trách giảng dạy 2 môn nghiệp vụ nhà hàng và nghiệp vụ pha chế.
"Thời gian đầu giảng dạy mình gặp vài khó khăn về tác phong sư phạm. Nhưng nhờ thầy cô trong khoa hướng dẫn nhiệt tình và đi học thêm các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ nên mình nhanh chóng khắc phục được".
Theo anh Thông, dạy nghề có đặc thù là thực hành nhiều nên giáo viên phải sát sao, chỉ dẫn học sinh từng bước. Tại lớp thực hành, anh kết hợp mô phỏng quầy pha chế để học sinh nhập vai như một nhân viên.
Ngoài ra anh Thông còn lồng ghép chia sẻ thêm những trải nghiệm cá nhân trong nghề, nói về tình huống có thể xảy ra khi đi làm và cách xử lý như thế nào. Anh cho biết, chương trình học nghề pha chế sẽ chia thành các cấp độ từ cơ bản tới nâng cao và để đạt trình độ kỹ thuật cao đòi hỏi học sinh cần sự đam mê và chăm chỉ luyện tập.
Anh Thông tâm niệm là người giáo viên dạy nghề không chỉ truyền nghề mà truyền cả đam mê để tiếp thêm cho học sinh động lực theo đuổi đến cùng và đạt được nhiều thành công khác.
Nhắc về kỷ niệm đặc biệt nhất trong suốt thời gian đi dạy, anh Thông cho hay: "Lớp trung cấp đầu tiên mình giảng chỉ vỏn vẹn 10 học sinh nhưng các em rất ngoan và tiếp thu nhanh, có nhiều bạn tiềm năng. Vừa tốt nghiệp các em đều thông báo đã tìm được công việc yêu thích và ổn định".
Tại trường, anh Thông còn được biết đến là một giảng viên trẻ năng nổ trong hoạt động ngoại khoá và tham gia nhiều dự án nghiên cứu khoa học, đạt thành tích cao nhất trong Hội giảng nhà giáo giáo viên nghề nghiệp cấp trường. Đồng thời, anh cũng vinh dự mang về giải Nhất duy nhất trong 7 giáo viên đại diện cho tỉnh Kiên Giang tham gia Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2021.
Nói về lý do chọn bài giảng "Pha chế cocktail Flaming Lamborghini" dự thi, anh Thông cho biết: "Đây là một kỹ năng khó nhất trong pha chế nhưng thể hiện được sự đẳng cấp và mang tới trải nghiệm thú vị cho khách hàng. Đặc biệt nhất ở phần kết hợp giữa kỹ thuật xếp tháp ly và rót rượu đang cháy tạo nên màn biểu diễn bốc lửa, bắt mắt".
Thầy giáo trẻ giành giải Nhất hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc 31 tuổi, còn khá trẻ về cả tuổi đời và tuổi nghề, nhưng thầy Nguyễn Thanh Thảo, giảng viên Nghề chế tạo khuôn mẫu, Khoa Cơ khí, Trường CĐ Kỹ thuật Công nghệ BR-VT đã trở thành nhà giáo giáo dục nghề nghiệp đầu tiên của tỉnh giành giải Nhất hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc ngay trong lần...