Hội đồng trường – khâu đột phá trong tự chủ đại học
Trao quyền tự chủ đại học là việc đương nhiên trên thế giới, hợp với lẽ tự nhiên và hợp với xu thế quốc tế. Việc trao quyền tự chủ cho các cơ sở GD đại học phải gắn liền với sự hình thành hội đồng trường và xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản.
Đây là một đột phá trong đổi mới GD đại học theo hướng hội nhập. Đó là chia sẻ của TS Dương Đức Hùng , Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Hải Phòng tại Hội nghị góp ý Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật GD đại học.
Ảnh minh họa
Tiếp cận xu hướng quốc tế
Theo ông Dương Đức Hùng, sửa đổi Luật GD là khâu đột phá để GD đại học Việt Nam hòa nhập thế giới. Phải khẳng định tự chủ là câu chuyện vốn thuộc thuộc tính của đại học, việc này hợp với lẽ tự nhiên.
Từ thời xa xưa, bản chất đại học đã tự chủ. Chính vì sự tự chủ về học thuật và tự chủ về nhân sự thì đại học mới phát triển như hiện nay. Nếu không có tự chủ thì GD đại học ở các nước không thể phát triển như hiện nay.
Video đang HOT
TS Dương Đức Hùng phát biểu góp ý cho dự thảo Luật GD
Ông Dương Đức Hùng cho rằng, trao quyền tự chủ đại học là việc đương nhiên trên thế giới, hợp với lẽ tự nhiên và hợp với xu thế quốc tế. Ông đưa ra so sánh tự chủ cũng giống như trong gia đình, nếu như trong gia đình bố mẹ bao cấp hết thì con không thể lớn được.
Tuy nhiên, khi tự chủ, nghĩa là chủ quản cả hình thức và nội dung. Ở nước ngoài, trường đại học là một thực thể độc lập, nó đứng trên danh nghĩa là trường đại học và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Luật sửa đổi GD đại học của chúng ta đang tiếp cận gần với việc đó.
Nâng cao thực quyền hội đồng trường
So với bản dự thảo trước đây, dự thảo Luật GDĐH sửa đổi lần này có nhiều bổ sung: Mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả vấn đề tự chủ; đổi mới quản trị ĐH (nâng cao thực quyền hội đồng trường – HĐT).
Theo ông Dương Đức Hùng, trong đổi mới quản trị có nói đến thực quyền của HĐT. HĐT là người đại diện cho chủ sở hữu cộng đồng nên phải là tổ chức quyền lực cao nhất của trường đại học, phải có nhiều thành viên đại diện cho các nhóm lợi ích liên quan và làm việc theo nguyên tắc đưa ra các nghị quyết tập thể. Khi tự chủ thì vai trò của bộ chủ quản rất quan trọng.
Ông Hùng cho biết, quy định về thành viên của HĐT (điều 16 mục 3) là một đột phá trong đổi mới GD theo hướng hội nhập. HĐT của các trường đại học trong thời gian vừa qua rất hình thức. Các HĐT đang thành lập hiện nay là bộ máy quản lý mở rộng, bản chất là cánh tay nối dài của hiệu trưởng nên làm cho việc quản trị chồng chéo khiến cho sự tồn tại HĐT là hữu danh vô thực. Nếu một tổ chức sinh ra không có thực quyền thì sẽ cản trở sự phát triển. Cần tách quản lý ra khỏi quản trị để đảm bảo tính thực quyền của trường ĐH.
Theo quy định hiện nay, hiệu trưởng là người đứng ra thành lập HĐT. Vậy thì, “hiệu trưởng sẽ tìm những người là người của mình, đưa toàn bộ bộ phận quản lý của mình vào, biến HĐT thành một bộ máy quản lý mở rộng”.
Do đó, ông Hùng đề xuất, Chủ tịch HĐT cần phải là do cơ quan cấp trên thành lập, đưa ra tranh cử và bầu trực tiếp.
Đối với HĐT của các nước trên thế giới, nếu có thành phần của người học tham gia thì cấp trên mà ra quyết định công nhận HĐT thì sẽ không công nhận thành viên là người học, vì thành viên là người học được bầu chọn hàng năm. Thành phần này cần thay đổi hàng năm đảm bảo HĐT hoạt động liên tục, không thể thiếu vai trò của người học.
Đưa tín dụng sinh viên vào Luật là việc làm cần thiết
Góp ý cho dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, ông Dương Đức Hùng cho rằng, khi tự chủ đại học, học phí sẽ tăng. Nếu với học phí như hiện nay rất khó nâng cao chất lượng một cách rõ rệt. Vì thế, đưa vay vốn tín dụng sinh viên là rất quan trọng.
“Có thể nói, đưa tín dụng sinh viên trong Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học là việc làm cần thiết đảm bảo tiếp cận giáo dục đại học cho tất cả mọi đối tượng.”
TS Dương Đức Hùng chia sẻ
Vấn đề miễn học phí cho sinh viên không còn phù hợp nữa. Chẳng hạn như miễn học phí cho sinh viên sư phạm, nhưng khi ra trường họ đều không tìm được việc làm. Vì thế, việc thu hút người giỏi hay người không giỏi chủ yếu phụ thuộc vào việc làm, vị trí việc làm sau tốt nghiệp. Học phí chiếm một vị trí rất nhỏ trong tổng chi phí của quá trình học. Với những sinh viên nghèo được vay vốn tín dụng, đại học là một kênh đầu tư hiệu quả cho tương lai.
Tín dụng sinh viên cho vay một mức độ nào đó để đảm bảo khi ra trường sinh viên có thể hoàn trả. Nếu cảm thấy đây là kênh đầu tư để sau này ra trường họ có một vị trí việc làm tốt thì họ phải đầu tư vay tín dụng. Các nước trên thế giới đã giải quyết vấn đề này bằng cách phát triển quỹ tín dụng sinh viên, tăng tỷ lệ đại học tư thục. Sinh viên có thể vay tiền đi học đến 10 – 20 năm sau trả dần.
Theo Giáo dục Thời đại
Bỏ bộ chủ quản để 'giải phóng' trường ĐH
Tại diễn đàn Tự chủ trong giáo dục ĐH do Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật VN tổ chức hôm qua (21.9), các chuyên gia cho rằng chừng nào còn duy trì bộ chủ quản thì trường ĐH vẫn chưa thể được 'giải phóng', cho nên tự chủ sẽ vẫn chỉ mang tính hình thức.
Trường ĐH Kinh tế TP.HCM sẽ rời khỏi cơ quan chủ quản là Bộ GD-ĐT/ ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Theo các chuyên gia, những vướng mắc chính trong tự chủ giáo dục ĐH hiện nay là tồn tại song song những mâu thuẫn trong các chính sách phát triển, cả về quan điểm lẫn việc triển khai. Chẳng hạn, trong các đợt thí điểm tự chủ ĐH mà gần đây nhất là 23 trường được thực hiện thí điểm theo Nghị quyết 77 của Thủ tướng Chính phủ, thì thực tế tự chủ là "tự túc" trong vấn đề tài chính. TS Lê Viết Khuyến, Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ VN, nói: "Gần đây Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đã bày tỏ quan điểm về vấn đề này một cách đúng đắn rằng tự chủ không có nghĩa là nhà nước không cấp tiền nữa. Nhưng trên thực tế quan điểm này mới chỉ dừng lại ở lời nói mà chưa thể hiện trên các văn bản pháp quy".
GS Vũ Minh Giang, nguyên Phó giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, cho rằng nếu hiểu tự chủ là "khoán trắng", bắt các trường ĐH tự lo mà kiếm tiền là không đúng, bởi trên thế giới, kể cả các trường tư (chẳng hạn như ĐH Harvard) vẫn được nhà nước đầu tư. Vì thế vai trò của nhà nước đối với phát triển giáo dục ĐH không chỉ là quản lý nhà nước, kiểm tra giám sát mà còn là cung cấp nguồn lực. Tuy nhiên, theo GS Giang, đầu tư cần phải có trọng điểm.
Về hội đồng trường, theo GS Lâm Quang Thiệp, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, tuy số lượng trường ĐH có hội đồng trường hiện đã tăng lên đáng kể nhưng cũng còn rất nhiều vấn đề, chẳng hạn vị thế của chủ tịch phần lớn thấp hơn hiệu trưởng, cơ chế "bộ chủ quản" và "trường trực thuộc" đã vô hiệu hóa tác dụng của hội đồng trường. Trong tiến trình đổi mới giáo dục ĐH, cơ chế quản lý theo mô hình "bộ chủ quản" đã được cải tiến dần nhưng hai lĩnh vực quan trọng nhất vẫn nằm trong tay bộ chủ quản là tài chính và nhân sự. Mặc dù trong một nghị quyết ban hành năm 2016 của Chính phủ cũng đã yêu cầu giảm mạnh sự can thiệp hành chính của các cơ quan chủ quản đối với hoạt động của các trường ĐH, tiến tới xóa bỏ cơ chế chủ quản, tuy nhiên các ý tưởng này cần được thể chế hóa và đưa vào luật Giáo dục ĐH sửa đổi.
Còn TS Lê Viết Khuyến cho rằng việc thành lập hội đồng trường cần thực chất chứ không nên đua theo phong trào như hiện nay. Để ĐH thực sự được tự chủ thì trước hết ĐH cần được giải phóng khỏi bộ chủ quản, lúc bấy giờ mới cần có hội đồng trường. Việc vẫn tồn tại bộ chủ quản sẽ làm các hội đồng trường đã thành lập hoạt động rất khó khăn, mang tính hình thức và buộc phải chuyển dần qua chức năng tư vấn.
Theo Thanh niên
Bảo đảm không gian phát triển bình đẳng cho mọi đại học Ngày 7/9, hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách đã thảo luận về dự thảo luật sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học, dự kiến thông qua kỳ họp thứ 6. Dự hội nghị còn có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, lãnh đạo...